Bài tập 1: Hãy tập gieo vần cho thơ lục bát bằng cách tìm tiếng phù hợp cho mỗi chỗ trống trong các đoạn thơ sau:
(1) Ngày nay dù ở nơi...
Nhưng khi về đến cây đa đầu làng
Thì bao nhiêu cảnh mơ...
Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre.
(Theo Bàng Bá Lân, Cổng làng)
(2) Đêm mưa làm nhớ không .....
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la.
Tai nương nước giọt mái...
Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn.
(Theo Huy Cận, Buồn đêm mưa)
Trả lời:
Bài tập 1:
- Để làm bài tập này, em cần ôn lại kiến thức về cách gieo vần trong thơ lục bát đã được trình bày trong Trí thức ngữ văn (SGK, tr. 89). Ví dụ (1), trong dòng thơ thứ nhất, tiếng cần tìm để đặt vào chỗ trống là tiếng thứ sáu; theo quy tắc về cách gieo vần của thơ lục bát thì tiếng này sẽ vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng phía dưới (đa). Tương tự, trong dòng thơ thứ ba, tiếng cần tìm để đặt vào chỗ trống là tiếng thứ sáu, theo quy tắc về cách gieo vần của thơ lục bát thì tiếng này phải vần với tiếng cuối của đòng tám tiếng phía trên (làng). Sau khi tập gieo vấn bằng cách chọn những tiếng thích hợp để đặt vào chỗ trống, em sẽ có đoạn thơ dưới đây:
Ngày nay dù ở nơi xa,
Nhưng khi về đến cây đa đầu làng;
Thì bao nhiêu cảnh mơ màng,
Hiện ra khi thoáng cổng lòng trong tre.
(Bàng Bá Lân, Cổng làng)
- Tương tự với cách làm của đoạn thơ (1), em có đoạn thơ (2) như sau:
Đêm mưa làm nhớ không gian,
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la.
Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nằng nặc, nghe ta buồn buồn.
(Huy Cận, Buồn đêm mưa)
Bài tập 2: Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) ghỉ lại cảm xúc của em về đoạn thơ sau:
Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng
Gió nâng tiếng hót chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.
(Nguyễn Duy, Tiếng hát mùa gặt)
Trả lời:
Em viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) ghi lại cảm xúc về một đoạn trong bài thơ lục bát Tiếng hát mùa gặt của Nguyễn Duy.
- Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về đoạn thơ, tác giả (đoạn thơ trích trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt của nhà thơ Nguyễn Duy).
- Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về đoạn thơ.
+ Nêu ấn tượng chung của em khi đọc đoạn thơ (yêu thích, cuốn hút,....).
+ Nêu nội dung chính của đoạn thơ (Đoạn thơ khắc hoạ sinh động bức tranh về mùa gặt. Trong bức tranh đó, cảnh sắc thiên nhiên hiện lên sống động, khoáng đạt; người nông dân lao động hăng say với niềm vui rộn ràng trước vụ mùa bội thu,...).
+ Những biện pháp nghệ thuật nổi bật (biện pháp tu từ nhân hoá: cánh cò dẫn gió, gió nâng tiếng hót, lưỡi hái liếm ngang chân trời; các từ láy: chói chang, long lanh,...).
- Kết đoạn: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc chung về đoạn thơ.