Giải GDCD 6 bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em

GIẢI HĐTN 11 CHÂN TRỜI BẢN 1 CHỦ ĐỀ 1 - 5

Giải chi tiết HĐTN 11 Chân trời bản 1 mới chủ đề 1 Phấn đấu hoàn thiện bản thân
Giải chi tiết HĐTN 11 Chân trời bản 1 mới chủ đề 2 Tự tin và thích ứng với sự thay đổi
Giải chi tiết HĐTN 11 Chân trời bản 1 mới chủ đề 3 Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường
Giải chi tiết HĐTN 11 Chân trời bản 1 mới chủ đề 4 Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình
Giải chi tiết HĐTN 11 Chân trời bản 1 mới chủ đề 5 Xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu phù hợp

GIẢI HĐTN 11 CHÂN TRỜI BẢN 1 CHỦ ĐỀ 6 - 9

Giải chi tiết HĐTN 11 Chân trời bản 1 mới chủ đề 6 Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng
Giải chi tiết HĐTN 11 Chân trời bản 1 mới chủ đề 7 Thông tin về các nhóm nghề cơ bản
Giải chi tiết HĐTN 11 Chân trời bản 1 mới chủ đề 8 Học tập và rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp
Giải chi tiết HĐTN 11 Chân trời bản 1 mới chủ đề 9 Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và tài nguyên ở địa phương

[toc:ul]

I. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC

Quyền cơ bản của trẻ em chia làm 4 nhóm:

  • Nhóm quyền sống còn: Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe.
  • Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
  • Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật..
  • Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình...

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu a: Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với việc làm thực hiện....

Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với việc làm thực hiện quyền trẻ em, đánh dấu (-) tương ứng với việc làm vi phạm quyền trẻ em.

  • Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.
  • Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.
  • Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
  • Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.
  • Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
  • Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.
  • Đánh đập trẻ em
  • Tổ chức trại hè cho trẻ em.
  • Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.

Trả lời:

Việc làm thực hiện quyền trẻ em:

  • Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.
  • Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.
  • Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.
  • Tổ chức trại hè cho trẻ em.

Việc làm vi phạm quyền trẻ em:

  • Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.
  • Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
  • Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
  • Đánh đập trẻ em

Câu b: Hãy nêu 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết. Theo em,...

Hãy nêu 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết. Theo em, cần phải làm gì để hạn chế những biểu hiện đó ?

Trả lời:

Ba biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết đó là:

  • Bắt cóc trẻ em để buôn bán sang Trung Quốc
  • Bố mẹ đánh nhau rồi li hôn, con bơ vơ một mình không ai chăm sóc.
  • Đánh đập trẻ em dã man và tàn bạo.

Theo em, để hạn chế những hành vi vi phạm về quyền trẻ em, bản thân gia đình cùng như xã hội phải cùng nhau chung tay góp sức lại với nhau. Về phía gia đình, bố mẹ nên sống hòa thuận, yêu thương đùm bọc các con, chăm sóc chu đáo cho các con. Về phía xã hội phải có những việc làm lên án những việc làm vi phạm quyền trẻ em, đưa ra các hình thức xử phạt nặng đối với hành vi xâm phạm đến trẻ em, nhằm che chở và bao bọc cho trẻ em, để trẻ em được vui chơi và phát triển.

Câu c: Mỗi nhóm quyền cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của mỗi trẻ em ?

Trả lời:

Mỗi nhóm quyền được ban ra đều có sự cần thiết đối với cuộc sống của mỗi trẻ em.

  • Nhóm quyền sống còn: Theo nhóm quyền này, các em sinh ra có quyền được sống, được làm người, được sự chăm sóc và bảo vệ của bố mẹ, người thân gia đình và xã hội.
  • Nhóm quyền bảo vệ:  Trẻ được bảo vệ cả về thể xác lẫn tâm hồn, không được đối xử tệ bạc, bóc lột, câm hại hay bỏ rơi trẻ nhỏ.
  • Nhóm quyền phát triển: Trẻ có quyền được phát triển tự nhiên, quyền được vui chơi, học tập để phát triển một cách toàn diện nhất.
  • Nhóm quyền tham gia: Trẻ em cũng có quyền bày tỏ ý kiến của mình và được mọi người tôn trọng.

Câu d: Lên học ở Trung học cơ sở, Lan đòi mẹ mua xe đạp mới để đi học. ...

