Giải chuyên đề học tập Vật lí 10 KNTT bài 9: Sơ lược về các chất gây ô nhiễm môi trường

Dưới đây là phần hướng dẫn giải chi tiết cụ thể cho bộ chuyên đè học tập vật lí 10 kết nối tri thức bài 9: Sơ lược về các chất gây ô nhiễm môi trường. Lời giải đưa ra ngắn gọn, cụ thể sẽ giúp ích cho em các em học tập ôn luyên kiến thức tốt, hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tư duy năng động sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo

Câu hỏi khởi động

Hằng ngày, trong sản xuất và sinh hoạt, con người thải ra môi trường các chất thải nguy hại đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đời sống của sinh vật, sức khỏe con người. Những chất nào có thể gây ô nhiễm môi trường?

Lời giải:

Các chất gây ô nhiễm môi trường:

  • Chất thải trong quá trình khai thác khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch.
  • Sự cố tràn dầu.
  • Rò rỉ khí ga.
  • Chất thải trong các phế phẩm, rác thải sinh hoạt.
  • Chất thải từ các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp.
  • Năng lượng hạt nhân.
  • Suy giảm tầng ozone.
Đề bài:

I. Các chất gây ô nhiễm môi trường trong nhiên liệu hóa thạch

II. Các chất gây ô nhiễm môi trường trong mưa acid

Câu hỏi 1. Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây mưa acid và các tác động tiêu cực đến môi trường.

Lời giải:

Mưa acid là hiện tượng mưa trong nước mưa có độ pH dưới 5,6 do lượng khí thải SO2 và NO2.

Có rất nhiều nguyên nhân gây mưa axid như quá trình sản xuất của con người, sự phun trào núi lửa hay các đám cháy,… Nhưng nguyên nhân chính vẫn là con người.

Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây mưa acid và các tác động tiêu cực đến môi trường.

Các tác động tiêu cực đến môi trường: Mưa acid ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng, nguồn nước và đất, làm chết côn trùng và thủy sinh, tróc sơn, ăn mòn các kết cấu thép của các công trình và phong hóa các toà nhà và tượng bằng đá cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Đề bài:

III. Năng lượng hạt nhân và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Câu hỏi 2. Hãy tìm hiểu những tác động của việc sử dụng năng lượng hạt nhân đến môi trường, nêu quan điểm ủng hộ hay phản đối về việc sử dụng năng lượng hạt nhân.

Lời giải:

Tác động của việc sử dụng năng lượng hạt nhân đến môi trường:

  • Ô nhiễm môi trường nước: Các chất phóng xạ có thể xuất phát từ lòng đất, đi qua các tầng khoáng chất mà ngấm vào nước ngầm hoặc từ các nhà máy hạt nhân và các vụ thử vũ khí hạt nhân xâm nhập vào và làm ô nhiễm môi trường nước. Điều này khiến cho các sinh vật sống tại khu vực ô nhiễm bị những dị tật vì sự huỷ hoại tế bào.
  • Ô nhiễm môi trường đất: Các chất phóng xạ khi ngấm vào đất sẽ được hấp thụ bởi cây trồng. Các sản phẩm nông nghiệp bị nhiễm xạ này đi vào cơ thể động vật, con người sẽ có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.
  • Ô nhiễm môi trường không khí: Xuất phát chủ yếu từ các vụ nổ hạt nhân hoặc sự cố nhà máy điện hạt nhân. Khi xảy ra sự cố hạt nhân, một lượng lớn chất phóng xạ (sản phẩm phân hạch) rò rỉ ra ngoài môi trường với nhiều loại như hai chất đặc biệt nguy hiểm đối với sức khoẻ con người là iodine-131 và cesium-137. Iod phóng xạ khi thoát ra ngoài làm nhiễm xạ bầu không khí, sau khi trở thành bụi lắng sẽ bị con người hít phải, dẫn đến ung thư tuyến giáp. Cesium-137 dễ di chuyển và khuếch tán trong không khí.  Khi tiếp xúc với lượng lớn cesium-137, chúng ta có thể bị  bỏng, nhiễm xạ cấp tính hoặc thậm chí tử vong. Cesium-137 tồn tại trong không khí đến 30 năm và không có thuốc chống nhiễm xạ. Ngoài ra, các hạt nhân radon-86 (chu kì bán rã 3,8 ngày) tồn tại dưới dạng khí, có thể đi theo các đứt gãy địa chất để đi vào trong các ngôi nhà và là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi nếu tích tụ với hàm lượng đủ lớn.

