Giải vở bài tập Khoa học 4 kết nối Bài 21: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc

Hướng dẫn giải bài 21: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc SBT Khoa học 4 kết nối. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1: Hãy đánh dấu × vào ☐ phù hợp.

 

a) Nấm mốc làm thay đổi màu sắc bên ngoài, mùi vị của thực phẩm.

 

b) Nấm mốc thường sống và phát triển ở nơi ẩm ướt, xâm nhập vào thức ăn để lâu ngày.

 

c) Nấm mốc xâm nhập vào thực phẩm, làm biến đổi mùi vị thực phẩm, do đó thực phẩm trở nên thơm ngon, hấp dẫn.

 

d) Nấm mốc xâm nhập vào thực phẩm tạo ra độc tố. Người sử dụng thực phẩm nhiễm nấm mốc gây tác hại cho gan, thận, gây rối loạn tiêu hoá.

Trả lời:

×

a) Nấm mốc làm thay đổi màu sắc bên ngoài, mùi vị của thực phẩm.

×

b) Nấm mốc thường sống và phát triển ở nơi ẩm ướt, xâm nhập vào thức ăn để lâu ngày.

 

c) Nấm mốc xâm nhập vào thực phẩm, làm biến đổi mùi vị thực phẩm, do đó thực phẩm trở nên thơm ngon, hấp dẫn.

×

d) Nấm mốc xâm nhập vào thực phẩm tạo ra độc tố. Người sử dụng thực phẩm nhiễm nấm mốc gây tác hại cho gan, thận, gây rối loạn tiêu hoá.

Câu 2: Viết vào ☐ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.

 

a) Nấm độc có màu sắc khác nhau, có thể có màu đỏ, trắng, nâu, có chấm trên mũ nấm......

 

b) Nấm độc có hình dạng đặc biệt, kích thước rất to, mùi đặc trưng. Khi đi hái nấm trong rừng rất dễ phân biệt so với nấm ăn được khác.

 

c) Nấm độc và nấm ăn được có nhiều đặc điểm về hình dạng, màu sắc giống nhau, chúng đều mọc ở nơi ẩm ướt.

 

d) Người ăn phải nấm độc sẽ bị ngộ độc, có thể bị đi ngoài, hoa mắt, thậm chí bị ngộ độc nặng có thể dẫn đến tử vong.

Trả lời:

Đ

a) Nấm độc có màu sắc khác nhau, có thể có màu đỏ, trắng, nâu, có chấm trên mũ nấm......

S

b) Nấm độc có hình dạng đặc biệt, kích thước rất to, mùi đặc trưng. Khi đi hái nấm trong rừng rất dễ phân biệt so với nấm ăn được khác.

Đ

c) Nấm độc và nấm ăn được có nhiều đặc điểm về hình dạng, màu sắc giống nhau, chúng đều mọc ở nơi ẩm ướt.

Đ

d) Người ăn phải nấm độc sẽ bị ngộ độc, có thể bị đi ngoài, hoa mắt, thậm chí bị ngộ độc nặng có thể dẫn đến tử vong.

Câu 3: Sử dụng các từ/cụm từ: độc tố, ngộ độc, mốc hỏng, nguy hại, Nấm mốc điền vào chỗ (...) để hoàn thành báo cáo về “Nấm gây hại”.

Có một số loại nấm có hại với đời sống của con người. (1)………. thường xâm nhập vào một số thực phẩm như đậu, đỗ, lạc, bánh mì,.... gây (2)……. thực phẩm. Nấm độc phát triển môi trường tự nhiên có chứa (3)………. trong các bộ phận trong của chúng.

Người ăn phải thực phẩm nhiễm nấm mốc hoặc ăn nhầm nấm độc đều bị (4)……….. ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hoá, thần kinh, thậm chí nặng có thể (5)………… đến tính mạng.

Trả lời:

(1) Nấm mốc

(2) mốc hỏng

(3) độc tố

(4) ngộ độc

(5) nguy hại.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải SBT khoa học 4 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net