Giải lịch sử 9 bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 -1950)

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 -1950) - trang 103 lịch sử lớp 9. Tất cả các câu hỏi bao gồm giữa và cuối bài học đều được Baivan.net hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Chúng ta tham khảo để học tốt lịch sử 9 bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 -1950) nhé.

[toc:ul]

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Trước ngày 19-12-1946, thực dân Pháp đã có những hành động....

Trước ngày 19-12-1946, thực dân Pháp đã có những hành động gì nhằm đẩy nhanh tới chiến tranh?

Trả lời:

Thực dân Pháp đã có những hành động lật lọng trắng trợn trước những thiện chí của chúng ta để đẩy nhanh tới chiến tranh.

Ngay sau ngày 6-3-1946, Pháp mở các cuộc tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Ở Bắc Bộ, hạ tuần tháng 11-1946, quân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.

Ở Hà Nội, quân Pháp bắn súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi. Chúng đốt Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm đóng cơ quan Bộ Tài chính, gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh v.v..Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận, thì chậm nhất là sáng 20-12-1946, chúng sẽ hành động.

Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong....

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào? Nội dung lời kêu gọi đó?

Trả lời:

Hoàn cảnh: 

Trước khi Chiến tranh Đông Dương nổ ra, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cho là đã tìm mọi cách "cứu vãn hòa bình", chí ít cũng làm chậm lại chiến tranh để chuẩn bị đối phó, đồng thời khéo léo tìm được thế bắt đầu chiến tranh tốt nhất có thể (hay là ít xấu nhất). Hiệp định sơ bộ Việt–Pháp 6/3/1946 và Tạm ước Việt–Pháp 14/9/1946 lần lượt được ký kết, Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán. Quân của Tưởng Giới Thạch phải theo các điều ước rút về nước.

Pháp được cho là "quyết gây chiến tranh", liên tiếp gây ra các cuộc thảm sát ở Hải Phòng và Hà Nội. Sau đó Pháp đòi tước vũ khí của Việt Minh. Chiến tranh xảy ra vào đêm 19/12/1946 bởi trận đánh Hà Nội 1946. Ngày này được gọi là Toàn quốc kháng chiến.

Ngày 3 tháng 12 năm 1946, Hồ Chí Minh đã về làng Vạn Phúc, Hà Đông, sống trong nhà ông Nguyễn Văn Dương. Tại đây, vào ngày 19 tháng 12, trên căn gác xép nhỏ Người đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, dùng để phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công. Văn bản này đã được Trường Chinh chỉnh sửa một số chi tiết trước khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc.

Nội dung: 

Lời kêu gọi có đoạn :

….Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.

Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng,. Ai có guơm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước…

Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9-1947) của Tổng Bí thư Trường Chinh là những văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

Câu 3: Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân....

Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân?

Trả lời:

Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa là vì đó là cuộc chiến tranh vệ quốc , toàn dân đứng lên đánh lại kẻ thù đã xâm chiếm nước ta , bắt dân ta làm nô lệ trong 80 năm. Cuộc kháng chiến đó có tính nhân dân là vì đó là cuộc kháng chiến đó của toàn dân,tất cả mọi người dân đều tham gia đánh giặc , đó là cuộc kháng chiến nhân dân .Điều này thể hiện rõ hơn trong thiện chí của ta (khi ký hiệp định sơ bộ và Tạm ước) nhượng cho chúng nhiều quyền lợi. Trong khi đó, chúng càng lấn tới lật lọng phá vỡ nền hòa bình chúng ta gây dựng. 

Câu 4: Hãy trình bày diễn biến cuộc chiến đấu ở các đô thị cuối năm....

Hãy trình bày diễn biến cuộc chiến đấu ở các đô thị cuối năm 1946- đầu năm 1947 và ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó?

Trả lời:

Ở Hà Nội, đêm 19-12-1946 công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, toàn thành phố mất điện, là tín hiệu cuộc chiến đấu bắt đầu, nhân dân đã khiêng bàn ghế, giường tủ, kiện hàng, hạ cây cối dựng thành những chướng ngại vật để chống giặc. Trung đoàn thủ đô được thành lập và đánh những trận quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, chợ Đồng Xuân, nhà Bưu điện…Quân dân Hà Nội đã chiến đấu anh dũng tiêu diệt và làm bị thương hàng nghìn tên địch… chặn được bước tiến của địch, bảo về cho TW Đảng và chính phủ rút về căn cứ Việt Bắc  an toàn.
 => Sau 2 tháng chiến đấu kiên cường, 17-2-1947 quân ta rút khỏi vòng vây của địch, ra căn cứ an toàn.
Ở các đô thị Bắc Giang, Bắc Ninh, Huế, Đà Nẵng…quân ta bao vây, tiến công tiêu diệt nhiều tên địch.
Cuộc chiến đấu ở các đô thị diễn ra vô cùng anh dũng, tiêu biểu là cuộc chiến đấu 60 ngày đêm ở thủ đô Hà Nội  với tinh thần “ Quyết tử cho Tổ quốc  quyết sinh”
Ý nghĩa: Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố, chặn đứng kế hoạch ‘đánh nhanh thắng nhanh”, tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài

Câu 6: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã được...

