Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

II. LUYỆN TẬP 

Bài tập 1. Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao? 

a. Giáo viên có thể kiểm tra điện thoại của học sinh nếu phát hiện học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. 

b. Việc thu giữ thư tín chỉ được thực hiện trong trường hợp pháp luật quy định. 

c. Nhận được thư gửi nhầm có thể mở ra xem thử. 

d. Bố mẹ được quyền xem thư của con mà không cần được sự đồng ý của con.

Câu trả lời:

a. Sai. Giáo viên không có quyền kiểm tra điện thoại của học sinh. Theo khoản 2 điều 21 Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc, mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”

b. Đúng. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì được thu giữ thư tín.

c. Sai. Hành vi mở thư gửi nhầm là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Theo khoản 2 điều 21 Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc, mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”

d. Sai. Hành vi mở xem thư của con là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Theo khoản 2 điều 21 Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc, mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Giải SBT kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NẰNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net