Hướng dẫn soạn chi tiết ngữ văn 11 KNTT bài 1: Thực hành Tiếng Việt (Đặc điểm cơ bản của ngô)

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 11 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 1: Thực hành Tiếng Việt (Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (trang 36)). Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

CH1.  Nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong hai đoạn trích dưới đây:

Hướng dẫn trả lời: 

a. Đặc điểm của ngôn ngữ nói:

- Tác giả thay vai liên tục từ người kể chuyện đến lời của nhân vật Tràng, thể hiện rõ tâm trạng của nhân vật Tràng khi thị bất ngờ xuất hiện. 

- Trong lời thoại của nhân vật, tác giả sử dụng những từ cảm thán như “À”, “Hà”, “nhá”, “đấy” và những từ địa phương như “hờ”. 

→ Qua cách sử dụng ngôn ngữ nói vào trong văn viết, tác giả giúp người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được tâm lý, cảm xúc của nhân vật qua những ngôn từ hết sức gần gũi, cụ thể. Từ đó, làm nổi bật nên cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và trớ trêu trong tình thế khó khăn của 2 con người điển hình của nạn đói. 

b. Đặc điểm của ngôn ngữ nói:

- Tác giả sử dụng linh hoạt từ ngữ của văn nói như “biết gì”, “ơi”, “rồi”, “ai”… 

→ Thể hiện sự gian xảo trong lời nói cũng như con người của bá Kiến, chỉ bằng một vài câu nói ngắn ông đã có thể xoa dịu được một Chí Phèo say rượu, hung hăng. Trọng lượng của lời nói không chỉ thể hiện ở những câu từ trau chuốt, đôi khi sự đơn giản, dễ hiểu lại có giá trị thuyết phục đối với người nghe cao hơn. 

CH2.  Phân tích các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết trong đoạn trích: 

Hướng dẫn trả lời: 

-Từ ngữ: bình dị, gần gũi, chân thực

- Biện pháp nghệ thuật liệt kê, so sánh. 

=>Trong đoạn văn trên, tác giả đã rất dụng công trong việc trau chuốt từ ngữ, cấu trúc để gợi lên khung cảnh tang tóc, thê lương của xóm ngụ cư khi cái đói tràn về. Câu văn ngắn cùng cách diễn đạt đơn giản “Người chết như ngả rạ.”, “Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào”… Kết hợp với nhiều từ láy mang ý nghĩa biểu tượng “xác xơ”, “ngăn ngắt”, “úp súp”, “heo hút”… nhằm gợi lên một khung cảnh rùng rợn, tiêu điều, đáng thương mà ở đó con người dường như trở thành những bóng ma vật vờ, đợi chờ cái chết. Cái đói năm Ất Dậu đã tràn đến xóm ngụ cư, bao trùm lên cảnh vật và con người, gợi mở ra một tương lai đen tối, cái chết cận kề đang chờ đón họ. 

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 11 bài 1 , soạn ngữ văn 11 sách KNTT bài 1, Giải văn 11 bài 1

Xem thêm các môn học

Soạn bài ngữ văn 11 KNTT mới

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com