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã được chuẩn bị như thế nào?

Trả lời:

Cuối tháng 10 - 1946, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm nước Pháp trở về, nhất là sau vụ thực dân Pháp gây xung đột ở Hải Phòng và Lạng Sơn (20 -11 -1946), công việc chuẩn bị cho kháng chiến ở Hà Nội được đẩy mạnh. Đợt tổng di chuyển bắt đầu nhằm đưa máy móc, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm đến nơi an toàn.
Đồng thời với việc di chuyển, ta tiến hành “tiêu thổ kháng chiến”, vận động, tổ chức nhân dân tản cư. Nhanh chóng chuyển đất nước sang thời chiến. 
Sau khi việc di chuyển đã hoàn thành, Nhà nước bắt tay xây dựng lực lượng về mọi mặt để bước vào cuộc chiến đấu lâu dài.
Về chính trị, Chính phủ quyết định chia nước ta thành 12 khu hành chính và quân sự.
Về quân sự, mọi người dân từ 18 đến 45 tuổi đều tham gia dân quân và từ dân quân được tuyển chọn vào du kích, rồi bộ đội địa phương hoặc bộ đội chủ lực. Vũ khí vừa tự tạo, vừa lấy của địch để tự trang bị.
Về kinh tế, Chính phủ ban hành các chính sách để duy trì và phát triển sản xuất, trước hết là sản xuất lương thực, theo khẩu hiệu “Thực túc binh cường", “Ăn no đánh thắng”. Nhà Tiếp tế được thành lập. làm nhiệm vụ thu mua, dự trữ và phân phối thóc gạo, muối, vải bảo đảm nhu cầu về ăn mặc cho lực lượng vũ trang và nhân dân ở hậu phương.
Về giáo dục, phong trào Bình dân học vụ tiếp tục được duy trì và phát triển.

Câu 7: Hãy trình bày âm mưu và hành động của thực dân Pháp trong cuộc....

Hãy trình bày âm mưu và hành động của thực dân Pháp trong cuộc tiến công căn cứ địa Việt Bắc của nước ta.

Trả lời:

Âm mưu của Pháp:
Sau khi chiếm được hầu hết các đô thị,  Tháng 3/1947, Bôlaec được cử làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương đồng thời vạch kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược.
Cuộc tiến công lên Việt Bắc của Pháp:
Ngày 7-10-1947, Pháp huy đông 12.000 quân mở cuộc tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc .
Ngày 7 / 10 / 1947, Pháp cho 1 bộ phận quân nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Đồn, Chợ Mới
Cùng ngày cho lực lượng bộ binh theo đường số 4 từ Lạng Sơn lên Cao Bằng xuống Bắc Kạn, bao vây Việt Bắc từ phía Đông và phía Bắc.        
Ngày 9 / 10 / 1947, thuỷ quân theo đường sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, Chiêm Hóa bao vây Việt Bắc từ phía Tây.

Câu 8: Dựa vào lược đồ (hình 45) trình bày diễn biến chiến dịch Việt Bắc....

Dựa vào lược đồ (hình 45) trình bày diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947

Trả lời:

Chủ trương của ta: Ngày 15 / 10 / 1947, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “ phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”.
Tại Bắc Cạn: Ta bao vây đánh địch ở Chợ Đồn, Chợ Mới buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã từ tháng 11 / 1947
Mặt trận hướng Đông: ta phục kích chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu ở đèo Bông Lau (30-10-1947) thu nhiều vũ khí
Ở hướng Tây: ta phục kích chặn đách địch trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu canô.
19/12/1947 Pháp rút khỏi Việt Bắc kết thúc chiến dịch.

Câu 9: Hãy cho biết âm mưu của thực dân Pháp ở Đông Dương sau....

Hãy cho biết âm mưu của thực dân Pháp ở Đông Dương sau thất bại trong cuộc tiến công Việt Bắc thu đông 1947

Trả lời:

Âm mưu của thực dân Pháp ở Đông Dương sau thất bại trong cuộc tiến công Việt Bắc thu - đông 1947 là tăng cường thực hiện chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh' nhằm chống lại cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của nhân dân ta.

