Bài tập 1. Đọc lại Chùm ca dao về quê hương đất nước trong SGK (tr. 90 ~ 91) và trả lời các câu hỏi:
1. Chỉ ra những đặc điểm về cách phối thanh và ngắt nhịp của thơ lục bát được thể hiện trong hai dòng đầu của bài ca dao số 1.
2. Nêu những địa danh được nhắc đến trong bài ca dao số 1. Theo em, việc liệt kê hàng loạt các địa danh nổi tiếng đó nhằm mục đích gì?
3. Bài ca dao số 1 còn có một dị bản như sau:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương
Thuyền về xuôi mái dòng Hương
Biết đâu tâm sự đôi đường đắng cay?
Hiện tượng này tồn tại khá phổ biến trong ca dao, Hãy nêu một trường hợp tương tự.
4. Theo em, trong bài ca dao số 2, nếu thay từ ai bằng từ em hoặc từ anh thì giá trị biểu đạt có thay đổi không?
5. Em hãy kể tên một bài ca dao khác cùng viết về xứ Lạng.
6. Bài ca dao số 3 ca ngợi vùng đất nào? Dựa vào đâu em biết được điều đó?
7.Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong chùm ca dao về quê hương đất nước.
Trả lời:
1. Những đặc điểm của thơ lục bát về cách phối thanh, ngắt nhịp được thể hiện trong hai dòng đầu của bài ca dao số 1 như sau:
- Thanh điệu: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu và thứ tám là thanh bằng (đà, gà, Xương) còn tiếng thứ tư là thanh trắc (trúc, Võ). Trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và thứ tám đều là thanh bằng nhưng vì tiếng thứ sáu là thanh huyền (gà) nên tiếng thứ tám là thanh ngang (Xương).
- Nhịp: Cả 2 dòng thơ đều ngắt nhịp chẵn 2/2/2.
2. Bài ca dao số 1 nhắc đến những địa danh: Trấn Võ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ.
3. Hiện tượng dị bản xuất hiện khá phổ biến trong ca dao nói riêng và văn học dân gian nói chung. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là bởi văn học dân gian là sản phẩm sáng tác mang tính tập thể; tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng. Em có thể nêu một vài trường hợp:
- Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
- Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gột đầu khen ngon.
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gặt gù khen ngon.
4. Trong bài ca dao số 2, nếu thay từ ai bằng từ em hoặc từ anh thì giá trị biểu đạt sẽ thay đối. Ai là đại từ phiếm chỉ làm tăng tính khái quát cho đối tượng được nói đến, bài ca dao do vậy là một lời mời gọi mọi người cùng đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của xứ Lạng.
5.Có một bài ca dao nổi tiếng khác cũng viết về xứ Lạng, vùng đất được nói đến trong bài ca dao số 2:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lửa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
6. Bài ca dao số 3 ca ngợi vẻ đẹp của xứ Huế. Ta có thể biết được điều đó dựa vào các địa danh mà tác giả dân gian nhắc đến: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sinh,...
7. Các từ láy được sử dụng trong Chùm ca dao về quê hương đất nước: la đà, mịt mù (bài ca dao số 1), lờ đờ (bài ca dao số 3). Các từ láy đó đã góp phần làm cho các bài ca dao sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm.
Bài tập 2. Đọc lại bài thơ Hành trình của bầy ong trong SGK (tr. 106 - 107) và trả lời các câu hỏi:
1.Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Dựa vào đâu em biết được điều đó?
2. Những chi tiết nào cho thấy bầy ong đã không quản gian khó để đem lại hương sắc, mật ngọt cho cuộc đời?
3. Theo em, vì sao tác giả có thế khẳng định "Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào"?
4.. Qua bài thơ, em cảm nhận được phẩm chất đáng quý gì của bầy ong?
5. Từ hành trình của bầy ong, nhà thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
6. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dựng trong đoạn thơ sau:
Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dòng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên...
Trả lời:
1. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. Dựa vào cách sắp xếp các dòng thơ, số tiếng trong các dòng, ta có thể biết được điều đó.
2. Những chi tiết cho thấy bầy ong đã không quản gian khó để đem lại hương sắc, mật ngọt cho đời: bay đến trọn đời tìm hoa, không gian là nẻo đường xa, thời gian vô tận, tìm nơi thăm thẳm rừng sâu, tìm nơi bờ biến sóng tròn, tìm nơi quần đảo khơi xa, bầy ong rong ruổi trăm miền,....
3. Tác giả khẳng định "Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” vì đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ, cần mẫn cũng tìm được hoa để làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.
4. Qua bài thơ, em cảm nhận được những phẩm chất đáng quý của bầy ong như: chăm chỉ, cần cù, vượt mọi gian khó để làm việc có ích cho đời.
5. Từ hành trình của bầy ong, nhà thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy tạo dựng cho mình một cuộc sống có ý nghĩa, có ích; sống là để cống hiến, mang đến "hương thơm mật ngọt” cho đời.
6. Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ: Tìm nơi thăm thẩm rừng sâu, Tìm nơi bờ biển sóng tràn, Tìm nơi quần đảo khơi xa. Với biện pháp tu từ này, nhà thơ đã nhấn mạnh được phẩm chất cần cù, không quản khó khăn, mệt nhọc để tìm ra mật ngọt dâng đời của bầy ong.
Bài tập 3. Đọc lại bài thơ Chuyện cổ nước mình (từ Tôi yêu chuyện cổ nước tôi đến Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì) trong SGK (tr. 93 — 94) và trả lời các câu hỏi:
1. Dựa vào đặc điểm về cách gieo vần của thơ lục bát, em hãy chỉ ra các tiếng được gieo vần với nhau trong đoạn thơ sau:
Mong theo chuyện có tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vòng cơn nắng trắng cơn mu
Con sông chảy có rộng đều nghiêng soi
2. Nhà thơ yêu những câu chuyện có nước mình vì những lí do gì?
3. Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì gặp người tiên độ trị. Em hãy kể tên những câu chuyện cổ Việt Nam thể hiện triết li nhân sinh đó.
4. Các câu chuyện cổ ẩn chứa những nét đẹp tình người và những bài học cuộc sống. Những dòng thơ nào trong đoạn thơ cho em biết điều đó?
5. Theo em, vì sao tác giả có thể “nhận mặt ông cha” qua các câu chuyện có?
6.So sánh nghĩa của từ vàng trong hai trường hợp sau và cho biết đó là từ đồng âm hay từ đa nghĩa. Vì sao?
a. Vàng cơn nắng trắng cơn mưa
b. Cô ấy đeo rất nhiều vàng.
Trả lời:
1. Trong đoạn thơ, các tiếng đi - thì, xưa - mưa - dừa vần với nhau.
2. Nhà thơ yêu chuyện cổ nước mình vì những cầu chuyện cổ ẩn chứa vẻ đẹp tình người thiết tha, nhân hậu. Chuyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất đẹp đẽ và những bài học quý giá mà ông cha ta muốn truyền lại cho con cháu.
3. Những câu chuyện cổ Việt Nam thể hiện triết lí nhân sinh ở hiề thì lại gặp hiền/ Người ngay thì gộp người tiên độ trị: Tấm Cám, Cây tre trâm đốt, Sọ Dừa, Thạch Sanh,...
4. Bài thơ khẳng định giá trị nhân vân cao cả của các câu chuyện cổ, ca ngợi ý nghĩa của các câu chuyện có trong việc phản ánh những nét đẹp tình người và những bài học cuộc sống. Trong đoạn thơ, có thể thấy rõ điều đó qua những dòng thơ:
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lợi gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
[...] Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì...
5. Tác giả có thể “nhận mặt ông cha” của mình qua những câu chuyện cổ vì chính những câu chuyện cố đã giúp người đọc thời nay nói chung và nhà thơ nói riêng hình dụng được "gương mặt” của cha ông ngày xưa - hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh,.... của cha ông.
6. Từ vàng trong “Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa” chỉ màu sắc, còn vàng trong "Cô ấy đeo rất nhiều vàng" chỉ một thứ kim loại quý. Như vậy, đây là hai từ đồng âm vì chúng có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau.
Bài tập 4. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Ai xui ta nhớ Hàm Rồng
Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây.
Từ ta trở lại Sơn Tây
Con đường Nam, Bắc ít ngày vãng lai.
Sơn cầu còn đỏ chưa phai?
Non xanh còn đối sông dài còn sâu?
Còn thuyền đánh cá buông câu?
Còn xe lửa chạy trên cầu như xưa
Lấy ai viếng cảnh bây giờ
Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau!
Ước sao sông cứ còn sâu
Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh,
(Tân Đà, trích Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng, trong Tuyển tập Tân Đà, NXG Văn học, Hà Nội, 1966, tr 231 - 232)
1. Bài thơ viết về cảnh đẹp nào của đất nước? Hãy chỉ ra những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả cảnh đẹp đó.
2. Tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ đầu: Ai xui ta nhớ Hàm Rồng/ Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây?
3.. Việc tác giả sử dụng các câu hỏi nối tiếp kết hợp với biện pháp tu từ điệp ngữ đã thể hiện điều gì?
4. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ: Ước sao sông cứ còn sâu/ Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh?
5.. Qua đoạn thơ, em cảm nhận được tình cảm gì của tác giả?
6. Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ:
Lấy ai viếng cảnh bây giờ
Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau!
Trả lời:
1.Bài thơ viết về cảnh cầu Hàm Rồng. Những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả cảnh đẹp đó: màu sơn “đỏ” của cầu, màu “xanh” của núi Ngọc Sơn, độ “sâu”của dòng sông Mã hùng vĩ, cảnh nhộn nhịp “buông câu” của những con thuyền đánh cá, hình bóng xe lửa Bắc - Nam chạy qua chạy lại trên cầu.
2. Tình cảm của nhà thơ đối với cầu Hàm Rồng được thể hiện rất sâu đậm qua hai dòng thơ: Ai xui ta nhớ Hàm Rồng/ Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây. Tác giả muốn được trông thấy cầu Hàm Rồng cho vơi phần nào nỗi nhớ thường trực trong lòng.
3. Bốn câu hỏi nối tiếp kết hợp với biện pháp tu từ điệp ngữ: còn đỏ, còn đối, còn sâu, còn thuyền đánh có, còn xe lửa chạy,... đã gợi tả nỗi day dứt, băn khoăn của tác giả về cảnh sắc Hàm Rồng. Cảnh Hàm Rồng đã in sâu trong tâm hồn nhà thơ với tất cả màu sắc, hoạt động,... Giờ đây, phải xa Hàm Rồng, tác giả băn khoăn không biết Hàm Rồng có còn giữ nguyên được những vẻ đẹp đó hay không.
4. Hai dòng thơ: Ước sao sông cứ còn sâu/ Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh đã thể hiện nỗi ước mong, khắc khoải của tác giả - mong sao cảnh Hàm Rồng không biến đổi theo dòng chảy thời gian, trong bể dâu cuộc đời. Sông Mã “cứ còn sâu” Núi Ngọc Sơn “còn cứ giữ màu xanh xanh”,...
5.. Đoạn thơ cho ta thấy tình cảm yêu mến tha thiết của nhà thơ Tân Đà đối với cầu Hàm Rồng nói riêng và đối với quê hương đất nước nói chung.
6. Trong hai dòng thơ: Lấy ai viếng cảnh bảy giờ/ Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá. Cầu Hàm Rồng được tác giả nhắc đến như một con người, một người bạn trị âm trị kỉ, một cố nhân. Nhà thơ băn khoăn tự hỏi, trong bao năm tháng xa cách, không biết cảnh Hàm Rồng “có đợi chờ” mình để “cùng nhau” tâm sự, giãi bày.
Bài tập 5. Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Gần lắm Trường Sa của Lê Thị Kim và trả lời các câu hỏi:
Biết rằng xa lắm Trường Sa
Trùng dương ấy tôi chưa ra lần nào
Viết làm sao, viết làm sao
Câu thơ nào phải con tàu ra khơi
Thế mà đã có lòng tôi
Ở nơi cuối bến ở nơi cùng bờ
Phải đâu chùm đảo san hô
Cũng không giống một chùm thơ ngọt lành
Hỡi quần đảo cuối trời xanh
Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con
Sóng bào mãi vẫn không mòn
Vẫn còn biển có vẫn còn Trường Sa
[ ] Ở nơi sừng sững niềm tin
Hỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua
Tấm lòng theo mũi tàu ra
Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.
(Lê Thị Kim - Nguyễn Nhật Ánh, Thành phố tháng Tư, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984, tr. 15 - 17)
1. Hãy chỉ ra những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ.
2. Nêu những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả quần đảo Trường Sa,
3. Theo em, vì sao nhà thơ khẳng định “Với tôi quán đảo Trường Sa rất gần"?
4. Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương?
5. So sánh nghĩa của từ mới trong hai trường hợp sau và cho biết đó là từ đóng âm hay từ đa nghĩa:
a. Tấm lòng theo mũi tàu ra
Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.
b. Bạn Lan có chiếc mũi dọc dừa rốt đẹp.
6. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gi trong hai dòng thơ sau. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.
Hỡi quần đảo cuối trời xanh
Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con
Trả lời:
1.. Những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ:
- Thế thơ: Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp - một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.
- Vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám (tin - nghìn); tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo (qua - ra).
- Thanh điệu: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu và thứ tám là thanh bằng (tin, nghìn, qua, ra, Sa, gần) còn tiếng thứ tự là thanh trắc (sững, của, mũi, đảo). Trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền (nghìn) thì tiếng thứ tám là thanh ngang (qua) và ngược lại, tiếng thứ sáu là thanh ngang (Sa) thì tiếng thứ tám lại là thanh huyền (gần).
- Nhịp: Trong bốn dòng thơ thì có đến ba dòng ngắt theo nhịp chân.
2. Bài thơ viết về quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả địa danh này: quần đảo cuối trời xanh, trăm hạt thóc vãi thành đảo con, sóng bào mãi vẫn không mòn,...
3. Nhà thơ khẳng định “Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần" vì về mặt địa lí thì Trường Sa rất xa xôi và nhà thơ cũng chưa trực tiếp ra thăm Trường Sa lần nào nhưng quần đảo này luôn ở trong trái tim nhà thơ với niềm yêu mến, tự hào.
4. Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm yêu mến, tự hào đối với vùng đất xa xôi của Tổ quốc, đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ Trường Sa. Đọc bài thơ, em cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm với Tổ quốc, phải có ý thức gìn giữ và bảo vệ biển đảo quê hương.
5.. Từ mũi trong mũi tàu chỉ phần trước, nhô ra của tàu thuyền còn mũi trong mũi dọc dừa chỉ một bộ phận nhỏ ra trên khuôn mặt, dùng để hô hấp của con người. Có thể thấy có hai nghĩa này liên quan với nhau nên đây là trường hợp từ đa nghĩa.
6. Trong hai dòng thơ Hỡi quần đảo cuối trời xanh/ Như trăm hột thóc vãi thành đảo con, tác giả đã sử dụng biện pháp tụ từ so sánh, ví quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ với hàng trăm hạt thóc. Việc so sánh mỗi đảo nhỏ của quần đảo Trường Sa như hạt thóc - thứ thân thuộc, gần gũi với mỗi người Việt Nam giúp người đọc cảm thấy quần đảo xa xôi của Tổ quốc trở nên rất gần gũi, thân thương.
Bài tập 6. Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi:
Chiều chiều trước bến Văn Lâu”
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai thấp thoảág bên sông
Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non.
(Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật - Phan Đăng Tài - Nguyễn Thuý Loạn - Đặng Diệu Trang, Kho tàng ca dao người Việt, tập 1, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 001, tr. 515)
1. So với đặc điểm tiêu biểu của thơ lục bát được nêu ở phần Tri thức ngữ văn (SGK, tr. 89), số tiếng của các dòng trong bài ca đao này có gì khác biệt? Theo em, đây có phải là hiện tượng lục bát biến thể hay không?
2. Phần Tri thức ngữ văn cũng cho biết đặc điểm về cách phối thanh của thơ lục bát. Em hãy chỉ ra điểm khác biệt trong cách phối thanh ở bài ca dao trên.
3. Bài ca dao trên có điểm gì khác biệt về vị trí gieo vần so với những bài thơ lục bát thông thường?
4. Việc sử dụng liên tiếp hai dòng thơ tám tiếng (Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm/ Ai thương, ai cảm, di nhớ, ai trông?) có tác dụng gì?
5.Nêu những cảm nhận của em về thời gian, không gian được miêu tả trong bài ca dao.
6. Giải thích nghĩa của từ thảm trong các câu sau và cho biết đây là từ đồng âm hay từ đa nghĩa:
a. Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm.
b. Sàn nhà được trải thảm trông rất ấm cúng, sang trọng.
Trả lời:
1. So với đặc điểm của thơ lục bát đã được nêu ở phần Tri thức ngữ văn (SGK, tr. 89), số tiếng trong dòng thứ ba không phải sáu tiếng như thông thường mà kéo dài thành tám tiếng. Bài ca dao này là hiện tượng lục bát biến thể.
2. Tính chất biến thể trong việc phối thanh của bài ca dao: tiếng thứ tám của dòng bát đầuu tiên (Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm) và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai (Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông) không phải là thanh bằng như thông thường mà là thanh trắc.
3. Ngoài sự biến thể về thanh điệu, so với một bài thơ lục bát thông thường, ta cũng nhận thấy có sự khác biệt về vị trí gieo vần ở bài ca dao. Về vần, tiếng thứ tám của dòng bát (Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm) vẫn với tiếng thứ tư của dòng bát tiếp theo (Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?).
4. Việc sử dụng liên tiếp hai dòng tám tiếng (Ai ngồi,ai câu, ai sầu, ai thảm/ Ai thương, ai cảm, di nhớ, ai trông) đã góp phần làm nổi bật tâm trạng buồn bã, sầu muộn, nhớ nhung, trông ngóng của nhân vật trữ tình.
5.Thời gian và không gian được khắc hoạ trong bài ca dao để lại cho em nhiều ấn tượng. Chính thời gian buổi chiều, không gian mênh mông, xa vắng, trầm mặc của bến Văn Lâu với hình ảnh con thuyền trôi lững lờ trên dòng sông Hương, với điệu hò mái đẩy dịu dặt càng làm tăng thêm nỗi buồn thảm, sầu nhớ trong lòng người.
6. Từ thảm trong câu a (Ai ngồi, ai câu, ai sâu, ai thảm.) chỉ “tâm trạng buồn thương, đau khổ khiến cho mọi người động lòng thương cảm”; từ thảm trong câu b (Sàn nhà được trải thảm trông rất ấm cúng, sang trọng.) lại chỉ “tấm dệt bằng sợi to, thường có hình trang trí, dùng trải trên lối đi hoặc trên sàn nhà”. Đây là hai từ đồng âm vì nghĩa của chúng khác nhau, không liên quan gì với nhau. thông thường mà là thanh trắc.