Giải địa lí 7 bài 20 : Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 20 : Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc - trang 64 địa lí 7. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 7 bài 20 : Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

1. Hoạt động kinh tế

  • Hoạt động kinh tế cổ truyền:
    • Chăn nuôi du mục: dê, cừu, lạc đà.
    • Trồng trọt: trồng trong ốc đảo, cây trồng chính là chà là, cam, chanh, lúa mạch…
    • Buôn bán: dùng lạc đà vận chuyển hàng hóa xuyên qua các hoang mạc.
  • Hoạt động kinh tế hiện đại:
    • Khai thác nước ngầm, dầu mỏ, các khoáng sản khác
    • Sự phát triển du lịch đem lại nguồn lợi lớn cho người dân ở hoang mạc.

2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng

  • Nguyên nhân:
    • Do cát lấn, do thời kì khô hạn kéo dài
    • Do con người khai thác cây xanh quá mức, khai thác đất bị cạn kiệt ko được đầu tư cải tạo.
  • Hậu quả: Diện tích đất trồng bị thu hẹp.
  • Biện pháp:
    • Đưa nước vào cải tạo hoang mạc bằng cách khoan giếng sâu hay bằng kênh đào.
    • Trồng rừng để ngăn hoang mạc mở rộng.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Quan sát các ảnh hình 20.1 và 20.2 cho biết: Ngoài chăn nuôi du mục....

Quan sát các ảnh hình 20.1 và 20.2 cho biết: Ngoài chăn nuôi du mục ở hoang mạc còn có hoạt động kinh tế cổ truyền nào khác?

Bài 20 : Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc

Trả lời:

Ngoài chăn nuôi du mục thì con người ở đây còn có thêm các hoạt động kinh tế cổ truyền khác như:

  • Ở hình 20.1 là trồng trọt
  • Ở hình 20.2 là vận chuyển hàng hóa xuyên qua hoang mạc.

Câu 2: Quan sát các hình dưới đây, phân tích vai trò của kĩ thuật khoan....

Quan sát các hình dưới đây, phân tích vai trò của kĩ thuật khoan sâu trong việc làm biến đối bộ mặt của hoang mạc?

Trả lời:

Khi áp dụng những tiến bộ kĩ thuật khoan sâu vào lòng đất đã giúp cho con người phát hiện được các mỏ dầu khí hơn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm. Từ đó con người có thể khai thác và làm thay đổi bộ mặt của hoang mạc. Ví dụ như Trung Đông, bán đảo Ả Rập, Bắc Phi, Trung Á…

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong các....

Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong các hoang mạc ngày nay.

Trả lời:

Hoạt động kinh tế cổ truyền:

  • Chăn nuôi du mục: dê, cừu, lạc đà.
  • Trồng trọt: trồng trong ốc đảo, cây trồng chính là chà là, cam, chanh, lúa mạch…
  • Buôn bán: dùng lạc đà vận chuyển hàng hóa xuyên qua các hoang mạc.

Hoạt động kinh tế hiện đại:

  • Khai thác nước ngầm, dầu mỏ, các khoáng sản khác
  • Sự phát triển du lịch đem lại nguồn lợi lớn cho người dân ở hoang mạc.

Câu 2: Nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế....

Nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới.

Trả lời:

Một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới.

  • Đào giếng nước cổ truyền, đào kênh mương dẫn nước, sử dụng kĩ thuật khoan sâu để khai thác hoang mạc.
  • Trồng cây gây rừng để vừa chống cát bay, vừa cải tạo khí hậu hoang mạc, hạn chế quá trình hoang mạc hoá.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 7


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com