Giải địa lí 7 bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi - trang 77 địa lí 7. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 7 bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

1. Hoạt động kinh tế cổ truyền

  • Dân cư vùng núi thường sống dựa vào: Trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề thủ công, khai thác, chế biến lâm sản
  • Đặc điểm:
    • Các hoạt động kinh tế hết sức phong phú và đa dạng, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng nơi và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.
    • Mang tính chất tự cung tự cấp, lưu truyền từ đời này sang đời khác.

2. Sự thay đổi kinh tế xã hội.

a. Điều hiện:

  • Giao thông nối liền các vùng
  • Điện lực, thủy điện được xây dựng.

b. Sự thay đổi:

  • Hoạt động khai thác khoáng sản, chế biến lương thưc, thực phẩm được đẩy mạnh.
  • Hình thành các khu công nghiệp và khu dân cư mới
  • Xây dựng nhiều khu du lịch, an dưỡng, thể thao (trượt tuyết, leo núi…)

c. Cảnh báo về môi trường, kinh tế và văn hóa

  • Diện tích rừng sụt giảm, xói mòn đất đai
  • Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí và nguồn nước.
  • Mai một bản sắc văn hóa dân tộc. 

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Quan sát các hình ảnh dưới đây kết hợp với sự hiểu biết của bản thân,....

Quan sát các hình ảnh dưới đây kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, kể tên một số hoạt động kinh tế cổ truyền ở vùng núi.

Trả lời:

Một số hoạt động kinh tế cổ truyền ở vùng núi:

  • Trồng trọt,
  • Chăn nuôi,
  • Làm nghề thủ công,
  • Khai thác, chế biến lâm sản.

Câu 2: Tại sao phát triển giao thông và điện lực lại là những việc cần làm trước....

Tại sao phát triển giao thông và điện lực lại là những việc cần làm trước để biến đổi bộ mặt của các vùng núi ?

Trả lời:

Phát triển giao thông tạo điều kiện cho việc đi lại ở miền núi trở nên dễ dàng, gắn kết miền núi với đồng bằng, gắn vùng nguyên liệu với nơi sản xuất và nơi tiêu thụ.

Phát triển điện lực sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế : hình thành các khu công nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng, ... làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của miền núi.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Cho biết một số hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở vùng núi....

Cho biết một số hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở vùng núi.  Tại sao các hoạt động kinh tế này lại đa dạng và không giống nhau giữa các địa phương các châu lục ?

Trả lời:

Người dân ở các vùng núi trên thế giới thường sống dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và chế biến lâm sản.

Tuy nhiên, ở các châu lục, địa phương các hoạt động này hoàn toàn không giống nhau mà nó rất đa dạng. Điều này phụ thuộc các loại cây trồng và vật nuôi . Ở mỗi châu lục đều có những loại cây trồng vật nuôi khác nhau phù hợp với môi trường tự nhiên của từng vùng núi. Ngoài chăn nuôi và trồng trọt, người dân vùng núi còn làm các nghề thủ công như chế biến thực phẩm, dệt vải hoặc dệt len, làm đồ mĩ nghệ...

Câu 2: Sự phát triển kinh tế của các vùng núi đã đặt ra những vấn đề gì về môi trường ?

Trả lời:

Vùng núi là nơi chứa nhiều nguồn khoáng sản, nguyên liệu sản xuất. Do đó, đẩy mạnh phát triển kinh tế là điều cần thiết. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển kinh tế cũng có nhiều vấn đề đặt ra đối với môi trường ở đây. Đó là:

  • Sự suy giảm tài nguyên rừng do khai thác bừa-bãi.
  • Ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ các hầm mỏ, các khu công nghiệp, các khu nghỉ mát, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân ven sông.
  • Mai một các ngành kinh tế cổ truyền và bản sắc văn hoá dân tộc.
  • Thay đổi cảnh sắc thiên nhiên.

 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 7


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com