Hãy nhận diện và phân tích ý nghĩa của hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường được thể hiện trong hai câu thơ sau (trích Tràng giang):

Câu hỏi 3. Hãy nhận diện và phân tích ý nghĩa của hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường được thể hiện trong hai câu thơ sau (trích Tràng giang):

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Câu trả lời:

Hình ảnh "cồn nhỏ" đã gợi liên tưởng đến những bãi cồn nhỏ vắng lặng trên dòng sông. Câu thơ gợi ra không gian vắng lặng đến rợn người, khung cảnh u buồn nhuốm vẻ đìu hiu, tàn tạ càng khắc sâu nỗi buồn của nhân vật trữ tình, hay chính nỗi buồn sự cô đơn, lạc lõng với khát khao cháy bỏng được nghe những tiếng vọng thân thiết của cuộc đời đã nhuốm màu tâm trạng cho cảnh vật đúng như nahf thơ Nguyễn Du từng viết: 

"Cảnh nào cảnh chẳng sinh tình 

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" 

Câu thơ trên được tác giả sử dụng hình thức đảo ngữ đó là từ “lơ thơ” và từ “đâu” lên đầu của mỗi câu thơ. Theo lẽ thường, câu thơ có thể là “Cồn nhỏ lơ thơ gió đìu hiu/ Tiếng làng xa đâu vãn chợ chiều.” nhưng ở đây tác giả đã sử dụng hình thức đảo nghĩa tài tình nhằm nhấn mạnh sự hoang vắng, quạnh quẽ nơi bãi cồn, sự tàn chợ của những phiên chợ chiều, tất cả đều mang theo sự tiếc nuối, ngóng trông. Cồn cát thì trở lên đìu hiu, vắng vẻ với tiếng gió heo hút càng nhấn mạnh sự cô đơn, chán nản, buồn tẻ cho nhân vật trữ tình. Rồi những tiếng mặc cả, tiếng rao bán hàng của những phiên chợ chiều cũng biến mất, thay vào đó cũng là một không gian yên tĩnh, vắng tiếng cười nói của con người… Bởi vậy, hình thức đảo ngữ này không chỉ nhấn mạnh vào sự hiu hắt, quạnh quẽ của cảnh vật mà qua đó tác giả cũng muốn nói lên nỗi buồn thầm kín ẩn sâu trong tâm hồn mình, một nỗi buồn man mác, cô đơn giữa đất trời, vũ trụ bao la rộng lớn của một con người mang trong mình tâm trạng trĩu nặng.

Có thể nói tác giả Huy Cần đã rất khéo léo khi sử dụng những từ láy "lơ thơ, đìu hiu" để tăng hiệu quả tạo hình, vừa diễn tả được những tâm trạng cô đơn, phức tạp của nhân vật trữ tình. Trong không gian rợn ngợp của cồn cỏ, sự xuất hiện của "tiếng làng xa vãn chợ chiều" tưởng chừng sẽ lấy lại chút sinh khí cho cảm xúc của bài thơ nhưng vô tình lại càng làm cho cảnh thơ thêm buồn. Tiếng làng xa ở đây không phải âm vọng của cuộc sống thực mà nó được vọng lên từ tâm tưởng, từ khát khao cháy bỏng của nhà thơ. Nhà thơ như đang mải miết kiếm tìm những âm thanh, dấu hiệu của cuộc sống nhưng bất lực trong sự trăn trở khôn xiết "đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều".

Xem thêm các môn học

Soạn bài ngữ văn 11 KNTT mới

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com