CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)
BÀI 10: CUỘC CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG (THẾ KỈ XV)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi, ở cấp trung ương, sự tập trung quyền lực chủ yếu trong tay:
- Các quan đại thần – những võ quan, công thần trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Các hoạn quan
- Hậu cung
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Ở địa phương, năm 1466, vua Lê Thánh Tông xoá bỏ 5 đạo, chia đất nước thành:
- 22 đạo thừa tuyên và kinh đô Thăng Long.
- 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long)
- 30 lộ chư hầu và một kinh đô
- 64 tỉnh thành
Câu 3: Năm 1469, vua Lê Thánh Tông đổi tên đạo thừa tuyên Quốc Oai thành:
- Hà Tây
- Hà Nội
- Sơn Tây
- Tây Đô
Câu 4: Ở thời vua Lê Thánh Tông, quan lại trong bộ máy nhà nước được tuyển chọn chủ yếu thông qua:
- Cha truyền con nối
- Khoa cử
- Chỉ định của nhà vua
- Việc mua bán chức tước
Câu 5: Năm 1483, Nhà nước ban hành bộ:
- Luật hành chính
- Hiến pháp Lê Việt
- Hoàng Việt luật lệ
- Quốc triều hình luật
Câu 6: Để tôn vinh những người đỗ đại khoa, vua Lê Thánh Tông đã làm gì?
- Cho lập đến thờ.
- Cấp bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ.
- Cho dựng bia đá ở Văn Miếu
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Trong thời kì trị vì của vua Lê Thánh Tông, nhà nước đã tổ chức được bao nhiêu khoa thi Hội và lấy được bao nhiêu Tiến sĩ?
- 12 khoa thi Hội, lấy đỗ hơn 500 Tiến sĩ.
- 120 khoa thi Hội, lấy đỗ hơn 500 Tiến sĩ.
- 12 khoa thi Hội, lấy đỗ hơn 1500 Tiến sĩ.
- 120 khoa thi Hội, lấy đỗ hơn 1500 Tiến sĩ
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về cải cách hành chính thời vua Lê Thánh Tông?
- Nhà nước chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực và phẩm chất tốt.
- Nhiều khoa thi được tổ chức, chọn được nhiều người tài. Vua cũng đặt ra lệ định kì kiểm tra năng lực quan lại.
- Nếu có xung đột giữa quan và dân thì sẽ xử lí theo nguyên tắc: dân làm sai thì dân chịu tội, quan làm sai thì quan xin lỗi dân.
- Vua Lê Thánh Tông chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lí nhà nước.
Câu 2: Câu nào sau đây đúng về bối cảnh lịch sử trước khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi?
- Sau khi vua Lê Thái Tổ qua đời, các vị vua kế vị thường ít tuổi. Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng,... ngày càng trở nên phổ biến.
- Vua Lê Thái Tông lên ngôi vua lúc 10 tuổi, Lê Nhân Tông lên ngôi lúc 2 tuổi không đủ khả năng kiềm chế tình trạng mâu thuẫn trong nội bộ triều đình.
- Sự lộng hành của một số quyển thần đã gây nên vụ án oan “Lệ Chi Viên” đối với gia đình Nguyễn Trãi.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành cải cách nhằm:
- Tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước
- Tăng cường sự bình đẳng, dân chủ, giảm thiểu quyền lực của Hoàng tộc và các thế lực lớn trong nước.
- Biến nước ta trở thành một nước công nghiệp tiên tiến.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Ở thời vua Lê Thánh Tông, dưới đạo thừa tuyên là:
- Phủ, huyện, châu và xã.
- Quận, phường, phố.
- Huyện, xã, thôn.
- Tỉnh, phủ, huyện và làng.
Câu 5: Vùng Hưng Hoá ở thời vua Lê Thánh Tông nay là:
- Vùng Tây Bắc
- Vùng Đông Bắc
- Vùng xung quanh kinh thành Thăng Long
- Vùng trước kia gọi là Thuận Hoá
Câu 6: Chế độ lộc điền là:
- Chế độ chia ruộng đất thành các phần bằng nhau, ban cấp lần lượt cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó có cả trẻ em mồ côi, đàn bà goá, người tàn tật...
- Chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên
- Chế độ mà người dân được hưởng bổng lộc nếu làm nông tốt, thu được nhiều lương thực.
- Chế độ mà người dân được yêu cầu tăng cường trồng cây lộc vừng để buôn bán với nước ngoài.
Câu 7: Câu nào sau đây đúng về cải cách văn hoá, giáo dục ở thời vua Lê Thánh Tông?
