Trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối bài 3: Sự hình thành liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa xô viết

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Sự hình thành liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa xô viết. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

CHỦ ĐỀ 2: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

BÀI 3: SỰ HÌNH THÀNH LIÊN BANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu được thành lập vào năm nào?

  1. Năm 1917
  2. Năm 1918.
  3. Năm 1919.
  4. Năm 1922.

Câu 2: Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào thời gian nào?

  1. Tháng 3 – 1921.
  2. Tháng 12 – 1922.
  3. Tháng 3 – 1923.
  4. Tháng 1 – 1924.

Câu 3: Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào?

  1. 25/10/1917
  2. 30/11/1917
  3. 05/03/1918
  4. 19/11/1918

Câu 4: Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai diễn ra ở đâu?

  1. Điện Kính thiên
  2. Điện Smolny
  3. Quảng trường Moscow
  4. Quảng trường Saint Petersburg

Câu 5: Bức tranh sau đây mô tả sự kiện gì?

  1. Lenin nhậm chức Tổng thống của Liên bang Xô viết
  2. Lenin tuyên bố thành lập Đảng cách mạng Bolshevik
  3. Lenin tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết
  4. Lenin trong bài hùng biện chỉ ra sự tàn ác của chủ nghĩa đế quốc và thúc đẩy sự đấu tranh của nhân dân Nga

Câu 6: Đến năm 1940, Liên Xô gồm bao nhiêu nước cộng hoà?

  1. 7
  2. 15
  3. 25
  4. 39

Câu 7: Tháng 01/1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập:

  1. Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
  2. Nhà nước với chủ nghĩa tư bản hiện đại đầu tiên trên thế giới.
  3. Chính Đảng vô sản đầu tiên đấu tranh cho quyền lợi của mọi giai cấp.
  4. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là:

  1. Là Đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động.
  2. Khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước.
  3. Ban hành Hiến pháp mới.
  4. Chống thù trong, giặc ngoài.

Câu 2: Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô viết là:

  1. Nga, Ukraine, Belarus và Litva.
  2. Nga, Ukraine, Belarus và South Caucasus.
  3. Nga, Ukraine, Moldova và Latvia.
  4. Nga, Ukraine, Turkmenistan và Armenia.

Câu 3: Ý nào không phải là tư tưởng chỉ đạo của Lenin trong việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

  1. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc.
  2. Quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc.
  3. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
  4. Xây dựng nền chuyên chính vô sản bằng biện pháp bạo lực cách mạng.

Câu 4: Sau khi Vladimir Lenin – vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản, người đứng đầu Đảng và Nhà nước Xô viết qua đời, ai là người tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Liên Xô?

  1. Joseph Stalin
  2. Mikhail Gorbachev
  3. Nikita Khrushchev
  4. Vladimir Putin

Câu 5: Nội dung nào không được quy định trong Hiến pháp Liên Xô năm 1924?

  1. Ghi nhận việc hợp tác trên cơ sở tự nguyện của các nước Cộng hoà Xô viết thành một nhà nước Liên bang.
  2. Phân định các quyền của Liên bang và của các nước Cộng hoà.
  3. Quy định cơ cấu tổ chức cơ quan Nhà nước tối cao Liên bang và các nước Cộng hoà.
  4. Khẳng định quyền lực của chính quyền Xô viết.

Câu 6: Tại Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai, Lenin nhấn mạnh:

  1. “Nhiệm vụ tối quan trọng giờ đây là phải giao chiến với giới tư sản và các nước đế quốc nhằm biến tất thảy cả thế giới trở thành vô sản”.
  2. “Bây giờ đây, ở nước Nga, chúng ta cần phải đặt hết tâm trí vào việc xây dựng một nhà nước vô sản xã hội chủ nghĩa”.
  3. “Nước Nga giờ đây đã trở thành một nước đế quốc hùng mạnh, vì thế chúng ta cần phải duy trì và phát huy điều đó”.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Sau Đại hội Xô viết toàn lần thứ hai, trong cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài, các nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa trên đất nước Xô viết đã:

  1. Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để giữ vững chính quyền Xô viết
  2. Bỏ dở giữa chừng, để mặc nhân dân Nga đấu tranh giữ vững chính quyền Xô viết
  3. Đầu hàng quân địch, khiến cho phe của Nga hoàng và các thế lực khác chiếm lợi thế.
  4. Kêu gọi sự hỗ trợ từ Mỹ và các đồng minh châu Á.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Ý nào không phải là ý nghĩa đối với trong nước của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

  1. Đã mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết trên cơ sở bình đẳng và sự giúp đỡ nhau.
  2. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết, tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội của tất cả các nước Cộng hoà
  3. Tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
  4. Khẳng định công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã hoàn thành.

Câu 2: Ý nào không phải là ý nghĩa quốc tế của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

  1. Trở thành biểu tượng và là chỗ dựa tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới.
  2. Cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latin.
  3. Thức tỉnh phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây.
  4. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Câu 3: Trong Lời mở đầu của tác phẩm “Ten days that shook the World”, nhà báo John Reed (Mỹ) đã đánh giá Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 như thế nào?

  1. Đó là “một trong những sự kiện vĩ đại nhất của lịch sử”, mở đường cho sự ra đời Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết
  2. Đó là “một ngọn cờ vĩ đại cho không chỉ các nước thuộc địa mà cả các nước tư bản, đế quốc noi theo”.
  3. Đó là một dấu ấn đáng nhớ trong lịch sử Đảng Bolshevik cũng như của toàn thể nhân dân Nga, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu là quốc huy đầu tiên của Liên Xô (1923)?

A.

B.

C.

D.

Câu 5: Đâu là quốc kì của Liên Xô từ 12/11/1923 đến 18/04/1924?

A.

B.

C.

D.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Ngay sau Cách mạng Tháng Mười, nước Nga rơi vào thời kỳ nội chiến đẫm máu (1918-1922). Câu nào sau đây không đúng về cuộc chiến đó?

  1. Hồng quân Xô viết có thành phần chủ yếu là tầng lớp dưới của xã hội, học vấn thấp nhưng có số lượng đông đảo như công nhân, nông dân, cựu quân nhân và một bộ phận cựu sĩ quan của Đế quốc Nga cũ.
  2. Phía đối lập với Hồng quân là lực lượng Bạch vệ gồm các thành phần thuộc lực lượng bảo hoàng, các đảng phái đối lập, một bộ phận trung lưu thành thị, sĩ quan, một bộ phận nông dân, Cossack,…
  3. Lực lượng Bạch vệ nhận được sự giúp đỡ của các quốc gia châu Á, Mỹ Latin và đặc biệt là Nhật Bản để chống lại chính quyền Xô viết.
  4. Đến cuối năm 1920 về cơ bản Hồng quân đã giành chiến thắng, quân bạch vệ bị thất bại và mất quyền lực hoàn toàn, thay vào đó những người Bolshevik giành được chính quyền trên phần lớn lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga.

Câu 2: Ngày 30/12/1922, đại biểu Xô viết đến từ những vùng lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga cũ, trừ một số nước (*), đã nhóm họp và thành lập liên minh các nhà nước tự trị trên lãnh thổ Đế quốc Nga, thống nhất quốc hiệu là Liên bang Các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết. Một trong số các nước đó (*) là:

  1. Đông Đức
  2. Kazakhstan
  3. Thổ Nhĩ Kì
  4. Ba Lan

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm lịch sử 11 KNTT, bộ trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối tri thức bài 3: Sự hình thành liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa xô viết

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm lịch sử 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net