Năng lượng là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao.
Việt Nam đang sử dụng các nguồn năng lượng chính nào? Tác động của việc sử dụng năng lượng hiện nay đối với môi trường, kinh tế và khí hậu Việt Nam như thế nào?
Các nguồn năng lượng chính ở Việt Nam đang sử dụng hiện nay:
Tác động của việc sử dụng năng lượng hiện nay đối với môi trường, kinh tế và khí hậu Việt Nam:
Câu hỏi 1. Việt Nam đang khai thác các nguồn năng lượng nào?
Việt Nam đang khai thác các nguồn năng lượng:
Câu hỏi 2. Tiềm năng khai thác nguồn năng lượng của Việt Nam như thế nào?
Việt Nam có vị trí địa lý, đường bờ biển dài, đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa và nền kinh tế nông nghiệp, có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và đa dạng, cho nên có thể khai thác cho sản xuất năng lượng như thủy điện, điện gió, điện mặt trời, sinh khối, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học, ..
Tiềm năng khai thác điện gió:
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và bờ biển dài hơn 3.200 km, hơn nữa còn có cả gió mùa Tây Nam thổi vào mùa hè, tốc độ gió trung bình ở biển Đông Việt Nam khá mạnh. Vì vậy, nhờ vào vị trí địa lý mà tiềm năng về năng lượng gió ở Việt Nam là rất triển vọng. Việt Nam là nước có tiềm năng năng lượng gió tốt nhất trong 4 nước (Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam) với 39% lãnh thổ có tốc độ gió lớn hơn 6 m/s tại độ cao 65 m, tương đương với 513 GW. Đặc biệt, hơn 8% lãnh thổ, tương đương 112 GW được đánh giá là có tiềm năng năng lượng gió tốt.
Ước tính trên đất liền, Việt Nam có thể phát triển khoảng 30 GW điện gió. Cùng với tiềm năng điện gió ngoài khơi, chúng ta có thể phát triển khoảng 100 GW công suất điện gió.
Tiềm năng điện mặt trời:
Tiềm năng năng lượng mặt trời cũng được đánh giá cao khi Việt Nam là quốc gia có thời gian nắng nhiều trong năm với cường độ bức xạ lớn ở các khu vực miền Trung, miền Nam. Các tỉnh Tây Bắc (Lai Châu và Sơn La) số giờ nắng trong năm khoảng 1897 - 2102 giờ/năm. Các tỉnh phía Bắc còn lại và một số tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình khoảng 1400 - 1700 giờ/năm. Các tỉnh từ Huế vào miền Nam khoảng 1900 - 2700 giờ/năm.
Theo đánh giá, những vùng có số giờ nắng từ 1.800 giờ/năm trở lên thì được coi là có tiềm năng để khai thác sử dụng. Đối với Việt Nam, thì tiêu chí này phù hợp với nhiều vùng, nhất là các tỉnh phía Nam.
Tiềm năng thủy điện nhỏ:
Tiềm năng kinh tế - kỹ thuật thủy điện nước ta đã được xác định: Thủy điện vừa và lớn (khoảng 20 GW); thủy điện nhỏ (khoảng 6.000 - 7.000 MW.). Đến nay, chúng ta đã xây dựng được 19,7 GW thủy điện vừa và lớn, dự kiến giai đoạn 2020 - 2025 có thể xây dựng thêm khoảng 1,8 GW (bao gồm cả mở rộng các nhà máy hiện có). Với thủy điện nhỏ, dự kiến còn có thể xây dựng thêm khoảng 2,5 GW.
Có thể nói, tiềm năng phát triển thủy điện của Việt Nam đã gần cạn kiệt.
Tiềm năng khai thác dầu khí:
Nguồn dầu khí đã thăm dò, khảo sát của Việt Nam có trữ lượng tiềm năng khoảng trên 4 tỷ m3 dầu quy đổi và gần đây mở rộng tìm kiếm đã phát hiện một số mỏ mới cho phép gia tăng trữ lượng dầu khí của Việt Nam. Trong 5 năm (2006 - 2010) có 12 phát hiện dầu khí mới, gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 333 triệu tấn quy dầu, riêng năm 2010 có 7 phát hiện dầu khí mới, gia tăng trữ lượng đạt 43 triệu tấn quy dầu.
Tiềm năng khai thác than:
Tổng trữ lượng than Việt Nam được xác định khoảng 2,2 tỷ tấn, chủ yếu ở bể Đông Bắc, có thể khai thác trong khoảng 40 năm nữa (với mức khai thác như hiện tại).
