Môi trường sống của con người trên hành tinh của chúng ta đang bị những tác động tiêu cực, làm ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trên Trái Đất. Các cá nhân, các quốc gia cần chung tay bảo vệ môi trường. Trong chiến lược phát triển của các quốc gia có các hành động nào để bảo vệ môi trường? Cá nhân và cộng đồng có vai trò gì và cần thực hiện các hành động thiết thực nào để bảo vệ môi trường?
Chiến lược phát triển của các quốc gia có các hành động để bảo vệ môi trường:
Cá nhân và cộng đồng có vai trò cực kì quan trọng, là chủ thể tác động trực tiếp đến môi trường. Mọi người cần yêu quí và bảo vệ môi trường sống bằng cả trái tim qua các hành động thiết thực: sử dụng các vật dụng sinh học, dễ phân hủy, tiết kiệm năng lượng, …
Câu hỏi 1. Môi trường có vai trò quan trọng như thế nào với đời sống con người?
Môi trường sống sẽ tạo ra không gian sống, cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo ra trong hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Môi trường sống có trong lành thì sức khỏe của con người mới được đảm bảo.
Câu hỏi 2. Môi trường sống của con người đang bị tác động tiêu cực như thế nào?
Môi trường sống của con người đang bị huỷ hoại nghiêm trọng mà nguyên nhân cũng bắt nguồn từ con người như khói bụi từ các khu công nghiệp, phương tiện giao thông, khai thác cạn kiệt khoáng sản.... gây ra sự nóng lên toàn câu và biến đổi khí hậu, gây ra hiện tượng băng tan ở Bắc Cực (Hình 7.4), Nam Cực, lũ lựt, hạn hán.
Câu hỏi 3. Tại sao các quốc gia cần quan tâm bảo vệ môi trường?
Các quốc gia cần quan tâm bảo vệ môi trường vì môi trường sống có trong lành thì sức khỏe con người mới được đảm bảo. Ngoài ra, bảo vệ môi trường còn là cơ sở có tính quyết định cho sự phát triển bền vững và là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của mỗi quốc gia, cộng đồng, cá nhân.
Câu hỏi 4. Để bảo vệ môi trường, các quốc gia cần phải làm gì?
Để bảo vệ môi trường, các quốc gia cần phải xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường: các kế hoạch, chương trình, biện pháp hành động cụ thể như:
Câu hỏi 5. Trong chiến lược phát triển quốc gia, Việt Nam đã có những chương trình, hành động cụ thể nào để bảo vệ môi trường?
Mục tiêu của Chiến lược là đến năm 2030 sẽ ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường, giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách, từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học. Nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, carbon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia xác định tầm nhìn đến năm 2050, môi trường Việt Nam có chất lượng tốt, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành và an toàn của nhân dân; đa dạng sinh học được gìn giữ, bảo tồn, bảo đảm cân bằng sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xã hội hài hoà với thiên nhiên, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, carbon thấp được hình thành và phát triển, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.
Các nhiệm vụ Chiến lược đề ra:
Câu hỏi 6. Quan sát biểu đồ Hình 7.7 và nhận xét về diện tích, độ che phủ rừng ở Việt Nam qua các năm và tác động của những chính sách của chính phủ trong việc bảo vệ rừng?
Diện tích và độ che phủ rừng trong giai đoạn từ năm 1943 – 1995 giảm dần do sự khai thác không kiểm soát của con người, tập quán du canh, du cư, tình trạng đốt nương làm rẫy, cháy rừng, …
Trong giai đoạn từ năm 1995 – 2019, diện tích và độ che phủ rừng tăng dần lên do chính phủ đã có những biện pháp tích cực trong việc bảo vệ rừng:
Hoạt động 1. Hãy tìm hiểu và thảo luận về ý nghĩa, sự cần thiết của các hoạt động bảo vệ môi trường như: Ngày nước Thế giới, Giờ Trái Đất, …
Ngày nước Thế giới (World Water Day - WWD)
Ý nghĩa: Là sự kiện được tổ chức nhằm thu hút sự chú ý của người dân trên khắp Trái Đất cũng như để tuyên truyền về tầm quan trọng của tài nguyên nước – đặc biệt là các nguồn nước sạch – và góp phần tăng cường quản lý bền vững nguồn tài nguyên quý giá này.
Giờ Trái Đất (Earth Hour – EH)
Ý nghĩa: Là sự kiện nhằm đề cao việc tiết kiệm nguồn điện năng, vì vậy có thể giúp giảm lượng khí thải dioxit cacbon, một trong những loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính, đồng thời thu hút sự chú ý của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. Chiến dịch này nhằm khẳng định quan điểm cho rằng mỗi cá nhân khi được nhân lên trên một diện rộng thì có thể giúp làm thay đổi được môi trường sống của chúng ta theo chiều hướng tích cực, rộng hơn nữa là chung tay góp sức để bảo vệ một địa cầu xanh.
Sự cần thiết của các hoạt động này: Giúp mọi người có ý thức trong việc bảo vệ môi trường – bảo vệ cuộc sống của chính con người.
Hoạt động 2. Đề xuất và lựa chọn phương án thực hiện vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường.
Đề xuất các phương án:
Hoạt động 3. Em đã có các hành động thiết thực nào để hưởng ứng các phong trào bảo vệ môi trường?
Một số hành động của em:
Câu hỏi 7. Tại sao cá nhân và cộng đồng có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường?
Cá nhân và cộng đồng có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường vì cá nhân và cộng đồng là chủ thể của các hoạt động. Cá nhân và cộng đồng có ý thức, cùng chung tay hành động thì môi trường sẽ được bảo vệ.
Câu hỏi 8. Những nguyên nhân gây ra tác hại đến môi trường sống ở khu dân cư, trường học là gì?
Những nguyên nhân gây ra tác hại đến môi trường sống ở khu dân cư, trường học là:
Câu hỏi 9. Cá nhân và cộng đồng cần có các hành động thiết thực nào để bảo vệ môi trường?
Những hành động thiết thực của cá nhân và cộng đồng để bảo vệ môi trường: