VĂN BẢN 2: SỐNG HAY KHÔNG SỐNG – ĐÓ LÀ VẤN ĐỀ
A. TRẮC NGHIỆM
PHẦN I. NHẬN BIẾT
Câu 1: Đoạn trích “Sống hay không sống – đó là vấn đề” của tác giả nào?
- Victor Huy-gô
- Uy-li-am Sếch-xpia
- Mactin Luther King
- Puskin
Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất về nhà văn Uy-li-am Sếch-Xpia:
- Uy-li-am Sếch-Xpia sinh 1564 mất 1616 là nhà soạn kịch nhà thơ nổi tiếng nhất của Anh thời Phục hưng
- Ông sinh ra và lớn lên tại thị trấn Xto-rét-phớt ở tây nam nước Anh trong một gia đình bán len dạ.
- Ông là diễn viên, nhà soạn kịch kiêm đoạn diễn rồi người đồng sở hữu đoàn kich
- Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 3: Tác phẩm nào dưới đây là tác phẩm kịch của Uy-li-am Sếch-Xpia:
- Rô-mê-ô và Giu-li-ét
- Vua Lia
- Mác-bét
- Tất cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Bi kịch Hăm-lét được sáng tác trong khoảng thời gian nào?
- Năm 1599-1601
- Năm 1576
- Năm 1589
- Năm 1596
Câu 5: Bi kịch của Uy-li-am Sếch-Xpia là:
- Chứa đựng những suy ngẫm mang tính nhân văn sâu sắc được thể hiện qua hình tượng nhân vật phóng khoáng, tự do, có tính cách mạnh mẽ.
- Qua lời thoại sắc sảo tinh tế, qua nghệ thuật triển khai đan xen các tuyến xung đột các tuyến hành động kịch mang tính chất dồn nén tập trung
- Cả hai đáp án trên đều đúng
- Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 6: Bi kịch Hăm-lét có mấy hồi?
- 3 hồi
- 4 hồi
- 5 hồi
- 6 hồi
Câu 7: Đoạn trích “Sống hay không sống – đó là vấn đề” nằm ở hồi mấy?
- Hồi 1
- Hồi 2
- Hồi 3
- Hồi 4
Câu 8: Bi kịch “Hăm-lét” dựa trên câu chuyện có thật trong lịch sử về:
- Câu chuyện về hoàng tử xứ Đan Mạch thời Trung cổ là Ăm-lét trả thù cho cha từng được ghi lại trong biên niên sử từ cuối thế kỉ XII của Xắc-cơ Gram-ma-ti-cut
- Câu chuyện không có thật mà do Uy-li-am Sếch-Xpia tự tưởng tượng ra
- Câu chuyện về một hoàng tử xứ Anh
- Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 9: Lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện cho thấy điều gì về bầu không khí xã hội bao quanh chàng?
- Rất vui vẻ chào đón Hăm-lét
- Quan tâm đến tình hình của Hăm-lét
- Ngụ ý thăm dò về tình trạng mất trí nhớ của Hăm-lét
- Tất cả đáp án trên đều đúng
PHẦN 2: THÔNG HIỂU
Câu 1: Hăm-lét đã thể hiện mối quan hệ giữa đức hạnh và nhan sắc ra sao?
- Nhan sắc có mãnh lực biến đức hạnh thành phóng đãng, nhưng đức hạnh không thể khép nhan sắc vào khuôn khổ nết na.
- Không có mối quan hệ gì với nhau
- Là hai thứ đối nghịch nhau
- Là hai thứ có quan hệ mật thiết với nhau
Câu 2: Hăm-lét đã ngỏ ý mời Vua và Hoàng hậu đến ngự lãm điều gì?
- Một buổi đấu võ
- Một buổi trình diễn kịch
- Một buổi diễn xướng âm nhạc
- Không đáp án nào đúng
Câu 3: Hăm-lét đã đối xử với các bạn cũ của mình ra sao khi bị xem là mất trí nhớ?
- Lịch thiệp nhưng gượng gạo
- Rất thô lỗ
- Rất thân thiện và gần gũi
- Không quan tâm và không nói chuyện
Câu 4: Tác phẩm nào dưới đây không phải là bi kịch của Uy-li-am Sếch-Xpia:
- Romeo và Juliet
- Hăm-lét
- Othello
- Đêm thứ mười hai
PHẦN 3: VẬN DỤNG
Câu 1: Vì sao Hăm-lét quyết tâm nói lời tàn nhẫn với Ô-phê-li-a?
- Để nàng rời xa mình
- Để nàng hận mình rồi đi lấy chồng
- Để nàng thôi hi vọng vào mình
- Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Ô-phê-li-a đã trả lại cho Hăm-lét thứ gì?
- Một cây gươm
- Một chiếc nhẫn
- Một chiếc trâm cài tóc
- Kì vật tình yêu
Câu 3: Khi Ô-lê-phi-a và Hăm-lét đang nói chuyện thì nhà vua làm gì?
- Nấp đằng sau để nghe lén
- Nói xen ngang
- Đang đi về cùng Hoàng Hậu
- Đang ngự triều
PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Sự khác biệt giữa lời Hăm-lét nói với Ô-phê-li-a trong độc thoại và đối thoại là gì?
- Độc thội và đối thoại mâu thuẫn với nhau. Trong lòng dù còn yêu nhưng cố tình nói lời tàn nhẫn cốt để Ô-phê-li-a rời xa mình
- Dù không còn yêu nhưng vẫn cố tình nói lời yêu thương với Ô-phê-li-a
- Thể hiện tình yêu mãnh liệt với Ô-phê-li-a cùng những lời đường mật
- Tất cả các đáp án trên đều sai
--------------- Còn tiếp ---------------