Quan điểm của cá nhân: Em phản đối về việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì nếu chúng ta không kiểm soát các lò phản ứng hạt nhân có thể gây ra các thảm họa cho con người, thảm họa về môi trường lâu dài. Thay vì sử dụng năng lượng hạt nhân chúng ta có thể sử dụng những nguồn năng lượng sạch như năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng nước, …

Đề bài:

IV. Suy giảm tầng Ozone

Câu hỏi 3. Hãy tìm hiểu các tác động sinh học bởi sự tăng cường tia cực tím do suy giảm tầng ozone. Cần có những hành động thiết thực nào để hạn chế sự giảm sút của tầng ozone?

Lời giải:

Suy giảm tầng ozôn gây ra một số hệ luỵ như:

  • Sự xâm nhập các tia cực tím vào trong Trái Đất làm gia tăng nhanh nhiệt độ của Trái Đất.
  • Đối với sinh vật: Gây ung thư da, hình thành khối u, các bện về mắt ở con người; hủy hoại sinh vật gây mất cân bằng hệ sinh thái.
  • Làm giảm chất lượng không khí gây ô nhiễm môi trường.

Những hành động thiết thực để hạn chế sự giảm sút của tầng ozone:

  • Chung tay bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh.
  • Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân như ô tô, xe máy, …
  • Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “Không có CFC”.
  • Hạn chế sử dụng các bao bì bằng xốp nhựa.
  • Hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, hạn chế sử dụng các loại khí gây thủng tầng Ozon trong các thiết bị, hoạt động sản xuất.
  • Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học
  • Sử dụng các sản phẩm sạch thân thiện môi trường
  • Xử lý nghiêm các khu công nghiệp, các nhà máy thải khí độc hại ra môi trường
  • Giáo dục và tuyên truyền cho mọi người để ngăn chặn xả các chất độc hại ra môi trường gây thủng tầng ozon.
Đề bài:

V. Sự biến đổi khí hậu

Câu hỏi 4. Hãy tìm hiểu sự biến đổi khí hậu hiện nay và tác động tiêu cực đến Việt Nam. Cần có những hành động thiết thực nào để hạn chế sự biến đổi khí hậu?

Lời giải:

Biểu hiện của sự biến đổi khí hậu như là sự nóng lên toàn cầu làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng tan ra, làm mực nước biển dâng lên, tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính do hoạt động sản xuất công nghiệp, phá rừng, sử dụng nguồn nước và các loại hoá chất độc hại. Trong đó việc tăng thêm lượng khí CO2 do đốt nhiên liệu hoá thạch là một trong các yếu tố gây ra sự suy giảm ozone làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khí hậu.

Biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến Việt Nam

  • Tác động đến môi trường: gần đây tỉ lệ ô nhiễm bụi của các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh đang ở mức đáng báo động, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Bên cạnh đó môi trường ô nhiễm, nguồn cung cấp nước sạch không đủ khiến nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp lo lắng không có nước sinh hoạt và sản xuất.
  • Tác động đến nhiệt độ: Nhiệt độ của cả nước có xu hướng tăng lên. Nhiệt độ trung bình tăng lên 2,6oC ở Tây Bắc, tăng 2,5oC ở Đông Bắc, tăng 2,4oC ở đồng bằng Bắc Bộ, tăng 2,8oC ở Bắc Trung Bộ, tăng 1,9oC ở Nam Trung Bộ, tăng 1,6oC ở Tây Nguyên và tăng 2oC ở Nam bộ so với nhiệt độ trung bình những năm 1980 - 1999.
  • Tác động đến lương mưa: Lượng mưa ở tất cả các khu vực trong nước có xu hương tăng lên. Lượng mưa trung bình cả nước tăng 5% so với lượng mưa trung bình những năm 1980 - 1999. Hiện tượng sạt lở đất, lũ lụt cũng xảy ra nhiều trong nhưng năm gần đây.
Đề bài:

Em có thể. Nói về một số chất gây ô nhiễm môi trường và đề ra giải pháp hạn chế.

Lời giải:

Một số chất gây ô nhiễm môi trường:

  • Khí CO2: gây ra hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên của Trái Đất.
  • Mưa axit.
  • Benzen, NO2, SO2, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và kim loại nặng.

Giải pháp hạn chế:

  • Có biện pháp xử lí khí thải từ các nhà máy.
  • Có lộ trình khai thác khoáng sản hợp lí, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, địa chất, môi trường.
  • Mỗi người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Tìm kiếm google: Giải chuyên đề vật lí 10, giải CĐ vật lí 10 KNTT, giải CĐ vật lí 10 KNTT bài 9 Sơ lược về các chất gây ô nhiễm môi trường

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com