Theo số liệu tính toán, khai thác than thương phẩm sẽ đạt khoảng 53 - 54,8 triệu tấn vào giai đoạn 2030 - 2035. Ngoài cấp cho sản xuất điện, than còn cung cấp cho các hộ tiêu thụ công nghiệp (như xi măng, hóa chất, thép...). Như vậy, khả năng nguồn cung than trong nước cho sản xuất điện chỉ đủ cho 14.000 MW nhiệt điện than hiện có, còn các nhà máy đang xây dựng đều phải dùng than trộn, hoặc than nhập khẩu.
Theo tính toán, trong trung và dài hạn, than trong nước chỉ cấp cho điện từ 35 đến dưới 40 triệu tấn/năm. Do đó, Việt Nam sẽ phải tăng cường nguồn than nhập khẩu. Năm 2019, chúng ta đã nhập khẩu 43,8 triệu tấn, trong đó cho phát điện khoảng 17 triệu tấn.
Tiềm năng khai thác nguồn năng lượng địa nhiệt:
Các chuyên gia, các nhà khoa học nhận định: Nghiên cứu địa nhiệt ở Việt Nam đã được quan tâm từ khá lâu, bắt đầu từ nghiên cứu các nguồn nước khoáng nóng trong các chương trình địa chất thủy văn với sự hợp tác với các chuyên gia đến từ Pháp, Mỹ, New Zealand, Italia… và gần đây là sự hỗ trợ của Nhật Bản trong nghiên cứu và lắp đặt hệ thống bơm địa nhiệt tầng nông. Qua các khảo sát nghiên cứu đánh giá, Việt Nam có tiềm năng địa nhiệt đáng kể và có thể phát triển các nhà máy điện địa nhiệt. Tiềm năng kỹ thuật khoảng 0,7 GW, phần lớn ở miền Bắc (0,4 GW).
Câu hỏi 3. Tại sao thông qua chỉ số tiêu dùng năng lượng bình quân theo đầu người, có thể phán đoán trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật và văn hóa của mỗi quốc gia?
Câu hỏi 4. Tại sao qua bản đồ chụp ban đêm từ vệ tinh cho thấy việc sử dụng năng lượng của các quốc gia?
Câu hỏi 5. Việt Nam đang khai thác những nguồn năng lượng nào nhiều nhất?
Việt Nam đang khai thác những nguồn năng lượng than, dầu thô, khí đốt nhiều nhất.
Câu hỏi 6. Tỉ lệ khai thác các dạng năng lượng cho thấy trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật của Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi 7. Tại sao nước biển dâng lại tác động đến Việt Nam lớn nhất trong các nước đưa ra ở Hình 8.9
Nước biển dâng lên tác động đến Việt Nam lớn nhất trong các nước đưa ra ở Hình 8,9 vì Việt Nam là nước có đường bờ biển dài.
Câu hỏi 8. Hãy nêu ra các tác động gây biến đổi khí hậu bởi các nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, phương tiện giao thông.
Nhu cầu năng lượng điện cho sản xuất và sinh hoạt ở các quốc gia và Việt Nam ngày càng tăng, nhiều nhà máy điện đuộc xây dựng, các phương tiện giao thông được sử dụng dẫn đến:
Hoạt động 1. Hãy thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
Việc sử dụng điện sinh hoạt quá mức như máy điều hoà, tủ lạnh tiêu tốn nhiều năng lượng. Theo nguyên lí của nhiệt động lực học, nhiệt được truyền tự nhiên từ nơi nóng sang nơi lạnh, không có quá trình truyền nhiệt tự nhiên theo hướng ngược lại. Các máy làm lạnh là thiết bị dùng để chuyển nhiệt lượng từ nơi lạnh sang nơi nóng nhờ sử dụng điện năng để nén và dãn nở khí làm nhiệt độ của nó tăng lên và truyền ra môi trường.
Vậy để sử dụng điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh một cách tiết kiệm điện thì cần bồ trí, lắp đặt ở nơi thoáng mát và sử dụng hợp lí.
Cần chọn bình nước nóng phù hợp với nhu cầu sử dụng vì: Bình nước nóng là thiết bị điện gia dụng cung cấp nguồn nước nóng dựa vào việc chuyển điện năng thành nhiệt năng khi cho dòng điện chạy qua dây đốt nóng. Lựa chọn và sử dụng bình nước nóng không hợp lí sẽ tiêu hao nhiều điện năng
Trong quá trình sử dụng điều hòa, tủ lạnh, bình nước nóng cần thực hiện các hành động sau đây để tiết kiệm điện:
Câu hỏi 9. Hãy nêu một số biện pháp tiết kiệm năng lượng khi sử dụng các thiết bị điện trong gia đình em.
Một số biện phát tiết kiện năng lượng khi sử dụng các thiết bị điện: