Giải kết nối tri thức SBT Ngữ văn 6 bài 1: Tôi và các bạn (Đọc hiểu và thực hành)

Giải chi tiết, cụ thể SBT bài 1: Tôi và các bạn (Đọc hiểu và thực hành) trang 4 sách Văn 6 tập 1 bộ kết nối tri thức và cuộc sống. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

Bài tập 1. Đọc lại văn bản bài học đường đời đầu tiên trong SGK (tr. 12 - 18) và trả lời các câu hỏi:

1. Nhân vật trong truyện là những loài vật nào?

2. Tìm một số chi tiết Dế Mèn miêu tả, nhận xét về bản thân và Dế Choắt. Từ các chi tiết đó, em hãy khái quát về đặc điểm của nhân vật Dế Mèn.

3. Tóm tắt “câu chuyện ân hận đầu tiên” mà Dế Mèn “ghi nhớ suốt đời“

4. Em hãy đóng vai Dế Mèn, viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về bài học đường đời đầu tiên mà nhân vật này đã rút ra được cho mình.

Trả lời:

1. Nhân vật trong truyện là các loài côn trùng, chim.

  •  Cụ thể là Dế Mèn, Dế Choắt, Cào Cào, Gọng Vó, chị Cốc, chim Cắt,...

2. Một số chi tiết Dế Mèn miêu tả, nhận xét về bản thân và Dế Choắt:

Dễ Mèn tự nhận xét, miêu tả về mình:

  • Chàng dế thanh niên cường tráng; đôi càng mẫm bóng, cái vuốt ở chân nhọn hoắt, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như lưỡi liềm máy, râu dài và cong, rất hùng dũng; đi đứng oai vệ, điệu dún dẩy, cho mình là tài giỏi; quát mấy chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...

Dế Mèn miêu tả, nhận xét về Dế Choắt:

  • Bẩm sinh yếu đuối, người gầy gò và dài lêu nghêu, râu ria cụt một mẩu, mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ; cách đặt tên, cách xưng hô (Dế Choắt, chú mày) trịch thượng và chế giêu, không giúp đỡ mà mắng mỏ Dế Choắt.

=> Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng, khoẻ khoắn, tự tin, đầy sức sống, nhưng cũng rất kiêu ngạo, hung hăng, hiếu thắng, hay bắt nạt kẻ yếu.

3. "Câu chuyện ân hận đầu tiên” mà Dế Mèn “ghi nhớ suốt đời” được kể trong phần (3) của văn bản, có thể tóm tắt như sau:

Vào một buổi chiều, Dế Mèn ra đứng ở cửa hang xem cảnh hoàng hôn. Thấy chị Cốc từ dưới mặt nước bay lên, Dế Mèn rủ Dế Choắt trêu chị Cốc. Dế Choát sợ hãi, khuyên Dế Mèn đừng trêu chị Cốc nhưng Dế Mèn không nghe. Chị Cốc nghe thấy tiếng hát trêu mình. Không thấy Dế Mèn mà chỉ thấy Dế Choắt đang loay hoay ở cửa hang, chị Cốc đã mổ chết Dế Choắt.

4. Em viết một đoạn văn:

- Dung lượng: 5 - 7 câu.

- Nội dung: đóng vai nhân vật Dế Mèn, rút ra bài học đường đời đầu tiên của mình.

Gợi ý:

Em có thể nêu bài học được khái quát trong lời kể của Dế Mèn (... hung hăng, hồng hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ những cử chỉ ngu dại của mình thôi... nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại đột, dù về sau có hối cũng không thể làm lại được) hoặc lời trắng trối của Dế Choát (... ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy).

Mẫu:

 “Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vả lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay cũng may là thoát nạn nhưng không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn tôi sẽ cũng tự rước họa vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc sẽ đến mãi sau này tôi cũng không thể nào quên” đó là không được kiêu căng, tự phụ. Không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy. Nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang họa vào thân.

Bài tập 2. Đọc lại văn bản Bài học đường đời đầu tiên (từ Tôi đi đứng oai vệ đến sắp đứng đầu thiên họ rồi) trong SGK (tr. 13 - 14) và trả lời các câu hỏi:

1. Người kể chuyện trong đoạn trích là ai? Kể theo ngôi thứ mấy?

2. Liệt kê những hành động của nhân vật “tôi” trong đoạn trích. Những hành động ấy thể hiện đặc điểm gì ở nhân vật “tôi”?

3. Nhân vật "Tôi" có cảm thấy tự hào khi kể lại những hành động của mình không?

4. Nêu nhận xét, đánh giá của em về nhân vật “tôi” Em thích hoặc không thích điều gì ở nhân vật này? Vì sao?

5. Tìm từ láy trong các câu văn sau và đặt câu với mỗi từ láy đó:

a. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.

b. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả.

c. Nhưng tôi lại tưởng thế là không đi dám ho he.

6. Em hãy kẻ bảng vào vở (theo mẫu dưới đây) và điền các từ in đậm trong đoạn văn sau vào cột phù hợp:

Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bà khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm lắp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi cảng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.

Trả lời:

1. Người kể trong đoạn trích là Dế Mèn, theo ngôi kể thứ nhất.

2. Em cần nêu được những hành động của nhân vật “tôi” trong đoạn trích:

  • Cà khịa, thậm chí to tiếng với tất cả bà con trong xóm.
  • Quát mấy chị Cào Cào.
  • Đá, trêu ghẹo anh Gọng Vó.

 => Những hành động đó thể hiện sự ngạo mạn, ngông cuồng, hống hách, thích bắt nạt của nhân vật Dế Mèn.

3. Để trả lời câu hỏi này, em cần chú ý các từ ngữ Dế Mèn dùng để miêu tả, kể lại những hành động của mình (làm điệu, dám cà khịa, to tiếng, quát, ngứa chân,...); đọc kĩ các câu văn thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của Dế Mèn về bản thân (Tôi tợn lắm; Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba; Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi,....).

4. Tham khảo gợi ý sau:

- Nhận xét về nhân vật “tôi”: có thái độ tự tin, ngạo mạn, vô lễ, hống hách với mọi bà con trong xóm và hay bắt nạt kẻ yếu thế,...

- Dựa vào gợi ý nhận xét ở trên, em có thể nêu điều mình thích hoặc không thích ở nhân vật Dế Mèn; chú ý giải thích rõ lí do.

5. Tìm từ láy trong các câu văn sau và đặt câu với mỗi từ láy đó:

a. dún dẩy 

b.quanh quẩn

c. Ho he.

6. Điền từ

 

Bài tập 3. Đọc lại văn bản Bài học đường đời đầu tiên (từ Tôi chui tọt ngay vào hang đến mon men bò lên) trong SGK (tr. 17 - 18) và trả lời các câu hỏi:

1. Câu văn nào là lời độc thoại của nhân vật “tôi”?

2. Nhân vật “tôi” đã làm gì khi chị Cốc lao vào mổ Dế Choắt? Hành động đó thể hiện đặc điểm nào của nhân vật?

3. Khi kể lại sự việc trong đoạn trích, nhân vật “tôi” đã có suy nghĩ và thái độ đánh giá như thế nào về bản thân?

4. Theo em, nhân vật “tôi” đã học hỏi được điều gì từ trải nghiệm của bản thân? Bài học ấy có ý nghĩa với em không? Vì sao?

5. Tìm và giải thích nghĩa của những từ láy trong các câu sau:

a. Đó là: không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang.

b. Biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên.

 

6. Tìm một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

1. HS tự làm.

2. Khi chị Cốc lao vào mổ Dế Choắt, Dế Mèn đã “nằm im thít” => cho thấy sự hèn nhát và vô trách nhiệm của Dế Mèn.

3. Chú ý cách Dế Mèn gọi mình là “đứa ích kỉ, cách nhân vật "tôi" miêu tả những hành động, suy nghĩ của bản thân: “Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thít... Biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên”. Căn cứ vào những lời kể đó, có thể thấy Dế Mèn đã biết ân hận, xấu hổ về lỗi lầm của chính mình.

4. Trò “nghịch ranh" của Dế Mèn xuất phát từ ý nghĩ “vui chơi” tưởng là vô hại nhưng đã gây nên hậu quả nghiêm trọng: Dế Choắt bị mổ chết. Từ trải nghiệm này, nhân vật “tôi” đã rất hối hận, ăn năn và rút ra bài học: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ những cử chỉ ngu dại của mình; nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra việc dại dột, dù về sau có hối cũng không thể làm lại được. Em căn cứ vào trải nghiệm cá nhân để chia sẻ về ý nghĩa của bài học.

5. Từ láy và nghĩa của từ láy trong các câu:

a. Loay hoay

=> thử đi thử lại bằng nhiều cách để cố làm cho được một việc gì đó.

b. Mon men

=> tiến đến, nhích lại từng quãng ngắn một cách dè dặt, thận trọng.

6. Câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: 

 "Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất".

=> So sánh mỏ chị Cốc như cái dùi sắt có thể chọc xuyên cả đất có tác dụng tô đậm sự tức giận và sức mạnh ghê gớm của chị Cốc đã dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt

Bòi tập 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Mấy hôm sau, về tới quê nhà.

Cái hang bỏ hoang của tôi, cỏ và rêu xanh đã kín lối vào, Nhưng đằng cuối bãi, mẹ tôi vẫn mạnh khoẻ. Hai mẹ con gặp nhau, mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười.

Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trong may rủi và thử thách mà bấy lâu tôi trải. Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm.

Nghe xong, mẹ tôi ôm tôi vào lòng, y như người ôm ẵm khi mới sinh tôi và bảo rằng:

- Con ơi, mẹ mừng cho con đã qua nhiều nỗi hiểm nguy mà trở về. Nhưng mẹ mừng nhất là con đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai. Bây giờ con muốn ở nhà mấy ngày với mẹ, rồi con đi du lịch xa mẹ cũng bằng lòng, mẹ không áy náy gì về con đâu. Thế là con của mẹ đã lớn rồi. Con đồ khôn lớn rồi. Mẹ chẳng phải lo gì nữa.

Mẹ tôi nói thế rồi chan hoà hàng nước mắt sung sướng và cảm động, Tôi nhìn ra cửa hang, nơi mới ngày nào còn trứng nước ở đây và cũng cảm thấy nay mình khôn lớn.

Tôi ở lại với mẹ:

- Mẹ kính yêu của con! Không bao giờ con quên được lời mẹ. Rồi mai đây con lên đường, con sẽ hết sức tu tỉnh được như mẹ mong ước cho con của mẹ.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí NXB Văn học, Hà Nội, 2006, tr. 41)

1. Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Em căn cứ vào yếu tố nào để xác định ngôi kể?

2. Đoạn trích trên nằm ở vị trí trước hay sau đoạn trích Bởi học đường đời đầu tiên? Những chi tiết nào giúp em nhận biết được điều đó?

3. Lời nói của mẹ Dế Mèn thể hiện những cảm xúc gì sau khi nghe con kể lại những thử thách đã trải qua?

4.. Điều gì khiến mẹ Dế Mèn thấy con đã lớn khôn và không còn phải lo lắng về con nữa?

5. Nêu cảm nhận về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích trên, Em hãy so sánh với Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên và cho biết sự khác biệt lớn nhất ở Dế Mèn trong hai đoạn trích này là gì.

6. Kẻ bảng vào vở (theo mẫu) và điền các từ in đậm trong đoạn trích sau vào ở phù hợp:

Nhưng đồng cuối bãi, mẹ tôi vẫn mạnh khoẻ. Hai mẹ con gặp nhau, mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười. Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trong may rủi và thử thách mà bấy lâu tôi trải. Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm.

7. Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những câu sau:

a. Tôi nhìn ra cửa hang, nơi mới ngày nào còn trứng nước ở đây và cũng cảm thấy nay mình khôn lớn.

 

b. Rồi mai đây con lên đường, con sẽ hết sức tu tỉnh được như mẹ mong ước cho con của mẹ.

Trả lời:

1. Căn cứ vào hình thức xuất hiện của người kể chuyện =>(xưng “tôi” và kể về những gì mình trực tiếp chứng kiến, tham gia hoặc “giấu mình” không tham gia vào câu chuyện,...).

2. Dựa vào các chi tiết như:

  • Thời gian, không gian: mấy hôm sau, về tới quê nhà.
  •  Hình ảnh cái hang bị bỏ hoang của Dế Mèn.
  •  Sự việc đầu tiên mà Dế Mèn kể lại cho mẹ nghe: Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm.

3. Mẹ Dế Mèn vui mừng vì con đã trở về sau bao nguy hiểm; tự hào khi thấy con biết học hỏi từ những sai lầm để trưởng thành; yên tâm vì con đã vững vàng sau nhiều thử thách;...

4. Em đọc kĩ lời nói của mẹ Dế Mèn; tìm câu văn có chứa điều khiến mẹ Dế Mèn “vui mừng nhất”.

5. Em hãy tham khảo gợi ý sau để trình bày cảm nhận về nhân vật Dế Mèn ở đoạn trích trong bài tập 4 và tìm ra sự khác biệt lớn nhất ở Dế Mèn trong hai đoạn trích:

  •  Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên kiêu căng, ngạo mạn, bắt nạt, coi thường người khác, nghịch ranh gây ra hậu quả nặng nề,...
  • Dế Mèn trong đoạn trích ở bài tập 4 đã trải qua nhiều hiểm nguy, thử thách và cả những sai lầm. Đặc biệt, Dế Mèn đã biết nhận ra những lỗi lầm, biết học hỏi để tự hoàn thiện bản thân, để trưởng thành: “rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai”.

6. Kẻ bảng và điền các từ vào ô phù hợp.

Gợi ý:

7. Giải thích nghĩa các từ:

a. Trứng nước

=> ở thời kì mới sinh ta chưa được bao lâu, đang còn non nớt, cần được chăm sóc, bảo vệ.

b. Tu tỉnh

=> nhận ra lỗi lầm của bản thân và tự sửa chữa.

Bài tập 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Rồi sau khi đã rã chân lội bộ xuyên qua bao nhiêu là cát, đá và tuyết, cuối cùng hoàng tử bé cũng tìm thấy một con đường. Và mọi con đường đều dẫn về chỗ con người.

- Xin chào! - Cậu nói.

Đó là một khu vườn nở đáy hoa hồng.

- Xin chào! - Các bông hoa nói.

Hoàng tử bé nhìn chúng. Trông chúng rất giống với bông hoa của cậu.

- Các bạn là ai? - Cậu ngơ ngác hỏi chúng.

- Chúng tôi là hoa hồng - các bông hoa trả lời.

- A! - Hoàng tử bé thốt lên...

Và cậu cảm thấy buồn bỏ. Bông hoa của cậu đã nói rằng nó chỉ có duy nhất trong vũ trụ, Giờ trước mặt cậu là năm ngàn bông họa như nó, rất giống nhau, chỉ trong một khu vườn.

“Hẳn là bạn ấy sẽ rất lúng túng khi thấy cảnh này... - Hoàng tử bé nghĩ bụng - Bọn ấy sẽ ho khan và làm bộ muốn chết đi cho khỏi ngượng. Rồi mình sẽ phải tỏ vẻ

quan tâm ơn ủi bạn ấy, vì nếu không, có thể bạn ấy sẽ chết đi thật để khiến cho mình đau lòng...”

Rồi cậu tự nhủ: “Mình cứ tưởng là giàu có lắm với một bông hoa duy nhất trên đời, vậy mà chỉ có được một bông hoa tắm thường. Bạn ấy cùng với ba ngọn núi lửa chỉ cao tới đầu gối, mà một ngọn có khi đã tắt vĩnh viễn, chẳng thể giúp mình trở thành một hoàng tử lớn được...” Và nằm dài trên cỏ, cậu khóc.

(Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri, Hoàng Tử bé, Nguyễn Tấn Đại dịch, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005, tr. 66 - 67, Nguyễn Tấn Đại hiệu đính bản dịch, 2020)

1. Những câu văn nào thể hiện cảm giác ngạc nhiên của hoàng tử bé khi nhìn thấy cả một vườn hoa hồng?

2. Vì sao hoàng tử bé ngạc nhiên khi nhìn thấy khu vườn đầy hoa hồng?

3. Khi biết rằng có đến “năm ngàn bông hoa” chỉ trong một khu vườn, hoàng tử bé đã có những cảm xúc, suy nghĩ gì?

4. Sự việc được kể trong đoạn trích diễn ra trước hay sau cuộc gặp gỡ giữa hoàng tử bé và cáo? Căn cứ vào đâu em xác định được điều đó?

5. Đoạn trích giúp em hiểu thêm điều gì về "món quà bí mật” mà cáo tặng cho hoàng tử bé trong phần kết của văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn... (SGK, tr. 24 - 25)?

6. Tìm và giải thích nghĩa của ba từ láy trong đoạn trích.

7. Đặt câu với các từ láy tìm được trong câu hỏi 6.

Trả lời:

1. Những câu văn thể hiện cảm giác ngạc nhiên của hoàng tử bé khi nhìn thấy cả một vườn hoa hồng:

- Các bạn là ai? - Cậu ngơ ngác hỏi chúng.

- A! Hoàng tử bé thốt lên...

2. Hoàng tử bé ngạc nhiên khi nhìn thấy khu vườn đầy hoa hồng vì cậu khẳng định rằng nó là bông hồng duy nhất trong vũ trụ và cậu luôn tin vào điều đó.

3. Khi biết rằng có đến “năm ngàn bông hoa” chỉ trong một khu vườn, hoàng tử bé đã cảm thấy rất buồn bã, thất vọng, đau khổ.

4. Để trả lời câu hỏi số 4, em cần dựa vào nội dung sự việc được kể trong đoạn trích này (hoàng tử bé vừa đặt chân tới Trái Đất, nhìn thấy khu vườn đầy hoa hồng, đau khổ vì thấy bông hồng của cậu không phải là duy nhất...) và đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn... (sau khi kết bạn, trò chuyện với cáo, hoàng tử bé đã hiểu ra rằng năm ngàn bông hồng kia không hề giống với bông hồng trên hành tinh của cậu; rằng bông hồng của cậu là duy nhất trên đời...).

5. Em đọc lại phần kết của đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn... và tham khảo các câu hỏi gợi ý sau:

  • Món quà bí mật cáo tặng cho hoàng tử bé là gì? Hoàng tử bé đã nói gì với những bông hồng trên Trái Đất?
  • Hoàng tử bé đã nhắc lại những lời nào của cáo? Cậu có còn buồn bã, đau khổ như lúc chưa gặp cáo không?

6. Giải thích nghĩa của ba từ láy:

  •  Ngơ ngác: trạng thái ngạc nhiên, hoang mang trước sự việc quá bất ngờ hoặc trước quang cảnh xa lạ.
  •  Buồn bã: cảm giác, tâm trạng buồn.
  •  Lúng túng: không biết nói năng, xử trí, hành động như thế nào.

7. Em dựa vào các từ được giải nghĩa ở câu số 6 để đặt câu.

  •  Con nai vàng ngơ ngác đạp trên những chiếc là trong rừng.
  •  Lan buồn bã vì làm bài điểm thấp.
  • Tôi đã rất bất ngờ và vô cùng lúng túng khi gặp lại được người bạn năm đó của mình.

Bài tập 6. Đọc lại văn bản Nếu cậu muốn có một người bọn... (từ Vĩnh biệt - con cáo nói đến Minh có trách nhiệm với bông hồng của mình... - Hoàng tử bé lặp lại, để cho nhớ) trong SGK (tr. 24 - 25) và trả lời các câu hỏi:

1.. Nhân vật nào giữ vai trò chủ động trong cuộc đối thoại trên?

2. Bí mật cáo chia sẻ với hoàng tử bé là gì?

3.. Em hiểu “thấy rõ với trái tim” nghĩa là gì? Vì sao “mắt trần" lại không thể thấy được "điều cốt lõi”?

4. Tại sao việc hoàng tử bé dành thời gian cho bông hồng của cậu lại khiến bông hồng ấy trở nên quan trọng?

5.Những lời nói của cáo thể hiện đặc điểm gì ở nhân vật này?

6. Nhân vật cáo đã dạy cho hoàng tử bé những bài học rất sâu sắc về tình bạn. Hãy chia sẻ về một bài học có ý nghĩa mà em đã nhận được từ một bạn nào đó.

7. Chỉ ra từ ghép và từ láy trong câu sau

Bạn có trách nhiệm mãi mãi với những gì bạn đó cảm hóa

8. Vô trong vô hình là yếu tố thường đi trước một yếu tố khác, có nghĩa là “không, không có”. Hãy tìm một số từ có yếu tố vô được dùng theo cách như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.

Trả lời:

1. Nhân vật cáo giữ vai trò chủ động trong cuộc đối thoại.

2. Bí mật mà cáo chia sẻ với hoàng tử bé: "Người ta chỉ thấy rõ với trái tim. Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần."

3. “Thấy rõ với trái tim" là biết quan sát, cảm nhận, đánh giá về bạn bè và mọi người xung quanh với thái độ tôn trọng, cảm thông, thấu hiểu; với tình cảm yêu thương, gắn bó. “Mắt trần” là hình ảnh ẩn dụ cho cái nhìn hời hợt, nông cạn, thiếu sự cảm thông, thấu hiểu nên chỉ thấy được vẻ bề ngoài. Trong khi đó những điều quan trọng nhất (cảm xúc, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người) lại tồn tại “vô hình”. Vì vậy, nếu chỉ “nhìn” bằng con mắt bình thường, không có sự gắn kết, chia sẻ, thì sẽ không thể thấy được “điều cốt lõi” ấy.

4. Thời gian là tài sản vô giá của con người và chúng ta thường xuyên cảm thấy không có đủ thời gian. Nhưng muốn ai đó trở thành bạn, chúng ta cần dành thời gian để tìm hiểu, gắn bó và yêu quý người đó. Vì vậy, việc hoàng tử bé dành thời gian để quan tâm, chăm sóc, lắng nghe bông hồng của cậu đã khiến bông hồng ấy trở thành “duy nhất? quan trọng nhất so với mọi bông hồng trong vũ trụ.

5. Những lời nói của cáo thể hiện sự thông minh, sâu sắc, từng trải và cả tình bạn chân thành dành cho hoàng tử bé.

6. Đây là câu hỏi kết nối với trải nghiệm cá nhân nên em tự do lựa chọn và chia sẻ một bài học nào đó đã nhận được từ bạn bè của mình.

7.

  • Từ ghép: trách nhiệm, cảm hoá;
  • Từ láy: mãi mãi.

8. Tham khảo một số từ như:

  •  Vô biên: rộng lớn đến mức như không có giới hạn.
  •  Vô bổ: không mang lại lợi ích gì.
  • Vô lí: không có lí, không hợp lẽ phải.
  •  Vô lễ: không có lễ độ với người trên.

Bài tập 7. Đọc lại văn bản Những người bạn (từ Ngay lần đầu gặp gỡ đến thường xuuên bị mắng) trong SGK (tr. 34 - 35) và trả lời các câu hỏi:

1. Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

2. Lai-ca đã rủ và “xúi” nhân vật “tôi” làm những gì?

3. Em hãy chọn phân tích một số chi tiết thể hiện đặc điểm của nhân vật Lai-ca.

4. Nhân vật “tôi” có thái độ thế nào với Lai-ca? Những chỉ tiết nào thể hiện thái độ đó?

5.Một đứa bạn như Lai-ca là một đứa bạn hấp dẫn. Em có đồng tình với suy nghĩ trên của nhân vật "tôi” không? Vì sao?

6. Tìm từ láy trong những câu sau:

a. Hắn còn lẻn vào phòng tắm đánh cắp cục xà phòng và hớn hở tha vào dưới gầm tủ.

b. Đó là một cục đen sì, nhớp nháp, đầy những vết rỗ và vết xước như vừa vớt ra từ một cuộc chiến.

c. Trong quãng thời gian ngắn ngủi ở nhà tôi, thằng Lai-ca cũng kịp bày cho tôi cái trò nhảy chồm chồm trong giờ ăn.

7.Giải thích nghĩa của từ in đậm trong câu văn sau và tìm những từ đồng nghĩa với từ đó:

Hắn hào hứng rủ tôi gặm, và khi thấy tôi nhăn mũi thị hắn tỉnh bơ gặm một mình cái món hôi rình đó.

Trả lời:

1. Căn cứ vào hình thức xuất hiện của người kể chuyện: Người kể chuyện xưng “tôi” và kể về những gì mình trực tiếp chứng kiến, tham gia hay “giấu mình”, không tham gia vào câu chuyện.

