Hướng dẫn giải chi tiết bài 34 Phát triển bền vững sách mới Sinh học 12 Cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Bệnh tan máu bẩm sinh do đột biến lặn ở gene a-globin hoặc b-globin gây ra. Trong thực tiễn, một số gia đình có bố mẹ bình thường, nhưng con sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Giải thích. Cần làm gì để hạn chế sự xuất hiện bệnh, tật di truyền ở thế hệ sau?
Bài làm chi tiết:
Trong thực tiễn, một số gia đình có bố mẹ bình thường, nhưng con sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh vì bệnh do gene lặn quy định, bố mẹ mang kiểu gene dị hợp nên có mang allele lặn gây bệnh truyền lại cho đời con.
Biện pháp hạn chế sự xuất hiện bệnh, tật di truyền ở thế hệ sau: sàng lọc di truyền trước sinh.
Câu 1: Quan sát hình 14.2, cho biết: Những người mắc bệnh mù màu có quan hệ huyết thống như thế nào?
Bài làm chi tiết:
Nhận xét: Những người mắc bệnh mù màu là các thành viên trong một gia đình.
Luyện tập: Khi nghiên cứu bệnh án của một bệnh nhân nam mắc bệnh mù màu, bác sĩ nhận thấy: Bệnh nhân này có bố, mẹ và hai chị gái không biểu hiện bệnh. Bệnh nhân nam này lập gia đình với người vợ không có biểu hiện bệnh, sinh ra một con trai mù màu và hai con gái không biểu hiện bệnh. Người con gái thứ nhất kết hôn với một người bị bệnh mù màu, sinh ra bốn người con (2 nam, 2 nữ) đều không biểu hiện bệnh. Người con gái thứ hai kết hôn và sinh ra được hai người con (1 nam, 1 nữ) đều biểu hiện bệnh mù màu.
Dựa vào hệ thống quy ước, hãy lập sơ đồ phả hệ của gia đình bệnh nhân mù màu trên.
Bài làm chi tiết:
Sơ đồ phả hệ:
Câu 2: Quan sát hình 14.3 và cho biết biến đổi nào của nhiễm sắc thể gây ra bệnh Down?
Bài làm chi tiết:
Đột biến thêm một NST số 21 gây bệnh Down.
Câu 1: Lấy ví dụ một số bệnh, tật di truyền ở người. Con cái của cặp vợ chồng khoẻ mạnh có nguy cơ mắc bệnh, tật di truyền không? Vì sao?
Bài làm chi tiết:
Ví dụ: bệnh mù màu đỏ - lục, máu khó đông,...
Con cái của cặp vợ chồng khoẻ mạnh có nguy cơ mắc bệnh, tật di truyền vì gene gây bệnh có thể tồn tại trong cơ thể bố mẹ ở trạng thái dị hợp.
Câu 1: Quan sát hình 14.4 và cho biết có thể sửa chữa gene hỏng trong tế bào bằng cách nào.
Bài làm chi tiết:
Có thể sửa chữa gene hỏng trong tế bào bằng cách thay thế gene hỏng bằng gene lành, ức chế gene gây bệnh, chỉnh sửa gene hỏng và gây chết tế bào bệnh.
Câu 2: Quan sát hình 14.5 và mô tả sơ đồ quá trình sử dụng liệu pháp gene điều trị rối loạn suy giảm miễn dịch (SCID).
Bài làm chi tiết:
Tỉ lệ các cặp G – C và T – A trong phân tử DNA có ảnh hưởng đến độ bền vững của phân tử DNA.
Luyện tập:
Lấy thêm ví dụ về thành tựu của liệu pháp gene.
Vẽ sơ đồ tư duy các ứng dụng và thành tựu của liệu pháp gene.
Bài làm chi tiết:
Ví dụ về thành tựu của liệu pháp gene: kĩ thuật chỉnh sửa gene CRISPR - Cas được thử nghiệm giúp điều trị ung thư phổi.
Sơ đồ tư duy các ứng dụng và thành tựu của liệu pháp gene:
Giải thích tại sao trong Luật hôn nhân và gia đình có quy định không cho phép kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời.
Giải thích tại sao nên đến cơ sở tư vấn di truyền trước khi kết hôn và thực hiện sàng lọc trước sinh.
Bài làm chi tiết:
Luật hôn nhân và gia đình có quy định không cho phép kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời vì những người có cùng dòng máu trực hệ, có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời sẽ tăng tỉ lệ kiểu gene đồng hợp lặn gây các bệnh tật di truyền gây hại.
Nên đến cơ sở tư vấn di truyền trước khi kết hôn và thực hiện sàng lọc trước sinh để tránh sinh con mang các bệnh tật di truyền.
Giải sinh học 12 cánh diều, giải bài 14 Di truyền học người sinh học 12 cánh diều, giải sinh học 12 cánh diều bài 14 Di truyền học người