Giải vở bài tập Khoa học 4 kết nối Bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí

Hướng dẫn giải bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí SBT Khoa học 4 kết nối. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1: Viết vào ☐ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.

 

a) Không khí chỉ có trong mọi chỗ rỗng bên trong vật.

 

b) Không khí có xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.

 

c) Tính chất giống nhau của không khí và nước là: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.

 

d) Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra, còn nước thì không có tính chất này.

 

e) Không khí chỉ gồm các khí: ni-tơ, ô-xi và các-bô-níc.

Trả lời:

S

a) Không khí chỉ có trong mọi chỗ rỗng bên trong vật.

Đ

b) Không khí có xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.

Đ

c) Tính chất giống nhau của không khí và nước là: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.

Đ

d) Không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra, còn nước thì không có tính chất này.

S

e) Không khí chỉ gồm các khí: ni-tơ, ô-xi và các-bô-níc.

Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước giải thích đúng về hiện tượng cốc nước lạnh có nhiều giọt nước nhỏ bám phía ngoài thành cốc khi để trong không khí (hình bên).

A. Nước có thể thấm qua cốc thuỷ tinh.

B. Nước trong cốc có thể bay ra ngoài không khí và bám vào thành cốc.

C. Hơi nước có trong không khí gặp lạnh ở thành cốc ngưng tụ lại thành nước ở thể lỏng.

D. Cốc nước đã bị nứt nên nước trong cốc thấm ra ngoài thành cốc.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Hơi nước có trong không khí gặp lạnh ở thành cốc ngưng tụ lại thành nước ở thể lỏng.

Câu 3: Quan sát nội dung trong các hình và sử dụng các từ/cụm từ: nén lại, không khí, dãn ra để điền vào chỗ (...) trong các câu dưới đây cho phù hợp (Mỗi từ/cụm từ có thể dùng nhiều lần).

a) Khi dùng ngón tay ấn ruột bơm tiêm vào sâu trong vỏ bơm tiêm (hình b), (1)……bị (2)…… Sau đó thả tay ra (hình c), không khí lại (3)…… , đẩy ruột bơm tiêm lên trên.

Qua thí nghiệm, chứng tỏ không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.

b) Bạn Nam đã ấn ruột bơm xuống để (1)…… vào bên trong lốp xe, làm lốp căng lên.

Bạn Nam đã áp dụng tính chất (2)…… của không khí.

Trả lời:

a)

(1) không khí

(2) nén lại

(3) dãn ra

b)

(1) không khí.

(2) nén lại

Câu 4: Quan sát các quả bóng chứa không khí trong các hình dưới đây, em có nhận xét gì về hình dạng của không khí?

Trả lời:

Không khí không có hình dạng nhất định. Nó phụ thuộc vào hình dạng vật chứa nó.

Câu 5: 

a) Cho biết cách làm chiếc phao tắm ở hình a căng phồng như hình b.

b) Sau một thời gian sử dụng, chiếc phao bị thủng một lỗ nhỏ. Sử dụng bơm, chậu nước, hãy đề xuất cách làm để phát hiện lỗ thủng trên phao.

Trả lời:

a) Áp dụng tính chất dãn ra, nén lại của không khí. Dùng bơm nén không khí vào bên trong ruột phao, khi không khí vào trong ruột phao sẽ dãn ra giúp phao căng phồng lên.

b) Đề xuất cách làm để phát hiện lỗ thủng trên phao:

- Sử dụng bơm để bơm căng chiếc phao lên. Nhúng phao vào chậu nước. Nếu thấy bọt khí nổi lên ở vị trí nào thì chỗ ấy bị thủng

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải SBT khoa học 4 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net