Giải lịch sử 9 bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) - trang 110 lịch sử lớp 9. Tất cả các câu hỏi bao gồm giữa và cuối bài học đều được Baivan.net hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Chúng ta tham khảo để học tốt lịch sử 9 bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) nhé.

[toc:ul]

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Bước vào thu động 1950, âm mưu của Pháp và Mỹ ở Đông Dương như thế nào?

Trả lời:

Bước vào thu – đông 1950, âm mưu của Pháp và Mĩ ở Đông Dương:

Pháp muốn kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương và muốn dựa vào Mĩ. Mĩ can thiệp sâu và "dính líu" trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Được Mĩ giúp đỡ, Pháp thực hiện "kế hoạch Rơ-ve” tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 nhằm khóa chặt biên giới Việt – Trung, cô lập căn cứ địa Việt Bắc, đồng thời thiết lập Hành lang Đông – Tây để ngăn chặn sự chi viện của Liên khu III, IV cho chiến khu Việt Bắc.

Câu 2: Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950?

Trả lời:

Vì tình hình thế giới và Đông Dương thay đổi, có nhiều thuận lợi cho ta : Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1-10-1949), tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam liên lạc, nối liền với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.
Đứng trước hoàn cảnh thế giới có lợi cho cuộc kháng chiến của ta, bất lợi cho Pháp, đế quốc Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, thực dân Pháp có âm mưu quân sự mới thông qua kế hoạch Rơ-ve. Pháp đã xây dựng được tuyến phòng thủ trên Đường số 4, khóa chặt biên giới Việt - Trung và thiết lập Hành lang Đông - Tây, hòng cắt đứt con đường liên lạc giữa Việt Bắc với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV. Trên cơ sở đó, chúng chuẩn bị mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai. Để phá âm mưu đó, tháng 6-1950, Trung ương Đảng và Chính Phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950, nhằm tiêu diệt bộ phận sinh lực địch, khai thông con đường liên lạc giữa nước ta và Trung Quốc với các nước dân chủ trên thê giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến. 

Câu 3: Dựa vào lược đồ (hình 47), trình bày diễn biến chiến dịch....

Dựa vào lược đồ (hình 47), trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu đông 1950?

Trả lời:

16/9/1950, chiến dịch bắt đầu, ta tiến công cụm cứ điểm Đông khê. Sáng ngày 18/9/1950, ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông khê, đẩy địch vào tình thế nguy khốn: Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, thế phòng thủ trên đường số 4 lung lay.

Mất Đông khê, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng bằng kế hoạch ‘’hành quân kép”: một cánh quân đánh lên Thái nguyên để thu hút chủ lực của ta, một cánh quân khác từ Thất khê tiến lên chiếm lại Đông khê để đón quân từ Cao Bằng về.

Đoán trước ý định của địch, quân ta mai phục, kiên nhẫn chờ đánh quân tiếp viện. Từ 1 đến 8/ 10/1950, quân ta liên tục chặn đánh địch, diệt gọn 2 binh đoàn, làm sụp đổ hoàn toàn kế hoạch rút quân của địch.

Từ 10 đến 22/10/1950, địch phải rút khỏi đường số 4: Thất Khê, Na Sầm, Đồng đăng, lạng Sơn, Đình Lập. Đến 23/10/1950 chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi.

Câu 4: Sau thất bại trong Biên giới thu đông 1950, thực dân Pháp và....

Sau thất bại trong Biên giới thu đông 1950, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ có âm mưu gì ở Đông Dương?

Trả lời:

Sau thất bại của Pháp ở Biên giới, thực dân Pháp lâm vào tình trạng khó khăn, lung túng, chúng phải dựa vào Mĩ, tiếp tục nhận viện trợ về mọi mặt của Mĩ mặc dù Pháp có mâu thuẫn với Mĩ. 
Về phía Mĩ, vốn đã có dã tâm chiếm Đông Dương làm thuộc địa kiểu mới, cộng với mục đích chống cộng ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc, Mĩ đã giúp Pháp nhằm ràng buộc Pháp rồi từng bước hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông Dương. 
Từ tháng 5/1949 Mĩ từng bước can thiệp sâu vào Đông Dương. Ngày 23/12/1950 Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Đây là hiệp định viện trợ quân sự, kinh tế, tài chính của Mĩ cho Pháp và tay sai, qua đó, Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương. 
Tháng 9/1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ nhằm trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ. 
Sau những hiệp định này, viện trợ của Mĩ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong ngân sách chiến tranh của Đông Dương. Năm 1952 là 52 tỷ phrăng – chiếm 19% ngân sách; năm 1954 là 555 tỷ Phrăng chiếm 73% ngân sách… Với sự viện trợ này, ta thấy được sự can thiệp ngày càng sâu của Mĩ vào chiến tranh Đông Dương và sự lệ thuộc của Pháp ngày càng tăng. 
Để cứu vãn tình thế nguy khốn cho quân Pháp ở Đông Dương, dựa vào sự viện trợ của Mĩ, cuối 1950, Pháp – Mĩ đã đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi, mong muốn kết thúc nhanh chiến tranh. Kế hoạch gồm 4 điểm chính:
  • Gấp rút tập trung quân Âu – Phi nhằm xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh, đồng thời ra sức phát triển ngụy quân để xây dựng “quân đội quốc gia”. 
  •  Xây dựng phòng tuyến quân sự xi măng cốt sắt (boong ke), thành lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm ngăn chặn chủ lực của ta và kiểm soát việc đưa nhân tài, vật lực ra vùng tự do. 
  • Tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người sức của cuả nhân dân để tăng cường lực lượng cho chúng
  • Đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp, kết hợp oanh tạc bằng phi pháo với chiến tranh tâm lí và chiến tranh kinh tế. 
Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp – Mĩ ở Đông Dương lên quy mô lớn, làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nhất là ở vùng sau lưng địch trở nên khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy, ta quyết tâm đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa này. 

Câu 6: Nêu những nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng?

Trả lời:

Để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi, tháng 2-1951, Đảng Cộng sản Đông Dương họp đại hội đại biểu lần thứ II tại Chiếm Hóa - Tuyên Quang. 

Bàn về cách mạng Việt Nam nêu nhiệm vụ chống phong kiến phải được thực hiện đồng thời với nhiệm vụ chống đế quốc, nhưng làm từng bước, có kế hoạch để vừa bồi dưỡng lực lượng kháng chiến, vừa giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân kháng chiến.

Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam – Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Đối với Lào và Cam-pu-chia, Đại hội chủ trương xây dựng ở mỗi nước một đảng riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước để lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chinh trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

Đại hội lần thứ II là mốc đánh dấu bước trướng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, có tác dụng thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi.

Câu 7: Hãy nêu những thành tựu đạt được trong phát triển hậu phương từ....

Hãy nêu những thành tựu đạt được trong phát triển hậu phương từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng

Trả lời:

Từ sau Đại hội II của Đảng ta đã phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt và đạt nhiều thành tựu

Về chính tri: ngày 3-3-1951, Việt Minh và Hội Liên Việt họp đại hội đại biểu quyết định thống nhất là Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (mặt trận Liên Việt). Đảng Lao động Việt Nam chính thức ra mắt trước đại biểu nhân dân tham dự đại hội. 

Ở Lào và Cam -pu-chia cũng đa thành lập được mặt trận riêng của mình. 

Về kinh tế: năm 1952, Đảng chính phủ đề ra cuộc vận động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, đã lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. 

Để bồi dưỡng sức dân thực hiện chính sách triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. 12-1953, Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa I đã thông qua Luật cải cách ruộng đất. Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954, thực hiện được 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất. 

Về văn hóa giáo dục: cải cách giáo dục được tiếp tục thực hiện với ba phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất và phục vụ dân sinh

Phong trào thi đua yêu nước ngày càng ăn sâu và lan rộng trong các ngành các giới, làm nảy nở nhiều đơn vị cá nhân ưu tú. Ngày 1-5-1952, đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc đã biểu dương được 7 anh hùng. 

Câu 8: Hãy nêu những thắng lợi về quân sự của ta tiếp sau thắng lợi....

Hãy nêu những thắng lợi về quân sự của ta tiếp sau thắng lợi Biên giới thu đông 1950?

Trả lời:

Những thắng lợi về quân sự của ta tiếp sau thắng lợi Biên giới Thu-Đông 1950 là:

  • 14-10 đến 10-12-1952: Chiến dịch Tây Bắc. 
  • 21-12-1953: Chiến dịch Trung Lào. 
  • 21-1 đến 5-2-1954: Chiến dịch Bắc Tây Nguyên. 
  • 31-1 đến 4-1954: Chiến dịch Hạ Lào. 

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Những sự kiện nào chứng tỏ từ sau chiến thắng Biên giới thu đông....

Những sự kiện nào chứng tỏ từ sau chiến thắng Biên giới thu đông 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyên sang giai đoạn mới. 

Trả lời:

 Từ sau chiến thắng Biên giới thu đông 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyên sang giai đoạn mới. Điều này, thể hiện ở những sự kiện sau:

Về chính tri: ngày 3-3-1951, Việt Minh và Hội Liên Việt họp đại hội đại biểu quyết định thống nhất là Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (mặt trận Liên Việt). Đảng Lao động Việt Nam chính thức ra mắt trước đại biểu nhân dân tham dự đại hội. 

Ở Lào và Cam -pu-chia cũng đa thành lập được mặt trận riêng của mình. 

Về kinh tế: năm 1952, Đảng chính phủ đề ra cuộc vận động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, đã lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. 

Để bồi dưỡng sức dân thực hiện chính sách triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. 12-1953, Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa I đã thông qua Luật cải cách ruộng đất. Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954, thực hiện được 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất. 

Về văn hóa giáo dục: cải cách giáo dục được tiếp tục thực hiện với ba phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất và phục vụ dân sinh

Phong trào thi đua yêu nước ngày càng ăn sâu và lan rộng trong các ngành các giới, làm nảy nở nhiều đơn vị cá nhân ưu tú. Ngày 1-5-1952, đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc đã biểu dương được 7 anh hùng. 

Về quân sự: Ta chủ động mở liên tiếp các chiến dịch tiến công vào phòng tuyến của địch ở chiến trường vùng rừng núi, trung du và đồng bằng. Thu được nhiều thắng lợi to lớn:

  • 14-10 đến 10-12-1952: Chiến dịch Tây Bắc. 
  • 21-12-1953: Chiến dịch Trung Lào. 
  • 21-1 đến 5-2-1954: Chiến dịch Bắc Tây Nguyên. 
  • 31-1 đến 4-1954: Chiến dịch Hạ Lào. 

Như vậy, từ sau chiến dịch Biên giới thu đông ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường hoàn toàn. 

Câu 2: Lập bảng các niên đại và sự kiên thắng lợi có ý nghĩa chiến lược....

Lập bảng các niên đại và sự kiên thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị, trong kháng chiến chống Pháp từ thu động 1950 đến đông xuân 1953-1954

Trả lời:

Thời gian

                      Sự kiện

16-9 đến 22 -10-1950

Quân ta giành thắng lợi trong biên giới

2- 1951

Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng

3-3-1951

Thống nhất Việt Minh và Hội Liên Việt thành mặt trận Liên Việt

11-3-1951

Thành lập liên minh nhân dân Việt – Miên -Lào

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Lịch sử lớp 9


Copyright @2024 - Designed by baivan.net