[toc:ul]
I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, cách mạng....
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, cách mạng ở hai miền Nam – Bắc có những thuận lợi và khó khăn gì?
Trả lời:
| Khó khăn | Thuận lợi |
Miền Bắc | Hậu quả chiến tranh nặng nề.Nhiều làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá,50 vạn ha đất bị bỏ hoang,1 triệu ha rừng bị chất độc và bom đạn.Hàng triệu người thất nghiệp… | Từ 1954 đến 1975 ,CM XHCN miền Bắc đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện. Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. |
Miền Nam | Kinh tế miền Nam phát triển theo hướng TBCN, nhưng vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, phân tán, mất cân đối, lệ thuộc bên ngoài. Nhiều tệ nạn xã hội còn tồn tại. Vô số bom mìn còn vùi lấp trên các cánh đồng, ruộng vườn, nơi cư trú của nhân dân. Đội ngũ thất nghiệp có tới hàng triệu người. Số người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn trong dân cư. | Miền Nam hoàn toàn giải phóng.Chế độ thực dân mới và chính quyền Sài gòn hoàn toàn sụp đỗ. Kinh tế miền Nam trong một chừng mực nhất định đã có sự phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội. |
Câu 2: Đảng và chính quyền cách mạng ở miền Nam đã có những chủ trương....
Đảng và chính quyền cách mạng ở miền Nam đã có những chủ trương và biện pháp gì nhằm thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trong năm đầu sau chiến tranh chống Mĩ thắng lợi?
Trả lời:
- Chính trị:
- Công tác tiếp quản từ thành thị đến nông thôn, đất liền, hải đảo, căn cứ quân sự, cơ sở sản xuất, hành chính, văn hóa được tiến hành khẩn trương và đạt được những kết quả tốt.
- Ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng và các vùng mới giải phóng, chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng các cấp nhanh chóng được thành lập. Đồng thời đưa hàng triệu đồng bào trong thời gian chiến tranh bị dồn vào các "ấp chiến lược" hay bỏ chạy vào thành phố, không có việc làm được hồi hương, chuyển về nông thôn tham gia sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.
- Kinh tế: tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài, xóa bỏ bóc lột phong kiến, điểu chinh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hóa ngân hàng, thay đổi đồng tiền của chính quyền Sài Gòn bằng đồng tiền của chính quyền cách mạng, chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Văn hóa, giáo dục, y tế: sử dụng mạng thông tin phát thanh truyền hình, báo chí một cách có hiệu quả. Nghiêm cấm, bài trừ các tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, ma túy... Đẩy mạnh phát triển văn hóa - giáo dục: xóa bỏ trường tư, thành lập trường công, xóa nạn mù chữ.
Câu 3: Quốc hội khóa VI, kì họp thứ nhất đã có những quyết định gì?
Trả lời:
Những quyết định của kì họp thứ nhất, quốc hội khóa VI:
- Chính sách đối nội và đối ngoại của nước VN thống nhất.
- Đổi tên nước là : CHXHCNVN. ( từ ngày 2-7-1976)
- Quyết định: Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca.
- Thủ đô: Hà Nội.
- Thành phố Sài gòn - Gia Định đổi là thành phố Hồ Chí Minh .
- Bầu ra các cơ quan lãnh đạo và chức vụ cao nhất của nhà nước.
- Bầu Ban Dự thảo Hiến pháp.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Việc thực hiện những nhiệm vụ cấp bách trước mắt và hoàn thành....
Việc thực hiện những nhiệm vụ cấp bách trước mắt và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước trong năm đầu sau kháng chiến chống Mĩ thắng lợi có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Thể hiện ý chí, nguyện vọng của cả dân tộc Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, độc lập và xã hội chủ nghĩa.
- Tạo điều kiện phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước để xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá, tăng cường khả năng quốc phòng – an ninh và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
- Tạo cơ sở để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội.