CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)
BÀI 9: CUỘC CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY VÀ TRIỀU HỒ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Từ nửa sau thế kỉ XIV, phần lớn ruộng đất nằm trong tay ai?
- Vương hầu, quý tộc, địa chủ
- Nông dân, dân buôn
- Thương nhân nước ngoài
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Mặc cho đời sống của nhân dân sa sút nghiêm trọng, vua và tầng lớp quý tộc, quan lại cuối nhà Trần:
- Ngày càng chuyên quyền, độc đoán, muốn phát động chiến tranh với phương Bắc.
- Ngày càng mở rộng các loại hình kinh tế thay thế cho làm nông nghiệp truyền thống
- Ngày càng sa vào những thú ăn chơi, hưởng lạc.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Cải cách là gì?
- Là sự thay đổi triệt để và toàn diện nền tảng, cấu trúc của chế độ hiện hành nhằm hướng tới một xã hội tiến bộ hơn.
- Là sự đổi mới cho tiến bộ hơn, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội mà không dụng tới nền tảng của chế độ hiện hành.
- Là một món canh mà rau cải được hầm cách thuỷ.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Đâu là cải cách về kinh tế của triều Hồ?
- Phát hành tiền giấy
- Cải Cách chế độ thuế khoá
- Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Người làm giả tiền giấy dưới triều Hồ thì bị phạt ra sao?
- Bị phạt 1 vạn quan tiền
- Bị bỏ tù 10 năm
- Bị bỏ tù chung thân.
- Bị chém
Câu 6: Triều Hồ quy định gì về gia nô của mỗi vương hầu, quý tộc, quan lại?
- Số lượng được sở hữu
- Chất lượng phải đảm bảo
- Thân thế gia nô
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Đâu là kết quả cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ?
- Đưa được đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, củng cố quyền lực của chính quyền trung ương
- Đã biến Đại Việt trở thành một cường quốc khi đó với nhiều mặt quân sự, giáo dục, thể chế chính trị hiện đại.
- Phần lớn là thất bại do không tạo được lòng tin cho nhân dân.
- Cả A và B.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Từ nửa sau thế kỉ XIV, vì cuộc sống khổ cực, nhiều nông dân phải:
- Đi phiêu bạt khắp nơi hoặc vào nam khai hoang
- Bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, địa chủ giàu có và bị biến thành nô tì
- Căng buồm ra biển lớn đánh bắt thuỷ sản
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đâu là một cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra vào nửa sau thế kỉ XIV?
- Khởi nghĩa Mai Hắc Đế (Hưng Yên)
- Khởi nghĩa Phạm Sư Mạnh (Hà Nội)
- Khởi nghĩa Ngô Bệ (Hải Dương)
- Khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược
Câu 3: Từ nửa sau thế kỉ XIV, triều Trần suy yếu đến mức nào?
- Dân chúng nghèo khổ, nhân tài không còn một ai, quân lực chỉ để làm cảnh.
- Không còn năng lực tổ chức và quản lí đất nước, người người bất tuân, nội chiến xảy ra khắp nơi.
- Không còn khả năng bảo vệ sự an toàn của đất nước, bất lực trước các cuộc tấn công của Chăm-pa và những yêu sách ngang ngược của nhà Minh.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Hồ Quý Ly khi còn làm quan triều Trần đã làm gì để lập ra triều Hồ?
- Từng bước thâu tóm quyền lực, buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra triều Hồ
- Kêu gọi dân chúng đứng lên đấu tranh, cuộc khởi nghĩa thắng lợi, ông được tôn lên làm vua.
- Ông được vua Trần nhường ngôi một cách tình nguyện vì cho rằng mình không khả năng lãnh đạo đất nước.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã tiến hành một cuộc cải cách khá hệ thống trên hầu hết các lĩnh vực, nhằm:
- Củng cố chế độ quân chủ tập quyền
- Giải quyết các mẫu thuẫn về kinh tế, xã hội xuất hiện cuối thời Trần
- Đưa nước Đại Việt đi theo mô hình của phương Tây, chú trọng phát triển kinh tế, giáo dục.
- Cả A và B.
Câu 6: Theo Đại Việt sử ký toàn thư, với chính sách hạn điền thì thứ dân được sở hữu tối đa là bao nhiêu mẫu ruộng?
- 1
- 10
- 50
- 120
Câu 7: Vì sao Chu Văn An từ quan về ở ẩn và dạy học ở Chí Linh (Hải Dương)?