- Vua Lê Thánh Tông coi trọng biên soạn quốc sử, “xem sử như một tấm gương” để soi vào mà biết đúng sai.
- Việc sử dụng lễ, nhạc, quy chế thi cử,... cũng được luật hoá nghiêm túc.
- Vua đặc biệt chú trọng giáo dục và khoa cử để đào tạo, tuyển dụng nhân tài cho đất nước.
- Tất cả các đáp án trên.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh:
- Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định
- Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định, song bộ máy hành chính nhà nước bắt đầu bộc lộ một số hạn chế.
- Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước rối ren, hỗn loạn, các thế lực thù địch nhăm nhe xâm lược nước ta.
- Tình hình đất nước vô cùng khó khăn sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà.
Câu 2: Trước khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi, ở địa phương, việc đất nước rộng lớn nhưng chỉ được chia thành 5 đạo đã khiến cho:
- Nước ta bị ngầm chia thành 5 nước nhỏ, nguy cơ nội chiến là rất cao.
- Việc quản lí hành chính ở mỗi địa phương trở nên khó khăn gấp bội.
- Quyền lực của những người đứng đầu mỗi đạo rất lớn, là mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Đâu không phải cải cách hành chính ở trung ương thời vua Lê Thánh Tông?
- Lê Thánh Tông xoá bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn, chỉ giữ lại một số ít quan đại thần để cùng vua bàn bạc công việc khi cần thiết.
- Vua nắm mọi quyền hành và trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn.
- Hậu cung, đặc biệt là Hoàng hậu, được đào tạo bài bản, được tham gia vào chính sự. Các thế lực nắm tiền, nhiều của cũng được vua quan tâm và ban cho mốt số đặc quyền.
- Ông tổ chức hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ đồng thời, đặt ra lục Tự để giúp việc cho lục Bộ, lục Khoa để theo dõi, giám sát hoạt động của lục Bộ.
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về hành chính ở đầu triều Lê sơ / thời vua Lê Thánh Tông?
- Lục Bộ (Nhân, Nghĩa, Lễ, Binh, Hình, Công) là cơ quan chuyên môn quan trọng.
- Đầu triều Lê sơ, nhà nước chỉ có bộ Lại và bộ Lễ.
- Năm 1460, vua Lê Nghi Dân đặt lục Bộ, nhưng đến năm 1465, vua Lê Thánh Tổng mới đưa lục Bộ trở thành cơ quan có quyền lực thực sự.
- Đô ty phụ trách quân sự. Thừa ty trông coi dân sự. Hiến ty nắm quyền tư pháp.
Câu 5: Câu nào sau đây đúng về cải cách quân đội và quốc phòng dưới thời vua Lê Thánh Tông?
- Năm 1476, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải tổ hệ thống quân đội.
- Quân đội được chia làm hai loại: quân thường trực bảo vệ kinh thành gọi là cẩm y vệ hay cao thủ đại nội và quân các đạo, gọi là lực lượng vệ binh.
- Ở mỗi đạo chia binh làm 5 phủ do đô đốc phủ đứng đầu; mỗi phủ gồm 6 vệ; mỗi vệ có 5 hoặc 6 sở.
- Nhà nước rất chú ý đến rèn luyện quân đội như liên tục tăng lương cho quân đội, tổ chức Hoa Sơn luận kiếm mỗi 3 năm.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Đâu là kết quả cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông?
- Cuộc cải cách đã làm cho bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ, để cao quyền hành toàn diện của hoàng đế.
- Các chức danh được quy định rõ ràng, hệ thống giám sát được tăng cường, hạn chế sự tập trung quyền lực dẫn đến chuyên quyền và nguy cơ cát cứ.
- Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông “khiến cho quan to, quan nhỏ đều ràng buộc với nhau. Chức trọng, chức khinh cùng kiềm chế lẫn nhau. Uy quyền không bị lợi dụng, thế nước vậy là khó lay”.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có ý nghĩa như thế nào?
- Có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng của dân tộc, tạo tiền đề cho chiến tranh xâm lược phương Bắc.
- Có ý nghĩa quan trọng trong việc làm chuyển biến toàn bộ các hoạt động của quốc gia, tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh.
- Có ý nghĩa lớn lao trong lịch sử đất nước, từ đây lịch sử sang một trang mới, mở ra một thời kì độc lập kéo dài suốt hơn 300 năm trước khi thực dân Pháp đến xâm chiếm.
- Tất cả các đáp án trên.
--------------- Còn tiếp ---------------