Hướng dẫn giải nhanh sinh học 11 KNTT bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn sinh học 11 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Thức ăn sau khi ăn vào sẽ được cơ thể người tiêu hóa, hấp thụ và sử dụng như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Thức ăn sẽ được các enzyme phân giải thành các chất dinh dưỡng dưới dạng phân tử nhỏ và được hấp thụ vào máu. Chất dinh dưỡng theo dòng máu di chuyển đến các mô và cơ quan để cung cấp nguyên liệu cho các tế bào hoạt động.

I. QUÁ TRÌNH DINH DƯỠNG

Câu 1: Điền tên một số loài động vật: hàu, sò, rệp, nhện, ong, thằn lằn, cá chép, cá voi, đại bàng vào bảng kẻ trong vở và đánh dấu x vào kiểu lấy thức ăn tương ứng.

Hướng dẫn trả lời:

Loài

Kiểu lấy thức ăn

Ăn lọc

Ăn hút

Ăn thức ăn rắn kích cỡ khác nhau

Hàu

x

  

x

  
Rệp 

x

 
Nhện 

x

 
Ong 

x

 
Thằn lằn  

x

Cá chép  

x

Cá voi  

x

Đại bàng  

x

Câu 2: Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.

Hướng dẫn trả lời:

Giống nhau:

Tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào đều là 2 cơ chế tiêu hóa thức ăn.
Cả tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào đều có sự tham gia của các enzyme tiêu hóa.
Kết quả của quá trình tiêu hóa đều là phân giải các chất phức tạp trong thức ăn thành các chất đơn giản.
Cả 2 hình thức tiêu hóa đều thực hiện chung mục đích giúp cơ thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Khác nhau:

 

Tiêu hóa nội bào

Tiêu hóa ngoại bào

Định nghĩa

Tiêu hóa nội bào là quá trình tiêu hóa trong đó sự phân giải vật chất thành các chất đơn giản diễn ra ngay bên trong tế bào nhờ không bào tiêu hóa. 

Tiêu hóa ngoại bào là quá trình tiêu hóa trong đó sự phân giải vật chất thành các chất đơn giản diễn ra bên ngoài tế bào. 

Đối tượng

Vi khuẩn, nấm và động vật nguyên sinh.

Từ ngành ruột khoang, giun dẹp đến động vật có xương sống, chim, động vật có vú. 

Phương thức tiêu hóa

Tiêu hóa hóa học. 

Tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. 

Nơi xảy ra

Không bào tiêu hóa.

Bên ngoài tế bào, trong khoang túi hoặc trong ống tiêu hóa. 

Hoạt động nuốt thức ăn

Thực bào, màng tế bào lõm vào bao lấy thức ăn hình thành không bào tiêu hóa. 

Thức ăn được lấy vào qua miệng hoặc lỗ thông.

Cơ chế

Lysosome dung hợp với không bào tiêu hóa, đưa enzyme vào không bào để thủy phân các chất.

Các tế bào tuyến hoặc các tuyến tiết ra các enzyme tiêu hóa thủy phân trong lòng tiêu hóa ngoại bào. Các chất phức tạp được biến đổi thành các chất dinh dưỡng đơn giản.

Hình thức hấp thụ chất dinh dưỡng

Khuếch tán trong tế bào chất qua màng không bào tiêu hóa.

Hấp thụ vào máu và thông qua biểu mô ruột.

Bài tiết chất thải

Xuất bào.

Lỗ thông hoặc hậu môn.

Mức độ phức tạp 

Ít phức tạp.

Phức tạp hơn.

Thành phần trong hệ tiêu hóa

Không bào tiêu hóa lysosome.

Lỗ thông, xúc tua, tế bào tuyến, không bào tiêu hóa bằng túi tiêu hóa. Các cơ quan tiêu hóa miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn.

Câu 3: Cho biết tác dụng của tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học thức ăn trong ống tiêu hóa.

Hướng dẫn trả lời:

  • Tiêu hóa cơ học: Các nhu động của ruột non nhào trộn thức ăn với dịch tụy, dịch mật, dịch ruột, đẩy thức ăn dịch chuyển trong ruột non về phía ruột già.

  • Tiêu hóa hóa học: Các enzyme trong dịch tụy và dịch ruột thủy phân các chất phức tạp thành các chất đơn giản có thể hấp thụ được.

