Giải vở bài tập Tiếng việt 4 kết nối Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ

Hướng dẫn giải Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ Tiếng việt 4 kết nối tập 1. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

VIẾT 

VIẾT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT CÔNG VIỆC 

Đề bài: Viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi mà em yêu thích.

Câu 1. Lập dàn ý.

a. Cần chuẩn bị những dụng cụ, vật liệu gì để làm đồ chơi?

b. Kể lại các bước hướng dẫn làm đồ chơi.

Bước 1 

(tên hoạt động)

 

Việc 1 

(dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 2 

(dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 3 

(dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Bước 2 

(tên hoạt động)

Việc 1 

(dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 2 

(dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 3 

(dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Bước 3 

(tên hoạt động)

Việc 1 

(dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 2 

(dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 3 

(dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Bước 4 

(tên hoạt động)

Việc 1 

(dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 2 

(dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 3 

(dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Bước 5 

(tên hoạt động)

Việc 1 

(dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 2 

(dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Việc 3 

(dụng cụ, vật liệu, cách làm)

Trả lời

Hướng dẫn làm chiếc chuông gió

a. Dụng cụ  vật liệu cần chuẩn bị.

- Dụng cụ: kéo, kìm, dây thừng cỡ nhỏ (dây dù), dùi đục

- Vật liệu: thanh gỗ nhỏ, vỏ sò, màu nước, cọ tô màu

b. Các bước làm đồ chơi.

- Bước 1: Dùng dùi đục để đục một lỗ nhỏ (đủ để luồn sợi dây đi qua) ở đầu của mỗi mảnh vỏ sò

- Bước 2: Cắt sợi dây thừng thành từng đoạn với hai kích cỡ khác nhau (một loại dài 20cm, một loại dài 30cm)

- Bước 3: Dùng các đoạn dây để xâu qua các mảnh vỏ sò đã được đục lỗ, sợi dây dài 20cm xâu 4 mảnh vỏ sò, sợi dây dài 30cm thì xâu 6 mảnh vỏ sò (để lại một đoạn dây ở đầu để sử dụng)

- Bước 4: Thắt nút ở các đoạn dây sát mảnh vỏ sò, để các mảnh sò đứng yên trên sợi dây mà không bị dồn về một phía

- Bước 5: Buộc các sợi dây có mảnh sò lên thanh gỗ đã chuẩn bị từ trước (buộc xen kẽ các sợi ngắn và dài). Không buộc cách xa nhau quá, để các mảnh sò có thể va vào nhau để tạo ra âm thanh

- Bước 6: Dùng màu nước để trang trí cho thanh gỗ và các mảnh vỏ sò

- Bước 7: Buộc hai đầu của một sợi dây dài vào hai đầu thanh gỗ để treo nó lên cao. Nên treo ở vị trí rộng rãi và có gió để có thể thường xuyên tạo ra các âm thanh vui tai.

Câu 2. Viết hướng dẫn làm đồ chơi theo dàn ý đã lập.

Trả lời

Xin chào các bạn hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn làm chiếc chuông gió tại nhà rất đơn giản.

Để làm được chiếc chuông gió chúng ta cần chuẩn bị các dụng cụ sau kéo, kìm, dây thừng cỡ nhỏ (dây dù), dùi đục. Và các vật liệu: thanh gỗ nhỏ, vỏ sò, màu nước, cọ tô màu

Các bước làm chuông gió như sau:

  • Bước 1: Dùng dùi đục để đục một lỗ nhỏ (đủ để luồn sợi dây đi qua) ở đầu của mỗi mảnh vỏ sò. 

  • Bước 2: Cắt sợi dây thừng thành từng đoạn với hai kích cỡ khác nhau (một loại dài 20cm, một loại dài 30cm). 

  • Bước 3: Dùng các đoạn dây để xâu qua các mảnh vỏ sò đã được đục lỗ, sợi dây dài 20cm xâu 4 mảnh vỏ sò, sợi dây dài 30cm thì xâu 6 mảnh vỏ sò (để lại một đoạn dây ở đầu để sử dụng). 

  • Bước 4: Thắt nút ở các đoạn dây sát mảnh vỏ sò, để các mảnh sò đứng yên trên sợi dây mà không bị dồn về một phía. 

  • Bước 5: Buộc các sợi dây có mảnh sò lên thanh gỗ đã chuẩn bị từ trước (buộc xen kẽ các sợi ngắn và dài). Không buộc cách xa nhau quá, để các mảnh sò có thể va vào nhau để tạo ra âm thanh. 

  • Bước 6: Dùng màu nước để trang trí cho thanh gỗ và các mảnh vỏ sò. 

  • Bước 7: Buộc hai đầu của một sợi dây dài vào hai đầu thanh gỗ để treo nó lên cao. Nên treo ở vị trí rộng rãi và có gió để có thể thường xuyên tạo ra các âm thanh vui tai.

Như vậy các bạn thấy rằng chiếc chuông gió làm ở nhà thật đơn giản và rất thú vị. Các bạn hãy thử làm cho mình nhé.

NÓI VÀ NGHE

KỂ CHUYỆN: NHÀ PHÁT MINH VÀ BÀ CỤ 

Câu 1. Dựa vào tranh minh họa và nghe kể câu chuyện nhà phát minh và bà cụ (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 100), ghi lại những sự việc chính.

Trả lời 

1. Ê-đi-xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.

2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói:

- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê-đi-xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không?

- Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ?

- Đi xe đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.

3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê-đi-xơn. Ông reo lên:

- Cụ ơi! Tôi là Ê-đi-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.

Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê-đi-xơn bảo:

- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.

4. Từ lần gặp bà cụ, Ê-đi-xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo:

- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé!

Bà cụ cười móm mém:

- Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi!

Câu 2. Điều em ấn tượng nhất về nhà phát minh Ê-đi-xơn là gì? Vì sao?

Trả lời

Ê-đi-xơn là nhà bác học tài ba người Mĩ, sinh năm 1847, mất năm 1931. Ông đã có hàng ngàn phát minh góp phần làm cho cuộc sống của loài người thêm văn minh, tiến bộ. Vì khoa học làm cho đời sống con người ngày càng văn minh tiến bộ hơn. Nhờ khoa học, nhiều máy móc được chế tạo làm cho con người đỡ vất vả. Khoa học được áp dụng vào việc chữa bệnh giúp con người thêm khỏe mạnh, sống lâu. Nhờ khoa học, những thứ hàng hoá phục vụ đời sống ngày càng nhiều làm cho cuộc sống thêm đầy đủ, sung sướng…

VẬN DỤNG  

Câu hỏi. Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học.

- Tên câu chuyện:

- Tác giả:

- Tên nhà khoa học:

- Chi tiết ấn tượng về nhà khoa học:

Trả lời 

- Tên câu chuyện: Nhà phát minh và bà cụ

- Tác giả: Theo TRUYỆN ĐỌC 3, 1995

- Tên nhà khoa học: Thomas Edison

- Chi tiết ấn tượng về nhà khoa học: Ông là người chăm chỉ cần mẫn luôn say mê với khoa học.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải SBT Tiếng việt 4 tập 1 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com