- Vì ông dâng sớ chém 7 gian thần nhưng không được chấp nhận.
- Vì ông có thể kiếm được nhiều tiền hơn việc làm quan.
- Vì làm vậy ông có thể tập hợp được nghĩa quân nhằm lật đổ triều đình đã mục nát.
- Tất cả các đáp án trên.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Vì sao từ nửa sau thế kỉ XIV, mất mùa, đói kém xảy ra nhiều?
- Vì thiên tai xảy ra triền miên, nhân dân không có cách nào xoay xở.
- Vì nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi,...
- Vì thế hệ người trẻ chỉ ham mê chơi bời, không còn biết cách làm nông của ông cha.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: “Hồ Quý Ly (1356 – 1427) là cháu bốn đời của Hồ Liêm (Hồ Liêm từ quê Nghệ An ra Thanh Hoá, được một viên đại thần họ Lê nhận làm con nuôi). Ông là người tài năng, lại có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông... nhờ đó ông rất được vua Trần trọng dụng. Ông dần vươn lên nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình.”
Chi tiết nào trong đoạn trên không đúng?
- Hồ Quý Ly sinh năm 1356 và mất năm 1427. Đúng phải là: 1336 và 1407.
- Có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông. Đúng phải là: có hai người con là phi tần của vua Trần Dụ Tông.
- Ông dần vươn lên nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình. Đúng phải là: Chức vụ cao nhất mà ông từng nắm là Thượng thư Bộ Công.
- Không có chi tiết nào.
Câu 3: Hồ Quý Ly và triều Hồ ban hành chính sách hạn điền nhằm:
- Thúc đẩy phát triển nông nghiệp, giảm sưu thuế ruộng đất cho nông dân nghèo.
- Loại bỏ sự sở hữu ruộng đất của người dân, biến ruộng đất thành một công cụ để kiểm soát đất nước.
- Hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu lớn về ruộng đất trong các điền trang, thái ấp của tầng lớp quý tộc.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Đâu không phải cải cách về quân sự của triều Hồ?
- Hồ Quý Ly và triều Hồ đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường lực lượng quân đội chính quy và phòng thủ ở những nơi hiểm yếu.
- Triều Hồ bỏ rất nhiều tiền mua các loại chiến thuyền, xe tăng, súng đạn hiện đại của phương Tây, đông thời cũng nghiên cứu chế tạo.
- Triều Hồ cho biên hết vào sổ các nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên. Khi làm xong, số lượng binh lính trong quân đội tăng lên nhiều lần.
- Triều Hồ cho xây dựng nhiều thành luỹ kiên cố như Tây Đô (Thanh Hoá), Đa Bang (Hà Nội),...
Câu 5: Nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, Hồ Quý Ly đã đưa ra cải cách gì?
- Chỉ giữ lại một số chùa quan trọng còn lại thì dẹp tất.
- Tổ chức thi sát hạch thường xuyên và chỉ giữ lại một số ít người giỏi.
- Bắt các nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục.
- Tất cả các đáp án trên.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là cải cách về giáo dục ở triều Hồ?
- Chấn chỉnh lại chế độ thi cử, mở rộng việc học, đặt học quan đến cấp phủ, châu.
- Triều Hồ chú trọng tổ chức các kì thi, tuyển chọn được nhiều nhân tài cho đất nước. Trong 7 năm (1400 – 1407), triều Hồ đã tổ chức hai kì thi, lấy đỗ gần 200 người, trong đó có một Trạng nguyên.
- Triều Hồ đổi mới cơ chế giảng dạy, thay đổi chương trình học: không còn đề cao môn Văn nữa, mà tập trung vào các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hoá, Sinh,…
- Dưới triều Hồ, chữ Nôm được đề cao, sử dụng trong các sáng tác văn chương, nhiều sách chữ Hán được dịch sang chữ Nôm để dạy cho phi tần, cung nữ như Quốc ngữ thi nghĩa, chương Vô dật trong Kinh thư,...
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?
- Chính sách hạn điển, hạn nô đã làm suy yếu thế lực của tầng lớp quý tộc, tôn thất triều Trần, đồng thời tăng nguồn thu nhập cho Nhà nước, tăng cường quyền lực của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
- Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly và triều Hồ thể hiện tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc.
- Cuộc cải cách có ý nghĩa trong việc bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.
- Những cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ đều đi trước thời đại và mang tính dân chủ cao nên đạt được nhiều kết quả tốt.
--------------- Còn tiếp ---------------