Câu 1:
Mục đích của văn bản là giúp cho người đọc nắm bắt và hiểu rõ hơn những thông tin về sóng thần (định nghĩa, cơ chế hình thành, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sóng thần). Mục đích ấy được thể hiện qua việc văn bản được chia bố cục rõ từng đoạn theo các ý chính:
- Định nghĩa
- Cơ chế hình thành sóng thần
- Nguyên nhân
- Dấu hiệu sắp có sóng thần
- Các thảm họa sóng thần trong lịch sử
Câu 2:
a.
- Cách trình bày thông tin: theo cấu trúc so sánh và đối chiếu
- Căn cứ: vào một số từ ngữ “Do vậy”, “Nói cách khác”.
b.
- Cách trình bày thông tin: theo cấu trúc so sánh và đối chiếu
- Căn cứ: vào một số từ ngữ “Ngoài ra”.
c.
- Cách trình bày thông tin: theo cấu trúc so sánh và đối chiếu
- Căn cứ: vào một số từ ngữ “hoặc”, “do vậy”.
Câu 3:
- Thông tin cơ bản đã được thể hiện bằng các số liệu cụ thể: ngày tháng diễn ra sóng thần và số lượng người thiệt mạng.
- Những chi tiết này có vai trò quan trọng, nó phản ảnh chân thực, rõ nét thông tin cũng như sức tàn phá mà mỗi trận sóng thần gây ra.
Câu 4:
- Văn bản sử dụng những loại phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu
- Hiệu quả: Giúp cho đoạn văn miêu tả rõ nét và người đọc dễ hình dung hơn về cách hình thành, hậu quả tàn phá của sóng thần.
Câu 5:
Sau khi đọc văn bản, em hiểu rõ hơn về cơ chế hình thành sóng thần và các nguyên nhân gây ra các thảm họa sóng thần. Cùng với đó, em cũng hiểu rõ hơn về hậu quả và sức tàn phá mà các đợt sóng thần gây ra cho nhân loại.
Câu 6: