Quan sát hình 2.1, trình bày những hiểu biết của em về tác hại và lợi ích của các tia...

I. Vấn đề an toàn trong nghiên cứu và học vật lý

Câu 1. Quan sát hình 2.1, trình bày những hiểu biết của em về tác hại và lợi ích của các tia phóng xạ. Từ đó nêu những quy tắc an toàn trong khi làm việc với chất phóng xạ.

Câu 2. Quan sát hình 2.2 và chỉ ra những điểm không an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm.

Quan sát hình 2.2 và chỉ ra những điểm không an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm.

Câu 3. Hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện.

Luyện tập. Quan sát hình 2.3, nêu ý nghĩa của mỗi biển báo cảnh báo và công dụng của mỗi trang thiết bị bảo hộ trong phòng thí nghiệm. 

Quan sát hình 2.3, nêu ý nghĩa của mỗi biển báo cảnh báo và công dụng

Vận dụng : Hãy thiết kế bảng hướng dẫn các quy tắc an toàn tại phòng thí nghiệm vật lí.

Câu trả lời:

Câu 1. Các tia phóng xạ nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây hại đến sức khoẻ con người.

  • Tia alpha là hạt mang điện tích dương, dễ dàng bị chặn lại bởi các loại vật chất mỏng chỉ cỡ tờ giấy hoặc da người. Nếu hấp thụ vào cơ thể qua đường hô hấp hay đường tiêu hóa, những chất phát tia alpha sẽ gây tác hại cho cơ thể.
  • Tia beta là các điện tử, sức xuyên thấu của nó mạnh hơn so với tia alpha nhưng có thể bị chặn lại bằng tấm kính mỏng hoặc tấm kim loại. Sẽ nguy hiểm nếu hấp thụ vào cơ thể những chất phát ra tia beta.

Nhưng nếu sử dụng đúng cách thì rất có ích cho con người . Lợi ích thiết thực và phổ biến nhất của phóng xạ chính là được đem vào ứng dụng trong y học. Tia X, tia Y, chiếu xạ lập thể 3 chiều,… đây là những ứng dụng rất hữu ích trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Quy tắc an toàn khi làm việc với tia phóng xạ :

  • Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ
  • Đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể

Câu 2. Những điểm không an toàn trong hình thí nghiệm ở trên :

(1) Trên bàn : 

  • Có quá nhiều vật dụng để lung tung
  • Dao sắc nhọn gây nguy cơ mất an toàn cho người thí nghiệm
  • giấy rác vứt bừa bộn

(2) Người phụ nữ : 

  • Thao tác tay cầm phích điện không đúng, dễ làm hư hỏng thiết bị và có thể sẽ bị điện giật nếu dây bị hở đúng chỗ mà tay cầm
  • Cầm lon nước ngọt trên tay có thể dẫn đến chập điện nếu nước bị rơi vào nguồn điện, hơn nữa khi có sự cố sẽ không xử lý nhanh chóng được

(3) Người đàn ông :

  • Không đeo găng tay bảo hộ.
  • Tay ướt cầm vào dây điện cắm vào ổ điện gây nguy cơ giật điện cao.

Câu 3. 

  • Khi sử dụng điện phải bố trí sắp xếp vật dụng điện ngay ngắn tránh gây chập mạch điện
  • Khi không sử dụng nữa thì ngắt nguồn điện
  • Tuyệt đối không sử dụng điện khi tay ướt
  • Để các chất lỏng như nước, cồn... gần nguồn điện

Luyện tập :

a. Biển cách báo chất dễ cháy: Tránh gần các nguồn lửa gây nguy hiểm tránh cháy nổ

b. Biển cảnh báo hóa chất độc hại: Hóa chất độc đối với sức khỏe, chỉ sử dụng cho mục đích thí nghiệm.

c. Biển cảnh báo nguy hiểm về điện: Tránh xa vì có thể bị điện giật.

d. Biển cảnh báo chất phóng xạ: Cần đảm bảo an toàn khi lại gần hoặc sử dụng chất phóng xạ.

e. Đồ bảo hộ giúp bảo vệ người làm thí nghiệm tránh các rủi ro khi làm việc với các hóa chất hoặc chất dễ cháy làm mất an toàn đến sức khỏe con người,

f. Kính bảo hộ giúp bảo vệ mắt, tránh việc hóa chất có thể bắn vào mắt.

g. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm tránh việc hóa chất dính vào tay làm ăn mòn da, hoặc là tránh bị điện giật khi tiếp xúc với nguồn 

Vận dụng :

Hãy nhớ

1. Mặc đồ bảo hộ khi thực hành làm thí nghiệm 

2. Sắp xếp dụng cụ thí nghiệm gọn gàng, ngăn nắp

3. Vệ sinh sạch sẽ sau khi kết thúc thí nghiệm 

Xem thêm các môn học

Giải vật lí 10 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com