Lên học ở Trung học cơ sở, Lan đòi mẹ mua xe đạp mới để đi học. Mẹ bảo rằng, bao giờ mẹ để dành đủ tiền sẽ mua. Lan so sánh mình với mấy bạn có xe trong lớp và cảm thấy ấm ức, nên oán trách mẹ. Theo em, Lan đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em là Lan, em sẽ ứng xử thế nào ?

Trả lời:

Theo em, trong trường hợp này là Lan sai bởi vì: Mẹ không nói là mẹ sẽ không mua cho Lan mà mẹ nói khi nào mẹ dành đủ tiền mẹ sẽ mua cho Lan. Điều này, chứng tỏ nhà Lan còn gặp khó khăn, không có điều kiện như các bạn khác. Do đó Lan phải biết cảm thông và hiểu cho mẹ, mặc dù mẹ cũng rất muốn mua cho Lan để băng bạn bằng bè.

Nếu em là Lan, em sẽ nói với mẹ rằng: Thôi nhà mình còn khó khăn, mẹ để tiền lo cho gia đình, con đi bộ cùng mấy bạn nữa cũng được mẹ ạ, trường cũng gần nhà mình mà.

Câu đ: Bố mẹ Quân vì sợ con mình bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngoài xã hội ...

Bố mẹ Quân vì sợ con mình bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên không cho Quân giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn ở lớp, bố mẹ cũng không cho Quân đi dự. Quân rất buồn và giận cha mẹ. Nếu em là Quân, em sẽ làm gì ?

Trả lời:

Nếu em là Quân, em cũng mong muốn được nêu lên những suy nghĩ của mình để bố mẹ có thể hiểu và có thể cho Quân được vui chơi với các bạn.

Trong trường hợp này, em là Quân em sẽ nói rằng: Bố mẹ làm như vậy là muốn tốt cho con, nhưng con cũng cần phải có bạn bè, cũng cần phải được tham gia các hoạt động tập thể với các bạn, vui chơi với các bạn. Như vậy, không chỉ con đỡ phải cô lập, đỡ phải tủi thân mà đó còn là điều kiện để con phát triển một cách toàn diện. 

Câu e: Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp sau đây :

  • Em thấy một người lớn đánh đập một bạn nhỏ.
  • Em thấy bạn của em lười học, trốn học đi chơi.
  • Em thấy một số bạn nơi em ở chưa biết chữ

Trả lời:

Khi em thấy một người lớn đánh đập một bạn nhỏ em sẽ đi tìm người lớn hoặc chính quyền địa phương gần nhất can thiệp.

Khi em thấy bạn lười học, trốn học đi chơi em sẽ khuyên bạn nên chăm chỉ học hành. Nếu bạn không quan tâm đến những lời em nói thì em có thể sẽ nói với bố mẹ bạn ấy hoặc giáo viên của bạn ấy để khuyên răn bạn ấy học hành tốt hơn.

Khi em thấy một số bạn nơi em chưa biết chữa thì em có thể dạy chữ cho các bạn.

Câu g: Em hãy tự nhận xét xem bản thân đã thực hiện tốt bổn phận của mình đối với...

Em hãy tự nhận xét xem bản thân đã thực hiện tốt bổn phận của mình đối với cha mẹ và thầy giáo, cô giáo chưa. Những điều gì em đã thực hiện tốt và còn những điều gì chưa tốt ? Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện nhằm khắc phục những điều chưa tốt đó.

Trả lời:

Theo em tự nhận thấy, đôi lúc em còn chưa thực hiện tốt bổn phẩn của mình đối với thầy cô giáo, với cha mẹ.

Những việc thực hiện tốt:

  • Cố gắng chăm ngoan học giỏi vâng lời cha mẹ, thầy cô.
  • Thực hiện tốt các quy chế của trường lớp
  • Về nhà giúp đỡ cha mẹ việc vặt trong nhà…

Những việc chưa làm tốt:

  • Mải chơi quên làm bài tập về nhà.
  • Không chịu trông em giúp cha mẹ…

Để thực hiện tốt bổn phận của mình hơn, em cần phải cố gắng chăm chỉ học tập, vâng lời cha mẹ thầy cô, biết giúp đỡ cha mẹ những việc có thể làm được….để trở thành con ngoan trò giỏi.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com