[toc:ul]
Chú ý: Đây chỉ là bài mẫu tham khảo, khi làm bài các bạn cần thay số đo mà mình đã đo để có một bài báo cáo thực hành đúng.
THỰC HÀNH: ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH SONG SONG.
Họ và tên:................. Lớp:............................
1. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
a) Vôn kế được dùng để đo hiệu điện thế giữa hai điểm.
b) Chốt (+) của vôn kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
c) Ampe kế được dùng để đo cường độ dòng điện.
d) Mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch để sao cho chốt (+) của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
2. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song:
a) Vẽ vào khung dưới đây sơ đồ mạch điện tương tự như hình 28.1a, trong đó có thêm vôn kế được mắc với hai đầu bóng đèn 2
Sơ đồ mạch điện
b) Kết quả đo:
Bảng 1
Vị trí mắc vôn kế | Hai điểm 1 và 2 | Hai điểm 3 và 4 | Hai điểm M và N |
Hiệu điện thế | U12 = 3V | U34 = 3V | UMN = 3V |
c) Nhận xét:
Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện giữa hai điểm nối chung: U12 = U34 = UMN
3. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song
a) Kết quả đo:
Bảng 2
Vị trí mắc ampe kế | Cường độ dòng điện |
Mạch rẽ 1 | I1 = 0,5A |
Mạch rẽ 2 | I2 = 0,5A |
Mạch chính | I = 1A |
b) Nhận xét:
Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ: I = I1 + I2