2. Em đọc kĩ văn bản và chỉ ra những việc Lai-ca đã rủ và “xúi” nhân vật “tôi” làm. Chú ý các chỉ tiết sau: hẳn đã vội giục tôi nhàn chiếc đép của mẹ chị Ni; hắn còn lên vào phòng tắm đánh cắp cục xà phòng và hớn hở tha vào dưới gâm tủ; hẳn hào hứng rủ tôi gặm...; thằng Lai-ca cũng kịp bày cho tôi cái trò nhảy chồm chồm trong giờ ăn.

3. Dựa trên các chỉ tiết đã tìm được khi trả lời câu hỏi số 2.

Gợi ý: Những hành động của Lai-ca cho thấy đây là một chú chó rất tinh nghịch, hiểu động.

4. Để nhận xét về thái độ của “tôi” với Lai-ca, em cần căn cứ vào thái độ của “tôi” khi mới gặp Lai-ca, việc tham gia vào các trò nghịch ngợm của Lai-ca và lời đánh giá trực tiếp của “tôi” về người bạn mới, Lai-ca.

Gợi ý:

- Ngay lần đầu gặp gỡ, “tôi” và thằng Lai-ca đã sung sướng nhìn nhau như thể nhìn vào gương.

- *“Tôi” và Lai-ca hào hứng thi nhau gặm đồ vật.

- “Tôi” đánh giá Lai-ca là một đứa bạn hấp dẫn.

5. Em có thể đồng tình hoặc không đồng tình với suy nghĩ của nhân vật “tôi” trong đoạn trích. Nhưng em cần lí giải được quan điểm của mình.

Gợi ý: Em đồng tình với suy nghĩ của nhân vật “tôi” vì Lai-ca và “tôi” rất giống nhau (hai đứa tôi giống nhau quá sức) và một người bạn tinh nghịch, hiếu động thường mang đến cho ta nhiều điều bất ngờ, thú vị,...

6. Đọc các câu và tìm từ láy.

Gợi ý: hớn hở, nhớp nháp, ngắn ngủi, chôm chồm.

7. Em có thể tra từ điển hoặc căn cứ vào các từ ngữ đứng trước và sau từ tỉnh bơ để giải nghĩa từ.

Gợi ý:

  • Tỉnh bơ: tô ra như hoàn toàn không có gì xảy ra trước việc lẽ ra phải chú ý, phải có phản ứng.
  • Các từ đồng nghĩa: tỉnh khô, tỉnh queo, phớt lờ,...

Bài tập 8. Đọc lại văn bản Những người bạn (từ Một đứa bạn như Lai-ca đến thật là quý giá) trong SGK (tr. 35 - 37) và trả lời các câu hỏi:

1. Nhân vật “tôi” đánh giá Bi-nô là một cậu bạn như thế nào?

2.. Nhân vật “tôi” và Bi-nô đã cùng nhau trải nghiệm điều thú vị gì?

3.. Khi nghe mưa, nhân vật “tôi” đã có những cảm xúc, suy nghĩ gì?

4.. Tại sao nhân vật “tôi” cảm nhận khoảnh khắc ngắm mưa “thật là quý giá”?

5. Nhân vật Bê-tô đã nằm nghe tiếng mưa rơi trên mái tôn và cảm nhận khoảnh khắc đó thật là quý giá. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) miêu tả một khoảnh khắc từng khiến em có được những cảm xúc tuyệt vời.

6. Trong đoạn trích có những từ láy mô phỏng âm thanh tiếng mưa như: rầm rầm, lộp độp. Hãy tìm thêm những từ láy khác cũng mô phỏng âm thanh tiếng mưa.

7. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích từ Những hạt mưa đến đè bẹp chúng tôi.

Trả lời:

1. Tìm các từ ngữ mà nhân vật “tôi” đánh giá về cậu bạn Bi-nô.

=> một đứa bạn thông thái cũng hấp dẫn không kém; không chỉ loài người, bọn cún chúng tôi cũng bị chinh phục bởi sự thông tuệ:...

2. Chú ý các câu văn nói về trải nghiệm thú vị của “tôi” và Bi-nô.

=> Bi-nô bảo tôi thế và nó dẫn tôi đến dưới mái tôn che dọc hành lang chạy xuống bếp, chui vào dưới chạn thức ăn, nằm nghe mưa.

3. Em cần dựa vào một số từ ngữ để nhận xét về cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi nghe mưa. Chú ý vào các từ ngữ: rứm người lại, run bần bật, đuôi cụp vào, nỗi sợ qua đi, lặng lẽ ngắm mưa, sung sướng, cảm giác thư thái và êm đềm,...

4. Em có thể lí giải: Nhân vật”tôi” cảm nhận khoảnh khắc ngắm mưa“thật là quý giá” vì “tôi” chưa bao giờ nghe mưa dưới mái tôn; nhân vật “tôi” đã mở mọi giác quan để cảm nhận âm thanh, vẻ đẹp tuyệt vời của tự nhiên; “tôi” nghe tiếng mưa rơi cùng người bạn thông thái Bi-nô; khi nghe mưa, “tôi” cảm thấy tâm hồn thư thải, nhẹ nhõm, thấy cuộc sống đẹp và thơ mộng biết bao;...

5. Yêu cầu của đoạn văn:

- Dụng lượng: 5 - 7 câu.

- Nội dung: miêu tả một khoảnh khắc từng khiến em có được những cảm xúc tuyệt vời.

Mẫu:

Tôi yêu và thích những khi trời đất giao mùa, nhất là khi trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu mát mẻ. Những hạt mưa xuân lất phất bay, những chồi biếc trên cành cây đã điểm hay những cơn mưa ào ào, xối xả gọi mùa hè… tất cả những đổi thay nhiệm màu của trời đất ấy đều khiến lòng tôi xao động. Và hơn tất cả, thời khắc giao mùa giữa hạ và thu bao giờ cũng làm tôi phấp phỏng đến lạ lùng! Có lẽ bởi tôi yêu mùa thu nhất trong năm, tôi đợi thu về như đợi một người bạn đi xa quay trở lại…Thu sang thật là dịu nhẹ khi bỗng một ngày ai đó nhận ra, bầu trời dường như trong hơn, cao và xanh hơn. Cái nắng rát bỏng, đổ lửa của mùa hè đã dịu đi nhiều lắm. Bên kia, vài đốm lửa thoắt ẩn hiện giữa nền lá xanh sẫm của những bác phượng già. Có phải phượng đã chắt chiu bao nhiêu gió, bao nhiêu nắng, bao nhiêu mưa của hạ để chưng lọc nên những bông phượng rực đỏ cuối mùa ấy mà tạm biệt hạ và để đón thu sang? Dọc theo hai dãy phố, sắc bằng lăng cũng đã nhạt màu. Nó không còn ngăn ngắt tím đến nao lòng nữa. Con sông trước nhà không còn cuộn lên ngầu đỏ. Dòng sông trở nên dịu dàng, e ấp như cô bé tuổi mười lăm. Tất cả giăng giăng xung quanh ngôi nhà quen thuộc một không khí êm êm, dịu mát, mềm mại, khiến ta mỗi khi thức dậy đều mang một cảm giác bâng khuâng.

6. Em tìm thêm những từ láy mô phỏng âm thanh tiếng mưa.

=> rào rào, ào ào, tí tách,...

7. Biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích từ Những hạt mưa đến đè bẹp chúng tôi:

  • Âm thanh tiếng mưa gõ vào mái tôn được so sánh như hàng ngàn con ngựa phi ngay trên đầu, như ông trời đứng rải đá từ trên cao, như ai đó đang thét gào giận dữ, như mái nhà sắp sập xuống,...
  • Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: cụ thể hoá tiếng mưa rơi, nhấn mạnh âm thanh to, dữ dội, ào ạt của tiếng mưa rơi trên mái tôn.

 

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập ngữ văn lớp 6 kết nối tri thức, sách bài tập văn 6 sách kết nối tri thức, giải SBT ngữ văn 6 tập 1 sách kết nối tri thức, bài 1: Tôi và các bạn (Đọc hiểu và thực hành) sách bài tập ngữ văn 6 tập 1 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 6 tập 1 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com