Trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

CHỦ ĐỀ 2: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

BÀI 4: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân các nước Đông Âu:

  1. Nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân.
  2. Tiến lên giai đoạn chủ nghĩa tư bản hiện đại
  3. Thành lập được nhà nước riêng của mình, thoát khỏi tình trạng lệ thuộc cả vào Liên Xô và các nước đế quốc.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Từ năm 1945 – 1949, sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, đó là:

  1. Tiến hành cải cách ruộng đất
  2. Quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản
  3. Thực hiện các quyền tự do, dân chủ
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Sau khi Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, năm 1949 đã có sự kiện gì?

  1. Nước Cộng hoà Liên bang Trung Hoa được thành lập từ hơn 15 nước xã hội chủ nghĩa.
  2. Nước Trung Hoa Dân Quốc được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa tư bản hiện đại.
  3. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
  4. Chính quyền phong kiến Mãn Thanh được khôi phục

Câu 4: Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm nào?

  1. Sau khi thắng Pháp năm 1954
  2. Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975
  3. Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước năm 1976
  4. Sau Đổi mới năm 1986

Câu 5: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã:

  1. Trở thành một hệ thống trên thế giới
  2. Trở thành hệ tư tưởng mà mọi đất nước trên thế giới tuân theo
  3. Bị xoá bỏ hoàn toàn
  4. Cả A và B.

Câu 6: Đâu không phải một nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1991 đến nay?

  1. Trung Quốc
  2. Cuba
  3. Ba Lan
  4. Việt Nam

Câu 7: Từ năm 1986, Lào thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo định hướng:

  1. Xã hội chủ nghĩa
  2. Tư bản chủ nghĩa hiện đại
  3. Cách mạng công nghiệp 4.0
  4. Hoàn hảo hoá.

Câu 8: Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách ở các nước châu Á, khu vực Mỹ Latin là cơ sở vững chắc để:

  1. Chứng minh chủ nghĩa xã hội có sức sống, có triển vọng thực sự trên thế giới
  2. Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại
  3. Tiến hành chiến tranh thế giới lần thứ ba nhằm đưa toàn thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
  4. Cả A và B.

Câu 9: Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách mở cửa từ:

  1. Tháng 12/1978
  2. Tháng 06/1985
  3. Tháng 01/1990
  4. Tháng 11/1998

Câu 10: Đâu không phải một thành tựu nổi bật về khoa học – công nghệ của Trung Quốc?

  1. Phát triển ngành hàng không vũ trụ (phóng được tàu Thần Châu vào không gian)
  2. Xây dựng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, hệ thống đường sắt cao tốc
  3. Phát triển hạ tầng kĩ thuật số, các trung tâm dữ liệu hiện đại.
  4. Chế tạo được đầu đạn hạt nhân có sức công phá gấp hàng triệu lần hai quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Nhật Bản năm 1945.

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Một loạt Nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu được thành lập năm 1945. Đâu không phải một trong số các nước đó?

  1. Cộng hoà Hungary
  2. Cộng hoà Tiệp Khắc
  3. Cộng hoà Bỉ
  4. Liên bang Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Nam Tư

Câu 2: Sau một giai đoạn Đồng Minh chiếm đóng, hai nhà nước Đức được thành lập ở 2 miền Tây - Đông trong Chiến tranh Lạnh, đó là:

  1. Cộng hoà Nhân dân Đức và Cộng hoà Dân chủ Đức
  2. Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức
  3. Cộng hoà Liên bang Đức và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Đức.
  4. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Đức và Cộng hoà Nhân dân Đức

Câu 3: Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã có tác động gì đến châu Á?

  1. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ
  2. Thúc đẩy con đường đi lên chủ nghĩa tư bản ở châu Á phát triển mạnh mẽ.
  3. Thúc đẩy sự hình thành liên bang các nhà nước xã hội chủ nghĩa giống như Liên Xô.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Tháng 12 – 1975, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng đất nước, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi lên con đường xây dựng:

  1. Chủ nghĩa xã hội
  2. Chủ nghĩa tư bản
  3. Một thể chế lấy những điểm tích cực từ cả chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
  4. Nhà nước quân chủ lập hiến với Quốc hội theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

Câu 5: Hình ảnh sau đây nói về sự kiện nào?

  1. Chiến tranh Nga – Ukraine
  2. “Bức tường Berlin” bị sụp đổ
  3. Liên Xô chính thức tan rã
  4. Ukraine đòi li khai khỏi Liên Xô

Câu 6: Công cuộc đổi mới ở Việt Nam (bắt đầu từ năm 1986) đã có tác động như thế nào?

  1. Đã đưa Việt Nam trở thành đất nước áp dụng thành công nhất tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, tạo tiền đề thích nghi cho các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại sắp tới.
  2. Đã đưa Việt Nam trở thành siêu cường về quân sự, đủ sức khiến cho tất cả các nước khác trên thế giới không dám có hành động xâm chiếm như trước kia.
  3. Đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Câu nào sau đây đúng về Cuba từ năm 1991 đến 2017?

  1. Thực hiện cải cách kinh tế từng bước, có chọn lọc, Cuba chủ trương xây dựng nền kinh tế với cơ cấu đa dạng, phát triển theo định hướng thị trường nhưng đảm bảo kế thừa những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội, chú trọng nâng cao đời sống nhân dân.
  2. Các ngành nghề mới phát triển và có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế như: công nghiệp du lịch, công nghệ sinh học, khai thác dầu khí,...
  3. Hệ thống giáo dục, y tế miễn phí luôn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Cuba, thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Đây là hình ảnh về thành phố nào?

  1. Hồ Chí Minh (Việt Nam)
  2. Vientiane (Lào)
  3. Havana (Cuba)
  4. Thâm Quyến (Trung Quốc)

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải một nét chính về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu giai đoạn từ năm 1949 đến giữa những năm 70?

  1. Đây là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.
  2. Mặc dù được Liên Xô hậu thuẫn về nhiều mặt song các nước Đông Âu vẫn phải lệ thuộc vào các nước Tây Âu và Mỹ để phát triển giáo dục, kĩ thuật công nghệ cao.
  3. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp,....
  4. Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về Cuba?

  1. Sau thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959, nước Cộng hoà Cuba được thành lập.
  2. Từ năm 1959, chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
  3. Từ năm 1961, Cuba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa.
  4. Kể từ khi thành lập, vì phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ nên từ năm 2017, nhân dân Cuba đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa với sự hậu thuẫn của Mỹ.

Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa chiếm khoảng:

  1. 17% diện tích, 9% dân số và 7% giá trị tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới
  2. 20% diện tích, 15% dân số và 17% giá trị tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới
  3. 1/4 diện tích, 35% dân số và 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới
  4. 1/3 diện tích, 65% dân số và 85% giá trị tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô?

  1. Từ nửa sau những năm 70, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu bắt đầu có sự suy giảm.
  2. Từ những năm 80, các nước Đông Âu lâm vào thời kì suy thoái, khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng.
  3. Cuối những năm 80, chế độ chủ nghĩa xã hội tan rã ở các nước Đông Âu.
  4. Ở Liên Xô, tháng 12/1991, chiến thắng của phe Putin đối với phe Gorbachev đã khiến Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về kinh tế Trung Quốc?

  1. GDP (PPP) ước tính năm 2022 là hơn 30 nghìn tỉ USD.
  2. Bình quân tăng trưởng hằng năm là khoảng 9,5% (1980 – 2017), vượt xa mức trung bình thế giới là 2,9%.
  3. Quy mô GDP của Trung Quốc từ vị trí thứ tám mươi thế giới (những năm 80 của thế kỉ XX), vươn lên vị trí thứ hai thế giới (từ năm 2010).
  4. Trải qua 40 năm phát triển “thần tốc” (1980 – 2020), từ một làng chài hoang vắng ở tỉnh Quảng Đông, Thâm Quyến trở thành trung tâm công nghệ cao, một trong những đặc khu kinh tế hàng đấu của Trung Quốc và đứng thứ năm trong danh sách các thành phố đứng đầu châu Á.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô. Ý nào không đúng?

  1. Thứ nhất, do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.
  2. Thứ hai, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất; năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế; sự sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.
  3. Thứ ba, việc để cho Đảng Cộng sản nắm mọi quyền lực trong tay, không cho phép tự do báo chí và tự do ngôn luận, không cho phép giới trí thức bất cứ sự phản biện nào với đường lối, chính sách đã góp phần khiến cho khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng.
  4. Thứ tư, hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc?

  1. Trung Quốc thực hiện cải cách giáo dục toàn diện, nâng cao vị trí của nền giáo dục trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng và hiện đại hoá đất nước.
  2. Trung Quốc đã thực hiện kế hoạch quốc gia trung hạn và dài hạn về cải cách giáo dục và phát triển (2010 – 2020) với mục tiêu phát triển Trung Quốc trở thành một trong số những cường quốc đổi mới sáng tạo hàng đầu trên thế giới.
  3. Trung Quốc đạt được những bước tiến quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề xã hội nghiêm trọng như: nạn phân biệt chủng tộc; phân biệt giàu – nghèo, xấu – đẹp; vấn đề người dân chỉ sinh con trai mà không sinh con gái,…
  4. Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa cho thấy sự đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc.

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm lịch sử 11 KNTT, bộ trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối tri thức bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm lịch sử 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com