Giới thiệu về bài thơ

BÀI VIẾT THAM KHẢO 

Bài thơ "Tĩnh dạ tứ" của Lý Bạch. 

Câu hỏi 1. Giới thiệu về bài thơ  

Câu hỏi 2. Nêu khái quát cấu tứ của bài thơ về định hướng phân tích, đánh giá. 

Câu hỏi 3. Phân tích, đánh giá từng phần của bài thơ.

Câu trả lời:

Câu hỏi 1. 

Đề bài thơ này có hai cách đọc "Tĩnh dạ tư" (Nỗi nhớ trong đêm thanh tĩnh) và "Tĩnh dạ tứ" (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh), vì "tư" và "tứ" đều viết bằng một chữ. 

Câu hỏi 2. 

Đêm yên tĩnh trên đường lữ khách, tình quê hương ngổn ngang muôn lối; nhà thơ chớp lấy một cảm giác sai lạc (thố giác), tức cảnh sinh tình, viết nên một bài thơ tuyệt diệu. Toàn bài chữ nào cũng rõ ràng dễ hiểu, mà chữ nào cũng hàm ý sâu xa. 

Câu hỏi 3. 

Cái sáng, cái lạnh đã lay tỉnh nhà thơ, khiến nhà thơ "cử đầu vọng minh nguyệt" nghĩa là nhà thơ đã tỉnh, đã hết ngỡ ngàng nên mới "ngẩng đầu ngắm trăng sáng". Nhưng động tác "ngẩng đầu" chỉ trong khoảng khắc, vì thấy trăng như thấy "cố tri". Trong thơ cổ, trăng luôn là bạn của người viễn khách. Bởi vì trên đường lữ thứ, mọi cảnh vật, con người đều lạ, chỉ có vầng trăng là luôn quen thuộc, ở quê nhà hay đêm tha hương cũng chỉ một vầng trăng ấy.

Xem thêm các môn học

Soạn bài ngữ văn 11 KNTT mới

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com