Giải vở bài tập Tiếng việt 4 kết nối Bài: Giải bài ôn tập giữa học kì 1

Hướng dẫn giải Bài: Giải bài ôn tập giữa học kì 1 Tiếng việt 4 kết nối tập 1. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

TIẾT 1-2  

Câu 1. Mỗi đoạn dưới đây được trích trong bài đọc nào?

Bạn có thấy lạ không

Mỗi đứa mình một khác

Cùng ngân nga câu hát

Chẳng giọng nào giống nhau.

(Huỳnh Mai Liên)

"Các em đã tạo dựng cho mình một phong cách độc đáo, không ai bắt chước ai."

(Theo Nguyễn Phan Hách)

  

Thằn lằn xanh trở về với cái cây của mình và thích thú đi kiếm ăn vào ban ngày. Tắc kè quay trở lại bức tường thân yêu và vui vẻ đi tìm thức ăn vào buổi tối.

(Theo Sâng Lê-kha-na)

“Thực ra ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi. Như ở ngay bến sông này, anh được gặp rất nhiều thuyền từ khắp nơi đổ về."

(Theo Võ Quảng)

  

“Tại sao mình không thể trở thành một tay trống nhỉ?" Cô bé khẽ hỏi những con sóng xô bờ.

(Theo Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính)

“Đúng rồi, mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng con ạ. Con người cũng vậy.

(Du-nan biên soạn, Hòa Vân dịch)

  

Trả lời 

Bạn có thấy lạ không

Mỗi đứa mình một khác

Cùng ngân nga câu hát

Chẳng giọng nào giống nhau.

(Huỳnh Mai Liên)

"Các em đã tạo dựng cho mình một phong cách độc đáo, không ai bắt chước ai."

(Theo Nguyễn Phan Hách)

Điều kì diệu

Thi nhạc

Thằn lằn xanh trở về với cái cây của mình và thích thú đi kiếm ăn vào ban ngày. Tắc kè quay trở lại bức tường thân yêu và vui vẻ đi tìm thức ăn vào buổi tối.

(Theo Sâng Lê-kha-na)

“Thực ra ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi. Như ở ngay bến sông này, anh được gặp rất nhiều thuyền từ khắp nơi đổ về."

(Theo Võ Quảng)

Thằn lằn xanh và tắc kè

Đò ngang

“Tại sao mình không thể trở thành một tay trống nhỉ?" Cô bé khẽ hỏi những con sóng xô bờ.

(Theo Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính)

“Đúng rồi, mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng con ạ. Con người cũng vậy.

(Du-nan biên soạn, Hòa Vân dịch)

Nghệ sĩ trống

Công chúa và người dẫn chuyện

Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung của 1-2 bài đọc (Tiếng nói của cỏ cây, Tập làm văn, Nhà phát minh 6 tuổi, Con vẹt xanh, Chân trời cuối phố, Trước ngày xa quê).

Trả lời

- Tiếng nói của cỏ cây: Ta-nhi-a chăm sóc cây cối làm cho cây hồng và cây huệ nở hoa đẹp trong vườn nhà ông bà. 

- Tập làm văn: Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. Khi muốn miêu tả một sự vật, phải quan sát để tả đúng đặc điểm của sự vật đó

- Nhà phát minh 6 tuổi: Nhân vật Ma-ri-a là một nhân vật thiên tài rất đáng ngưỡng mộ, thông minh và tinh tường khi có thể hiểu và nhận ra được rất nhiều điều khi chỉ mới 6 tuổi.

- Con vẹt xanh: Có một chú vẹt nhỏ bị thương ở cánh được Tú yêu thương và chăm sóc cẩn thận. Một ngày, vẹt bắt chước tiếng nói của Tú khiến Tú rất vui. Nhưng khi vẹt nói nhiều hơn, Tú thấy vẹt toàn bắt chước những lời Tú nói trống không với anh trai. Tú nhận ra mình đã không lễ phép với anh và rất hối hận về điều đó.

- Chân trời cuối phố: Những điều mới lạ ngay trước mắt và cảm thấy vui vẻ như chú cún bởi vì cún đã được khám phá và hiểu ra những chân trời mới trong câu chuyện.

- Trước ngày xa quê: Buổi chia tay của bạn nhỏ với thầy giáo và các bạn khi biết tin sẽ chuyển lên thành phố học. Hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí của bạn nhỏ rất nhiều trước ngày xa quê.

Câu 3. Đọc lại một bài đọc trong chủ điểm Mỗi người một vẻ hoặc Trải nghiệm và khám phá, nêu chi tiết hoặc nhân vật em nhớ nhất.  

Trả lời 

Nhân vật Ma-ri-a là một cô bé rất thông minh và tinh tường khi có thể hiểu và tự mình làm một thí nghiệm khi mới 6 tuổi. Cô có lòng ham học hỏi, mong muốn khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống. Chính vì vậy mà sau này Ma-ri-a trở thành giáo sư của nhiều trường đại học và là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel.

Câu 4. 

a. Gạch dưới các danh từ trong câu ca dao

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

* *

*

Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh
Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng

* *

*

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

* *

*

Ơn trời mưa nắng phải thì,

Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.

Công lênh chẳng quản lâu đâu,

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

b. Xếp các danh từ vừa tìm được ở bài a vào cột thích hợp.

Danh từ chung

Danh từ riêng

Chỉ người

Chỉ vật

Chỉ hiện tượng tự nhiên

Tên người

Tên địa lí

 

 

 

 

 

Trả lời 

a. 

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

* *

*

Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh
Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng

* *

*

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

* *

*

Ơn trời mưa nắng phải thì,

Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.

Công lênh chẳng quản lâu đâu,

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

b. 

Danh từ chung

Danh từ riêng

Chỉ người

Chỉ vật

Chỉ hiện tượng tự nhiên

Tên người

Tên địa lí

nàng, ai, chân, anh hùng, mặt

chùa, phố, cành, chuông, canh, gà, chày, gương, cơm

gió, khói, sương, trời, mưa, nắng, nước

Tô Thị. Triệu Thị Trinh 

Đồng Đăng,  Kỳ Lừa, Tam Thanh, Nông Cống, tỉnh Thanh, Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ

TIẾT 3-4  

Câu 1. Dựa vào gợi ý viết tên bài thơ và tên tác giả.

(1) Bài thơ chia sẻ niềm vui và những khó khăn trong hành trình học chữ của các bạn nhỏ vùng cao.

- Tên bài thơ:

- Tên tác giả:

(2) Bài thơ là câu chuyện của một chú gà con kể với các bạn về những trải nghiệm thú vị của mình.

- Tên bài thơ:

- Tên tác giả:

Trả lời 

(1) Bài thơ chia sẻ niềm vui và những khó khăn trong hành trình học chữ của các bạn nhỏ vùng cao.

- Tên bài thơ: Gặt chữ trên non

- Tên tác giả: Bích Ngọc

(2) Bài thơ là câu chuyện của một chú gà con kể với các bạn về những trải nghiệm thú vị của mình.

- Tên bài thơ: Bầu trời trong quả trứng

- Tên tác giả: Xuân Quỳnh

Câu 2. Chép lại câu chủ đề trong từng đoạn văn ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 4, tập 1, trang 71).

Trả lời 

a. Biển động. Gió thét trên những rừng dương. Sóng đập dữ dội vào mạn thuyền. Cây cột buồm rít lên, lá cờ đuôi nheo bay phần phật. Mưa cắt ngang mặt những tia nước lạnh. Bãi cát vật vã với nước, với sóng.

(Trần Nhật Thu)

→ Câu chủ đề: Biển động.

b. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long, Bãi Cháy hoặc Tuần Châu,... ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng thang, bến cảng vọng lại.

(Theo Thi Sảnh)

→ Câu chủ đề: Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long, Bãi Cháy hoặc Tuần Châu,... ta có cảm giác như đi trước cửa gió.

c. Chuồn chuồn ngô mặc áo kẻ ca-rô đen vàng thích phơi mình ngoài nắng, trên ngọn chuối hoặc bờ ao. Chuồn chuồn ớt với bộ cánh đỏ rực hoặc vàng tươi, suốt ngày la cà hết chỗ này sang chỗ khác. Chuồn chuồn nước thích soi gương, ưa đứng im trên cọng khoai ngứa bên bờ ao ngắm bóng mình in dưới nước,... ẻo lả và xinh xắn hơn cả là các bé chuồn kim, cả thân hình chỉ nhỉnh hơn chiếc kim khâu... Ngần ấy loại chuồn chuồn cũng đủ cho chúng tôi mê tơi trong suốt mùa hè.

(Theo Trần Đức Tiến)

→ Câu chủ đề: Ngần ấy loại chuồn chuồn cũng đủ cho chúng tôi mê tơi trong suốt mùa hè.

Câu 3. Tìm và ghi lại các động từ trong một đoạn văn (a,b hoặc c) ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 4, tập 1, trang 71).

Trả lời 

Biển động. Gió thét trên những rừng dương. Sóng đập dữ dội vào mạn thuyền. Cây cột buồm rít lên, lá cờ đuôi nheo bay phần phật. Mưa cắt ngang mặt những tia nước lạnh. Bãi cát vật vã với nước, với sóng.

Câu 4. Viết tiếp 2-3 động từ thích hợp với mỗi sự vật dưới đây:

(Học sinh)

(ong)

(cá)

(cây)

(thuyền)

chào

bay

bơi

mọc

trôi

 

 

 

 

 

Trả lời 

(Học sinh)

(ong)

(cá)

(cây)

(thuyền)

chào

bay

bơi

mọc

trôi

đứng

đốt

nhảy

vươn

đậu

Câu 5. Viết đoạn văn (4-5 câu) theo chủ đề tự chọn, có chứa động từ ở bài tập 4. 

Trả lời 

Buổi sáng mai, khung cảnh quê em thật đẹp. Từng tốp học sinh tung tăng đi học. Hai bên đường, đàn ong đã bắt đầu bay đi tìm mật. Xa xa, trên dòng sông, những con thuyền đang hối hả lướt nhanh trên mặt nước.

TIẾT 5 

Câu 1. Quan sát tranh (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 72), đọc lời dưới tranh rồi tóm tắt câu chuyện Nai con Bam-bi. 

Trả lời 

Câu chuyện kể về bạn nai nhỏ, đến tuổi trưởng thành, Bam-bi được mẹ cho sống tự lập. Khi mẹ đi mất, Bam-bi hoang hốt kêu lên. Nhờ sự khích lệ của nai bố mà Bam-bi đã có quyết tâm tự lập. Nhiều năm sau, Bam-bi ngày nào đã trở thành một chàng nai thông minh, dũng cảm như bố.

Câu 2. Viết mở bài hoặc kết bài cho câu chuyện Nai con Bam-bi theo ý em.

Trả lời 

- Mở bài:

Câu chuyện kể về sự lớn lên của một chú nai Bam-bi từ ngày còn thơ bé cho đến lúc trở thành một con nai trưởng thành đã được sống trong sự bao bọc, yêu thương và giúp đỡ của các loài vật.

- Kết bài:

Câu chuyện mang lại cho em rất nhiều bài học ý nghĩa về động lực, cố gắng, nỗ lực để trưởng thành trong cuộc sống.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải SBT Tiếng việt 4 tập 1 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net