Giải chi tiết Sinh học 12 Cánh diều bài 24 Chu trình sinh - địa - hoá và sinh quyển

Hướng dẫn giải chi tiết bài 24 Chu trình sinh - địa - hoá và sinh quyển sách mới Sinh học 12 Cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

Mở đầu: 

Sinh vật thường xuyên hấp thụ các chất dinh dưỡng vô cơ để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ. Giải thích tại sao các chất dinh dưỡng vô cơ không bị cạn kiệt mặc dù các chất này chỉ có một lượng giới hạn.

Bài làm chi tiết:

Các chất dinh dưỡng vô cơ không bị cạn kiệt mặc dù các chất này chỉ có một lượng giới hạn vì sau khi tổng hợp các chất hữu cơ và hoàn thành chu trình sống, sinh vật sau khi chết sẽ phân giải thành chất vô cơ quay trở lại môi trường tạo thành chu trình sinh - địa - hóa.

I. CHU TRÌNH SINH - ĐỊA - HÓA

Câu 1: Vẽ sơ đồ khái quát thể hiện quá trình trao đổi chất trong tự nhiên.

Bài làm chi tiết:

Sơ đồ:

Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

Câu 2: Quan sát hình 24.1 và trình bày chu trình nước.

Bài làm chi tiết:

Chu trình nước: Nước mưa rơi xuống mặt đất, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, một phần tích lũy trong ao, hồ, sông, suối,… Nước mưa quay trở lại bầu khí quyển dưới dạng nước thông qua hoạt động thoát hơi nước qua khí khổng của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất.

Câu 3: Quan sát hình 24.2 và trình bày khái quát chu trình carbon.

Bài làm chi tiết:

Carbon đi vào chu trình dưới dạng CO2. Thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua quá trình quang hợp, carbon trao đổi trong quần xã qua chuỗi và lưới thức ăn. Khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa carbon, sinh vật trả lại CO2 và nước cho môi trường. Carbon trở lại môi trường vô cơ qua các con đường hô hấp của động vật, thực vật, vi sinh vật; phân giải của sinh vật; sự đốt cháy nhiên liệu trong công nghiệp.

Câu 4: Nêu tên các dạng tồn tại và các quá trình chuyển hoá chủ yếu của nitrogen.

Bài làm chi tiết:

  • Nitrogen tồn tại ở hai dạng chính là dạng phân tử và dạng muối.

  • Các quá trình chuyển hóa chủ yếu: Khí nitrogen dược chuyển hoá thành các nitrogen oxide và ammonium bởi vi sinh vật cố định nitrogen, sản xuất phân bón hoặc quá trình lí hoá tự nhiên. Quá trình phản nitrate ở vi sinh vật tạo ra khí nitrogen quay trở lại khí quyển.

Luyện tập: 

  • Dựa vào chu trình carbon và chu trình nước, giải thích tại sao chặt phá rừng và đốt cháy nhiên liệu hoá thạch là một phần nguyên nhân của hiện tượng Trái Đất ấm lên dẫn tới xuất hiện các hiện tượng bất thường như lũ lụt, hạn hán.

  • Dựa vào chu trình nitrogen, hãy cho biết hiện tượng phì dưỡng ở các vực nước liên quan như thế nào đến các hoạt động của con người.

Bài làm chi tiết:

  • Chặt phá rừng làm giảm khí CO2 được cây hấp thụ, mất rừng phòng hộ gây lũ lụt, xói mòn đất; đốt cháy nhiên liệu hóa thạch làm tăng khí CO2 thải vào khí quyển, từ đó gây nên các hiện tượng bất thường.

  • Hiện tượng phì dưỡng ở các vực nước: do con người sản xuất một lượng lớn phân đạm từ khí nitrogen. Việc sử dụng phân đạm không hợp lí trong thời gian dài dẫn đến suy thoái đất nông nghiệp; lượng phân đạm dư thừa bị rửa trôi ra sông, hồ,... gây ra hiện tượng phì dưỡng và một phần NO3- thấm xuống tầng đất sâu hơn gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

II. SINH QUYỂN VÀ CÁC KHU SINH HỌC

Câu 1: Hãy giải thích tại sao Sinh quyển là tổ chức sống lớn nhất Trái Đất.

Bài làm chi tiết:

Vì sinh quyển bao gồm toàn bộ các hệ sinh thái trên Trái Đất, các hệ sinh thái có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua các nhân tố vô sinh hình thành nên hệ sinh thái lớn nhất là sinh quyển.

Câu 2: Nêu các tiêu chí để phân chia các khu sinh học.

Bài làm chi tiết:

  • Dựa vào thành phần sinh vật và đặc điểm của các nhân tố vô sinh, sinh quyển được chia thành nhiều khu sinh học khác nhau. Khu sinh học là một đơn vị địa sinh học bao gồm một quần xã sinh vật được hình thành tương ứng với các điều kiện môi trường vật lí (như cấu trúc đất, nước,....) và khí hậu. Các khu sinh học được chia thành khu sinh học trên cạn và khu sinh học dưới nước. Các khu sinh học trên cạn được phân chia chủ yếu dựa trên đặc trưng về thành phần thực vật và các yếu tố khí hậu.

  • Các khu sinh học dưới nước được phân chia chủ yếu dựa vào đặc điểm môi trường nước và các loài sinh vật.

Câu 3: Dựa vào thông tin trong hình 24.5, hãy dự đoán tầng nước nào ở đại dương có nhiều thực vật phù du sinh sống nhất.

Bài làm chi tiết:

Tầng đáy đại dương có nhiều sinh vật phù du sinh sống nhất.

Câu 4: Trình bày một số biện pháp bảo vệ sinh quyển và tài nguyên sinh học ở các khu sinh học.

Bài làm chi tiết:

Một số biện pháp bảo vệ sinh quyển và tài nguyên sinh học ở các khu sinh học:

  • Giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường và các loài sinh vật. 

  • Thành lập và nâng cao hiệu quả quản lí các khu bảo tồn để bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái. 

  • Khuyến khích các hoạt động giảm thiểu tác động đến môi trường như: không tiêu thụ, khai thác các loài sinh vật đang bị đe doạ tuyệt chủng; quản lí, giảm chất thải trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt,...

  • Hợp tác quốc tế để bảo vệ các loài sinh vật, các hệ sinh thái. 

Vận dụng: 

Bản thân em và gia đình đã làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh học ở địa phương.

Bài làm chi tiết:

Bản thân em và gia đình đã:

  • Tiết kiệm nước.

  • Không xả rác thải xuống sông, hồ.

  • Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng.

  • Quyên góp, ủng hộ các chiến dịch vì môi trường.

Tìm kiếm google:

Giải sinh học 12 cánh diều, giải bài 24 Chu trình sinh - địa - sinh học 12 cánh diều, giải sinh học 12 cánh diều bài 24 Chu trình sinh - địa -

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 12 Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com