Giải lịch sử 9 bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 -1946)

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 -1946) - trang 96 lịch sử lớp 9. Tất cả các câu hỏi bao gồm giữa và cuối bài học đều được Baivan.net hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Chúng ta tham khảo để học tốt lịch sử 9 bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 -1946) nhé.

[toc:ul]

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi thành lập....

Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi thành lập đã rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"?

Trả lời:

Sở dĩ nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" bởi vì lúc này một lúc ta phải chống thù trong giặc ngoài, một lúc phải chống ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. 

Quân đội của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế trong phe Đồng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, đã kéo vào nước ta với những âm mưu rất thâm độc :

Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc : 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.

Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam : hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.

Trên đất nước ta lúc đó vẫn còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp.

Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống phá. 

Trong lúc đó, tình hình đất nước gặp rất nhiều khó khăn :

Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời, chưa được củng cố.

Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thiên tai liên tiếp làm cho nạn đói thêm trầm trọng.

Nền tài chính nước nhà trống rỗng.

Các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sức tai hại, đặc biệt là nạn mù chữ...

Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", yêu cầu cấp bách cho toàn Đảng, toàn dân ta lúc này là phải có những biện pháp sáng suốt, kịp thời để chống thù trong giặc ngoài.

Câu 2: Đảng và Chính phủ ta đã tiến hành những biện pháp gì để củng cố....

Đảng và Chính phủ ta đã tiến hành những biện pháp gì để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng? 

Trả lời:

Để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng Đảng và chính phủ ta đã thực hiện  những biện pháp sau:

Ra lệnh tổng tuyền cử trong cả nước, tiến hành bầu cử Quốc hội và bầu cử hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam. 

Để giải quyết nạn đói, đồng bào cả nước hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và noi gương Người, lập các hủ gạo cứu đói và không dùng gạo, ngô để nấu rượu, tổ chức “ngày đồng tâm” để có thêm gạo cứu đói.

Việc tăng gia sản xuất được đẩy mạnh.
Phong trào thi đua sản xuất được dấy lên ở khắp các địa phương. Diện tích ruộng đất hoang hóa nhanh chóng được gieo trồng các loại cây lương thực và hoa màu. Công nhân, bộ đội, cán bộ, viên chức nhà nước học sinh, trí thức, công thương v.v... tự nguyện tổ chức thành từng đoàn từng đội đi về nông thôn giúp nông dân đắp đê phòng lụt, khai hoang, phục hóa.
Chính quyền cách mạng còn tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nông dân nghèo; chia lại ruộng công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ , ra thông tư giảm tô ; ra sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác.
Nhờ có những biện pháp tích cực trên đây, nạn đói đã được đẩy lùi.

Để xóa nạn mù chữ và nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân lao động, ngày 8 - 9 - 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nhà Bình dân học vụ và kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ. Các cấp học đều phát triển mạnh. Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới: theo tinh thần dân tộc và dân chủ.

Nhằm giải quyết những khó khăn về tài chính. Chính phủ kêu gọi tinh thần nguyện đóng góp của nhân dân. Hưởng ứng xây dựng “Quỹ độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng" do Chính phủ phát động, đồng bào cả nước hăng hái đóng góp tiền của và vàng, bạc. Ngày 31 - 1 - 1946. Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam và đến ngày 23 - 11 - 1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.

Câu 3: Trong việc giải quyết nạn đói , nạn dốt và khó khăn về tài chính....

Trong việc giải quyết nạn đói , nạn dốt và khó khăn về tài chính chúng ta đã đạt được những kết quả gì?

Trả lời:

Bên cạnh những biện pháp thức thời để giải quyết nạn đói, Đảng và chính phủ ta còn chủ trương thực hiện những biện pháp lâu dài và thu được những kết quả to lớn. Phong trào thi đua sản xuất được dấy lên ở khắp các địa phương. Diện tích ruộng đất hoang hóa nhanh chóng được gieo trồng các loại cây lương thực và hoa màu. Công nhân, bộ đội, cán bộ, viên chức nhà nước học sinh, trí thức, công thương v.v... tự nguyện tổ chức thành từng đoàn từng đội đi về nông thôn giúp nông dân đắp đê phòng lụt, khai hoang, phục hóa.

Chính quyền cách mạng còn tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nông dân nghèo; chia lại ruộng công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ , ra thông tư giảm tô ; ra sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác.
Nhờ có những biện pháp tích cực trên đây, nạn đói đã được đẩy lùi.

Các cấp học đều phát triển mạnh. Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới: theo tinh thần dân tộc và dân chủ.

Chính phủ phát động, đồng bào cả nước hăng hái đóng góp tiền của và vàng, bạc. Ngày 31 - 1 - 1946. Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam và đến ngày 23 - 11 - 1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.

Câu 4: Đảng chính phủ và nhân dân ta đã có thái độ như thế nào trước....

Đảng chính phủ và nhân dân ta đã có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp?

Trả lời:

Với bản chất của đế quốc thực dân là lật lọng, thực dân Pháp luôn nuôi tham vọng quay trở lại thống trị Đông Dương. Được sự giúp đỡ của quân đội Anh, đêm 22 rạng sáng 23 -9-1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần hai. 

Trước hành động xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã kiên quyêt đấu tranh chống lại chúng. Đảng, chính phủ và chủ tích Hồ Chí Minh đã phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu muốn mở rộng xâm lược ra phía Bắc. Nhân dân miền Nam anh dũng kháng chiến, nhân dân hai miền Bắc và Trung bộ luôn ủng hộ và giúp đỡ nhân dân miền Nam. 

Câu 5: Nêu rõ các biện pháp đối phó của ta với quân Tưởng và bọn tay sai.