II. ỨNG DỤNG

Câu 1: Cần áp dụng chế độ ăn uống như thế nào để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể? Giải thích.

Hướng dẫn trả lời:

Cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng:

  • Đủ năng lượng: đảm bảo cung cấp đủ năng lượng mà cơ thể cần theo độ tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí.

  • Đủ các chất dinh dưỡng và khối lượng mỗi chất dinh dưỡng: Cơ thể người cần được cung cấp đủ 6 nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là những chất dinh dưỡng thiết yếu, đồng thời đảm bảo đủ khối lượng mỗi chất dinh dưỡng. 

Câu 2: Tìm hiểu qua tài liệu, internet, đồng thời tìm gặp bác sĩ hoặc những người có chuyên môn về dinh dưỡng hỏi về các bệnh tiêu hoá phổ biến, các bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng, sau đó kẻ và hoàn thành các bảng vào vở theo mẫu sau (trang 52):

Hướng dẫn trả lời:

Các bệnh tiêu hoá

Nguyên nhân

Cách phòng tránh

1. Viêm loét dạ dày

Vi khuẩn HP, thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm, stress, ăn uống và sinh hoạt không điều độ, các nguyên nhân tự miễn, do hóa chất ...

  • Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh có giờ giấc khoa học.

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

  • Hạn chế làm việc quá sức, luôn giữ cho tinh thần được thư giãn, giảm căng thẳng 

  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần 

2. Trào ngược dạ dày

Suy cơ thắt dưới thực quản, ứ đọng lại thức ăn tại dạ dày, áp lực ổ bụng tăng đột ngột, stress,  ăn uống không lành mạnh, yếu tố bẩm sinh

3. Bệnh trĩ

Ngồi lâu trên bồn cầu, tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính, giao hợp qua đường hậu môn, chế độ ăn ít chất xơ, bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.

4. Viêm đại tràng

Ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn, không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, chế độ sinh hoạt hằng ngày không lành mạnh

5. Sỏi thận

Uống ít nước; yếu tố bẩm sinh; bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, chấn thương nặng không thể đi lại mà chỉ nằm một chỗ; bị nhiễm trùng vùng sinh dục; chế độ ăn uống nhiều oxalate, canxi. 

 

Các bệnh học đường

Nguyên nhân

Cách phòng tránh

1. Bệnh cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là sự bất thường của cột sống bị cong về bên trái hoặc bên phải. Thường do ngồi học không đúng tư thế, mang cặp sách quá nặng, bàn học không đúng tiêu chuẩn gây áp lực lên cột sống khiến cột sống bị cong sang một bên.

  • Cách tốt nhất là ngồi học đúng tư thế. 

  • Bàn ghế phải có kích thước phù hợp với trẻ 

  • Ngoài ra cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý 

2. Tật khúc xạ mắt

Do ánh sáng không đủ, ngồi quá xa bảng.

  • Phòng học phải đảm bảo đủ nguồn sáng. 

  • Chú ý bổ sung thêm vitamin A cho trẻ

3. Bệnh răng miệng

Do ăn uống và vệ sinh không đúng cách 

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau bữa ăn. Thay bàn chải đánh răng 3 tháng 1 lần. Hạn chế cho trẻ em ăn đồ ngọt 

4. Bệnh nhiễm trùng đường tiểu

Vi trùng xâm nhập vào đường nước tiểu. 

Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh các cơ quan đường tiết niệu. Đặc biệt, trẻ em nên ăn chín, uống sôi, không nhịn đi vệ sinh.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Ở người, để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, cần phải đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn. Giải thích.

Hướng dẫn trả lời:

Mỗi loại thực phẩm sẽ chứa một số lượng chất dinh dưỡng nhất định. Vì vậy, để đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì cần đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn.

Câu 2: Vận dụng những hiểu biết về tiêu hoá, hãy đề xuất một số biện pháp giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, hoạt động hiệu quả.

Hướng dẫn trả lời:

  • Hạn chế thực phẩm đóng hộp

  • Bổ sung nhiều chất xơ và các chất lành mạnh

  • Uống đủ nước

  • Giữ tinh thần thoải mái

  • Xây dựng chế dộ dinh dưỡng và chế độ sống lành mạnh

Tìm kiếm google: Giải ngắn gọn Sinh học 11 kết nối bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật, Soạn ngắn Sinh học 11 KNTT bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 KNTT mới

PHẦN 3. SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net