Câu 10: Cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện của nhân dân ta được đẩy mạnh....

Cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện của nhân dân ta được đẩy mạnh như thế nào?

Trả lời:

Về quân sự : thực hiện vũ trang toàn dân, phát động chiến tranh du kích.
Về chính trị - ngoại giao : năm 1948, tại Nam Bỏ, lần đầu tiên ta tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân từ cấp xã đến cấp tỉnh. Củng cố ủy ban kháng chiến hành chính các cấp. Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và nhiều nước dân chủ nhân dân đã đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
Về kinh tế : ta chủ trương phá hoại kinh tế của địch, xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc.
Về văn hoá, giáo dục : tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân dân Pháp....

Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ 19-12-1946?

Trả lời:

Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, nhưng thực dân Pháp không nghiêm túc thực hiện mà ra sức khiêu khích, phá hoại. Chúng không ngừng bắn ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, tìm cách thành lập “Nam Kì tự trị”. Hạ tuần tháng 11-1946, chũng chiếm đóng ở Hải Phòng, Lạng Sơn. Đầu tháng 12 chúng đổ bộ lên Đà Nẵng, chiếm đóng Hải Dương và tăng thêm quân ở Hải Phòng.

Tại Hà Nội, liên tiếp từ đầu tháng 12-1946, quân Pháp ra sức khiêu khích như đốt cháy Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, phá chướng ngại vật của ta ở phố Lò Đúc, bắn vào dân thường như phố Hàng Bún, Yên Ninh, chiếm đóng trị sở Bộ Tài chính, Bộ Giao Thông công chính.

Đến đây, bộ mặt của thực dân Pháp muốn xâm lược nước ta đã rõ ràng. Tình hình đó đòi hỏi Đáng và Chính ohur phải có những quyết sách kịp thời. Ngày 12-12-1946, Đảng đã họp và ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”.

Đặc biệt nghiêm trọng là trong các ngày 18 và 19-12-1946, quân Pháp gửi tối hậu thư như đòi ta phải giải tán lực lượng tự vệ và nắm quyền kiểm soát thủ đô, nếu không được chấp nhận thì chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946 chúng sẽ chuyển sang hành động.

Nền độc lập của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy, trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc, Hà Đông phát động cuộc kháng chiến toàn quốc. Khoảng 20h ngày 19-12-1946 công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cả Hà Nội mất điện. Đó là tín hiệu của cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.

Câu 2: Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.....

Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hóa ra sao?

Trả lời:

Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được thể hiện qua lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh, Tác phẩm Kháng chiến nhất  định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh.

Đảng và Chính phủ chủ trương tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở, tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
Về quân sự, ta chủ trương động viên nhân dân thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
Về chính trị và ngoại giao, năm 1948, tại Nam Bộ, lần đầu tiên ta tiến hành bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh, ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân và ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn.
Tháng 6 - 1949, Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định tiến tới thống nhất hai tổ chức từ cơ sở đến trung ương. 
Ngày 14 - 1 - 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước lao tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Sau lời tuyên bố đó, chính phủ nhiều nước chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta : đầu tiên là Trung Quốc, tiếp đó là Liên Xô, rồi lần lượt các nước dân chủ nhân dân khác.
Về kinh tế, ta chủ trương vừa ra sức phá hóa kinh tế địch, vừa đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ nền kinh tế dân chủ nhân dân có khả năng tự cấp tự túc.
Về văn hóa, giáo dục, tháng 7 - 1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, thay hệ thống giáo dục 12 năm bằng hệ thống giáo dục 9 năm, hướng giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc, đặt nền móng cho nền giáo dục dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 3: Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu ở các đô thị và chiến dịch....

Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu ở các đô thị và chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?

Trả lời:

Ý nghĩa của cuộc chiến đấu thắng lợi ở các đô thị:
Cuộc chiến đấu chủ động bao vây và tiến công quân Pháp của ta đã làm tiêu hao lực lượng địch, tạo ra thế trận cho chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, toàn dân, toàn diện.
Ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947:
Đây là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta giành được thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp. Chiến thắng này đã chứng minh sự đúng đắn về đường lối kháng chiến lâu dài của Đảng. Chứng minh sự vững chắc của Căn cứ địa Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc, ta có thêm điều kiện để xây dựng và phát triển lực lượng kháng chiến toàn quốc, toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.

  • Căn cứ Việt Bắc vẫn được giữ vững, bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành.
  • Làm thất bại âm mưu của Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
  • Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc đã chứng tỏ rằng lực lượng của ta ngày càng hùng mạnh , lực lượng của địch ngày càng suy yếu, cuộc chiến thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Lịch sử lớp 9


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com