Hướng dẫn giải nhanh sinh học 11 KNTT bài 18: Tập tính ở động vật

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn sinh học 11 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 18: Tập tính ở động vật. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Trong tự nhiên, các loài động vật thể hiện rất nhiều hành vi khác nhau. Tại sao chúng lại thể hiện các hành vi đó? Các hành vi đó đem lại lợi ích gì cho chúng?

Hướng dẫn trả lời:

Chúng thể hiện những hành vi đó để nhận biết đồng loại, thuận lợi cho quá trình giao phối, kiếm ăn, tụ tập thành bầy đàn để phòng tránh kẻ thù hay chống lại các điều kiện ko thuận lợi của môi trường.

II. TẬP TÍNH BẨM SINH

Câu 1: Khi nào tập tính được biểu hiện? Lấy một số ví dụ về tập tính ở động vật và cho biết mỗi tập tính đó có ý nghĩa đối với sinh vật.

Hướng dẫn trả lời:

  • Động vật thể hiện tập tính khi bị kích thích, có thể đến từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. 

  • Ví dụ: Tín hiệu đói thông báo cho cơ thể biết cần bổ sung năng lượng, từ đó diễn ra các hành động tìm kiếm thức ăn.

Câu 2: Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Tìm thêm ví dụ về hai loại tập tính này.

Hướng dẫn trả lời:

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài

Là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho cá thể 

Số lượng hạn chế

Số lượng nhiều, không bị hạn chế 

Thường bền vững và không thay đổi

Không bền vững và có thể thay đổi 

VD: Gà trống gáy vào mỗi sớm; chó, mèo, hổ, báo,… có tập tính đánh dấu lãnh thổ

VD: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ

IV. PHEROMONE

Câu 1: Kể tên các dạng tập tính phổ biến ở dạng động vật. Tìm thêm ví dụ cho mỗi dạng tập tính.

Hướng dẫn trả lời:

  • Tập tính kiếm ăn: Khi đói, thỏ rừng rời khỏi nơi ẩn nấp để tìm kiếm thức ăn, đồng thời cảnh giác trước những kẻ săn mồi 

  • Tập tính bảo vệ lãnh thổ: Chim đực đậu trên cành cây cao và hót thông báo cho các chim đực đồng loại biết là khu vực này đã có chủ.

  • Tập tính sinh sản: tìm kiếm bạn tình, làm tổ, ấp trứng, chăm sóc và bảo vệ con non.

  • Tập tính di cư: cá biển di cư liên quan đến thức ăn và sinh sản. 

  • Tập tính xã hội: Tập tính thứ bậc.

Câu 2: Lợi ích khi động vật thực hiện tập tính kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư, sống theo bầy đàn là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Lợi ích: giúp các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau sinh sống và phát triển, duy trì nòi giống, các cá thể sau sẽ chọn lọc và giữ lại các đặc điểm tốt từ đời trước.

VI. CƠ CHẾ HỌC TẬP Ở NGƯỜI

Câu 1: Động vật có những hình thức học tập nào? Tìm thêm ví dụ về các hình thức học tập.

Hướng dẫn trả lời:

  • Quen nhờn: Thả hòn đá nhỏ bên cạnh rùa, rùa sẽ rụt vào mai. Lặp lại nhiều lần thì rùa không rụt vào mai nữa.

  • In vết: Khi mới nở, chim non có tính bám và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên.

  • Học cách nhận biết không gian và các bản đồ nhận thức: Động vật định vị vị trí linh hoạt nhờ liên hệ nhiều vị trí mốc với nhau

  • Học liên kết: hai loại là điều kiện hóa đáp ứng và điều kiện hóa hành động

  • Học xã hội: Tinh tinh con học cách lấy đá đập vỡ quả cọ dầu lấy nhân do bắt chước các con trưởng thành.

  • Nhận thức và giải quyết vấn đề: Cho một tinh tinh vào một căn phòng có một số hộp trên sàn và một quả chuối treo cao hơn tầm với, tinh tinh sẽ biết xếp chồng các hộp lên nhau và trèo lên để lấy chuối

Câu 2: Những hành vi dưới đây thuộc kiểu học nào? Giải thích.

  • Chó săn bắt được thỏ, chuột, ... và mang về cho những người nuôi dạy nó. Khi bắt được một con vật chó sẽ được nhận một phần thưởng từ người nuôi dạy.

  • Một con mèo đang đói, khi nghe tiếng bày bát đũa lách cách liền chạy ngay xuống phòng ăn.

  • Tinh tinh dùng lá cây múc nước từ suối lên và đưa lên miệng uống.

Hướng dẫn trả lời:

  • Chó săn bắt mồi mang về cho chủ, sau đó nhận được thưởng → học liên kết (điều kiện hóa hành động). Giải thích: con chó liên kết hành vi bắt mồi với phần thưởng và có xu hướng lặp lại hành động đó.

  • Con mèo đói nghe tiếng bày bát đũa liền chạy xuống phòng ăn → học liên kết (điều kiện hóa đáp ứng). Giải thích: con mèo liên kết tiếng bát đũa với việc được cho ăn.

  • Tinh tinh dùng lá cây múc nước uống → học xã hội. Giải thích: tinh tinh bắt chước hành vi lấy lá cây múc nước lên uống của con người.

VII. ỨNG DỤNG

Câu 1: Tìm thêm các ví dụ về áp dụng tập tính ở động vật vào thực tiễn.

Hướng dẫn trả lời:

  • Giải trí: con người dạy động vật biểu diễn xiếc

  • Nông nghiệp:

Trâu bò trở về chuồng khi nghe thấy tiếng kẻng
Đặt bù nhìn người trong ruộng lúa hoặc trong nương rẫy để đuổi chim, chuột phá hoạt cây trồng

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Động vật không xương sống hay động vật có xương sống có nhiều tập tính học tập hơn? Giải thích.

Hướng dẫn trả lời:

Động vật không xương sống có hệ thần kinh chưa phát triển, số lượng tế nào thần kinh ít, khả năng học tập, rút kinh nghiệm ít. Vì vậy động vật không xương sống có ít tập tính học tập hơn động vật có xương sống.

Câu 2: Chó sủa khi gặp người lạ và không sủa khi gặp người quen. Đây là hình thức học tập nào? Giải thích.

Hướng dẫn trả lời:

Đây là hình thức học liên kết. Chó có ý thức về lãnh địa của mình. Khi được nuôi, nó sẽ liên kết việc tiếp xúc với con người với tập tính sủa để bảo vệ lãnh thổ, con người nuôi chó, chó coi nhà của chủ là lãnh địa của mình, nên chúng sẽ sủa khi có người lạ tới.

Câu 3: Một số loài sếu có nguy cơ tuyệt chủng, khi nhân giống và ấp trứng bằng lò ấp người ta phải cách li các con sếu non khi mới nở và cho chúng tiếp xúc với hình ảnh và âm thanh của đồng loại và không cho chúng nhìn thấy các đối tượng chuyển động khác, kể cả người. Tại sao người ta phải làm như vậy?

Hướng dẫn trả lời:

Bởi vì một số loài sếu có tập tính in vết, nếu để chúng thấy các đối tượng chuyển động khác, chúng sẽ coi đó là mẹ mình và đi theo.

Tìm kiếm google: Giải ngắn gọn Sinh học 11 kết nối bài 18: Tập tính ở động vật, Soạn ngắn Sinh học 11 KNTT bài 18: Tập tính ở động vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 KNTT mới

PHẦN 3. SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com