Trả lời:

Không thể cùng một  lúc đánh hai kẻ thù, ta không đủ sức về kinh tế cũng như vũ trang. Chính vì thế trong khi tiến hành kháng chiến chông Pháp ở Nam bộ. Đảng, chính phủ và nhân dân ta cũng phải có những biện pháp tíc cực đối phó lại quân Tưởng và bè lũ tay sai. 

Chủ trương của ta là hòa hoãn, nhân nhượng (có nguyên tắc) đối với quân Tưởng và tay sai về những quyền lợi chính trị, kinh tế…

Nhằm hạn chế sự phá hoại của bọn tay sai của Tưởng, Quốc hội đồng ý nhường cho chúng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghế bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp.

Ta còn nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế như cung cấp lương thực, nhận tiêu tiền "quan kim",…

Mặt khác, Chính phủ ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng ; giam giữ, lập tòa án quân sự để trừng trị bọn phản cách mạng.

Như vậy, đối với Tưởng thì ta nhân nhượng nhưng với bè lũ tay sai, bọn phản động ta nghiêm khắc trừng trị. 

Câu 6: Trước và sau hiệp định sơ bộ (6-3-1946), chủ trương và biện pháp....

Trước và sau hiệp định sơ bộ (6-3-1946), chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối phó với Pháp, Tưởng có gì khác nhau?

Trả lời:

Trước khi có Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) chủ trương của Đảng và chính phủ ta là chống Pháp và hòa với Tưởng, vì thế ta chủ trương tiến hành kháng hiến chống thực dân Pháp ở miền Nam. Đây là hành động quyết liệt thể hiện sự cảnh cáo đanh thép với kẻ xâm phạm nền độc lập dân tộc. Đối với quân Tưởng thì ta chủ trương nhân nhượng nhưng có nguyên tắc. 

Sau Hiệp định sơ bộ, ta chủ trương nhân nhượng hòa hoãn với quân Pháp để tập trung, lợi dụng quân Pháp đánh đuổi quân Tưởng về nước. Cụ thể ta đã ký với Pháp hiệp định sơ bộ, tiếp đến là bản Tạm ước. Theo đó nhượng cho chúng nhiều quyền lợi. 

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám hiểm nghèo như thê nào?

Trả lời:

Vừa  mới ra đời nước ta đứng trước muôn vàn những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, đó là:

Giặc ngoại xâm và nội phản:

  • Giặc ngoại xâm:Sau cách mạng tháng tám  thì quân đội các nước quân đồng minh lần lược kéo vào nước ta với âm mưu là bao vây và can thiệp cách mạng nước ta:
    • Từ vĩ tuyến 16 trở ra 20 vạn quânTưởng kéo vào với âm mưu thủ tiêu chính quyền cách mạng ngay từ trong trứng nước. 
    • Từ vĩ tuyến 16 trở vào có hơn một vạn quân Anh chúng đã dung túng và giúp đỡ cho Pháp quay trở lại xâm lược Nam Bộ.
    • Lúc này trên nước ta còn hơn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp trong đó có một bộ phận giúp Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng ở Nam Bộ.
    • Thực dân Plháp muốn khôi phục lại nền thổng trị cũ, đã xâm lược nước ta ở Nam Bộ.
  • Nội phản:Các lực lượng phản cách mạng ở cả hai miền đều ngóc đầu dậy hoạt động chống phá cách mạng như cướp bóc, giết người, tuyên truyền kích động, làm tay sai cho Pháp…

Khó khăn về kinh tê, tài chính:

  • Kinh tế nghèo nàn lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thiên tai, lũ lụt nạn đói đang đe dọa nghiêm trọng.
  • Ngân sách nhà nước trống rỗng, lạm phát gia tăng, giá cả đắt đỏ ….
  • Khó khăn về chính trị, xã hội.
  • Chính quyền còn non trẻ , lực lượng mỏng, thiếu kinh nghiệm quản lí
  • Hơn 90% dân số mù chử, các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút kha phổ biến.
  • Do những khó khăn trên làm cho cách mạng nước ta đang đứng trước những thử thách hết sức hiểm nghèo, trực tiếp đe dọa sự tồn vong của chính quyền cách mạng. vận mệnh Tổ Quốc như “Nghìn cân treo sợi tóc

Câu 2: Chính phủ ta ký với Pháp hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước....

Chính phủ ta ký với Pháp hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) nhằm mục địch gì?

Trả lời:

Ta kí hiệp định sơ bộ (6-3-1946) nhằm tránh một cuộc đụng đầu bất lợi, lợi dụng Pháp đẩy 20 vạn quân Tưởng ra khỏi nước ta, có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến nhất định sẽ bùng nổ.Sau khi ký hiệp định sơ bộ nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi, chúng tiếp tục lấn tới. Nhưng lúc này chúng ta vẫn chưa đủ sức chống lại chúng. Vì thế, ta quyết định tiếp tục ký bản Tạm ước nhân nhượng chúng để tranh thủ thời gian tạo thế và lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

Câu 3: Hãy lập bảng niên biểu về những sự kiện chính của thời kỳ lịch sử này?

Trả lời:

Thời gian

             Sự kiện

2-9-1945

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

8-9-1945

Chính phủ công bố lệnh tổng tuyền cử trong cả nước

29-5-1946

Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập

8-9-1945

Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ

Đêm 22 rạng sáng 23-9-1945

Pháp đánh chiếm Uỷ ban Nhân dân Nam bộ, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần hai

6-3-1946

Ta ký với Pháp hiệp định Sơ bộ

14-9-1946

Ta ký với Pháp bản Tạm ước

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Lịch sử lớp 9


Copyright @2024 - Designed by baivan.net