Câu 1: Viết vào ☐ dưới mỗi hình chữ N thể hiện hành động nên làm, chữ K thể hiện hành động không nên làm để phòng tránh đuối nước.
Trả lời:
Câu 2: Trong bài tập này, em sẽ ôn lại kiến thức về kĩ năng phán đoán tình huống có nguy cơ dẫn đến đuối nước. Hãy quan sát tình huống và viết vào chỗ (...) để hoàn thành các bước dưới đây:
Bước 1: Em quan sát thấy:………………………………….
Bước 2: Em phân tích điều quan sát thấy:………………….
Bước 3: Em dự đoán có nguy cơ:…………………………..
Bước 4: Em đưa ra cách xử lý:……………………………..
Trả lời:
Bước 1: Em quan sát thấy: Bạn gái đang dùng que cố lấy quả bóng rơi xuống nước.
Bước 2: Em phân tích điều quan sát thấy: Dòng nước đang chảy rất nguy hiểm, quả bóng đang ở xa bờ, chiếc que quá ngắn so với khoảng cách từ bờ đến quả bóng và không có sự giám sát của người lớn.
Bước 3: Em dự đoán có nguy cơ: Bạn gái có thể bị ngã xuống nước.
Bước 4: Em đưa ra cách xử lý: Cần đi tìm sự trợ giúp của người lớn.
Câu 3: Sử dụng các từ/cụm từ: nơi an toàn; phao tròn, áo phao; giao thông đường thuỷ; rào kín; lại gần; nguy cơ đuối nước; bơi một mình; chơi đùa gần điền vào chỗ (...) để hoàn thành báo cáo về “Phòng tránh đuối nước”.
Đuối nước có thể xảy ra với cả trẻ em và người lớn. Có một số tình huống dẫn đến (1)………… như bơi ở nơi không an toàn; trẻ em (2)…………….. , không có người bảo hộ, giám sát; toàn; không thực hiện đúng an toàn khi tham gia (3)…………….
Để phòng tránh đuối nước:
– Nên làm: học bơi và bơi ở những (4)............ tiện cứu hộ như (5)……….,………. và người lớn giám sát; thực hiện đúng các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ; che chắn bể chứa nước, (6)....................ao, khu vực ngập nước.
– Không nên làm: (7)……………đi bơi ở hồ ao, sông, suối; đi qua, (8)…………. nơi có dòng nước lớn, các nơi ngập nước.
Trả lời:
(1) nguy cơ đuối nước
(2) bơi một mình
(3) giao thông đường thủy
(4) nơi an toàn
(5) phao tròn, áo phao
(6) rào kín
(7) lại gần
(8) chơi đùa gần.