Giải chi tiết Sinh học 12 Cánh diều bài 15 Bằng chứng tiến hóa

Hướng dẫn giải chi tiết bài 34 Phát triển bền vững sách mới Sinh học 12 Cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

Mở đầu: 

Tại sao xác sinh vật, đặc điểm giải phẫu của sinh vật là những bằng chứng được sử dụng trong nghiên cứu tiến hoá?

Bài làm chi tiết:

Xác sinh vật, đặc điểm giải phẫu của sinh vật là những bằng chứng được sử dụng trong nghiên cứu tiến hoá do chúng cung cấp thông tin về lịch sử tiến hóa, mối quan hệ họ hàng giữa các sinh vật.

I. BẰNG CHỨNG HÓA THẠCH

Câu 1: Quan sát và cho biết đặc điểm chung của các hoá thạch trong hình 15.1 là gì?

Bài làm chi tiết:

Đó đều là dấu tích của các sinh vật để lại trong lớp địa chất của vỏ Trái Đất.

II. CÁC BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU HỌC SO SÁNH

Câu 1: Quan sát hình 15.3, cho biết điểm tương đồng trong hình thái và giải phẫu chi trước hoặc cánh của một số nhóm động vật. 

Bài làm chi tiết:

Điểm tương đồng: đều có cấu tạo chi trước giống nhau, gồm xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cổ tay, xương bàn tay, xương ngón tay.

Luyện tập: Lấy ví dụ một số cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hoá, hiện tượng lại tổ và cơ quan tương tự ở sinh vật.

Bài làm chi tiết:

Ví dụ: 

  • Cơ quan tương đồng: xương chi trước của chuột, xương cánh của chim và xương tay ở người.

  • Cơ quan thoái hóa: ruột thừa ở người là dấu vết của manh tràng ở động vật ăn cỏ.

  • Hiện tượng lại tổ: xuất hiện đuôi ở người. 

  • Cơ quan tương tự: cánh chim và cánh côn trùng.

III. BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ

Câu 1: Công nghệ DNA tái tổ hợp cho phép biến nạp gene insulin của người vào tế bào E. coli. Vì sao E. coli tái tổ hợp có thể tổng hợp được insulin của người?

Bài làm chi tiết:

E. coli tái tổ hợp có thể tổng hợp được insulin của người vì gene insulin của người đã được biến nạp tế bào E. coli.

Luyện tập: Đọc thông tin trong bảng 15.1, nhận xét mối quan hệ họ hàng giữa các loài thực vật sau đây:

Bài làm chi tiết:

  • Đu đủ, gừng, lúa và thông có mối quan hệ họ hàng với nhau.

  • Lúa và gừng có mối quan hệ gần gũi với nhau nhất, sau đó đến đu đủ và cuối cùng là thông.

Vận dụng: 

  • Phản ứng tổng hợp DNA trong ống nghiệm bằng kĩ thuật PCR được áp dụng nhằm khuếch đại (gia tăng số bản sao) một đoạn DNA hoặc một gene nghiên cứu. Người ta sử dụng một trình tự nucleotide mạch đơn bắt cặp bổ sung với mạch DNA khuôn, có vai trò là mồi cho phản ứng kéo dài mạch đơn polynucleotide. Dựa vào thông tin đã cho, hãy giải thích vì sao PCR sử dụng cùng trình tự mồi được áp dụng để nghiên cứu nguồn gốc tiến hoá giữa các loài (đơn vị phân loại).

  • Năm 2018, hoá thạch xác sư tử Sparta được phát hiện trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberi. Hãy suy luận ý nghĩa của hoá thạch này trong nghiên cứu tiến hoá.

Bài làm chi tiết:

  • PCR sử dụng cùng trình tự mồi được áp dụng để nghiên cứu nguồn gốc tiến hoá giữa các loài do với cùng một trình tự mồi, PCR sẽ khuếch đại các đoạn DNA có trình tự tương đồng với mồi, từ đó giúp so sánh các đoạn DNA tương đồng giữa các loài, xác định mối quan hệ họ hàng và nguồn gốc tiến hóa của chúng.

  • Ý nghĩa của hoá thạch sư tử trong nghiên cứu tiến hoá: cung cấp thông tin về quá khứ, góp phần cho công cuộc nghiên cứu sự tiến hóa của sư tử và bảo tồn sư tử hiện đại.

Tìm kiếm google:

Giải sinh học 12 cánh diều, giải bài 15 Bằng chứng tiến hóa sinh học 12 cánh diều, giải sinh học 12 cánh diều bài 15 Bằng chứng tiến hóa

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 12 Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com