So sánh và chỉ ra những chỗ khác biệt giữa bản dịch thơ với nguyên tác.

SAU KHI ĐỌC 

Câu hỏi 1. So sánh và chỉ ra những chỗ khác biệt giữa bản dịch thơ với nguyên tác.

Câu hỏi 2. Xác định thời gian, không gian, sự việc của câu chuyện được kể trong bài thơ

Câu hỏi 3. Chỉ ra những chi tiết miêu tả người thiếu phụ phương Tây, qua đó, nêu các đặc điểm nổi bật của hình tượng này.

Câu hỏi 4. Hình tượng người thiếu phụ phương Tây trong bài thơ được tái hiện qua cái nhìn của một nhà Nho đồng thời củng là một nhà thơ phương Đông. Hãy phân tích những cảm xúc, thái độ được tác giả bộc lộ từ các điểm nhìn đó.

Câu hỏi 5. Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong cầu thơ kết và những ý tứ được mở ra từ câu thơ này.

Câu hỏi 6. Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được những gì về tư tưởng, tâm hồn tác giả?

Câu trả lời:

Câu hỏi 1. 

Giống nhau: đều là thơ tự do

Khác nhau: 

+ Ở bản dịch thơ nghĩa của từng câu thơ được chỉ ra dễ hiểu hơn. 

+ Ở bản dịch thơ lại chưa truyền tải được hết ý nghĩa so với bản nguyên tắc. 

+ Bản nguyên tắc đa phần là từ Hán Việt nên nhiều từ ngữ khó hiểu, chưa hiểu được nghĩa của từ. 

Câu hỏi 2. 

Thời gian: vào buổi tối.

Không gian: một đêm trăng thâu.

Câu chuyện được kể trong bài thơ là hình ảnh người phụ nữ Tây phương, và hình ảnh người thiếu phụ tựa vai chồng trong đêm trăng thâu ríu rít trò chuyện, nũng nịu người chồng của mình. Tác giả Cao Bá Quát đã có dịp quan sát và cũng chính sự quan sát này đã thay đổi cái nhìn của ông. Ở cuối bài thơ ông đã bày tỏ sự xót thương cho người phụ nữ ở quê hương mình, không dám tình tứ thân mật với chồng như này vì xã hội bảo thủ, khô khan. 

Câu hỏi 3. 

Chi tiết miêu tả người thiếu phụ phương Tây: 

+ Áo như tuyết. 

+ Tựa vai chồng dưới bóng trăng.

+ Kéo áo chồng thì thầm nói.

+ Tay cầm uể oải một chén sữa.

+ Nghiêng mình đòi chồng đỡ dậy. 

Hình tượng người thiếu phụ phương Tây mặc bộ váy áo trắng như tuyết càng làm tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, hiền thục có một chút ma mị. Hình ảnh người thiếu phụ e ấp tựa vai chồng thật hạnh phúc làm sao, hình ảnh này tuy rất bình thường đối với chúng ta bây giờ nhưng ngày xưa thì rất khó để nhìn thấy. Hình ảnh kéo áo chồng, tay cầm sữa, đòi chồng đỡ dậy cho ta thấy sự nũng nịu, muốn được yêu chiều của người phụ nữ, hành động nũng nịu ấy thật xao xuyến làm sao, điều mà người phụ nào cũng xứng đáng được nhận. Qua những đặc điểm này tác giả bỗng nhớ về quê nhà những người phụ nữ Phương Đông thật khổ làm sao chẳng bao giờ được chồng chiều chuộng, đỡ đần cho chút nào, chỉ vì xã hội mang quá nặng tư tưởng phong kiến mà người phụ nữ bị thiệt thòi. 

Câu hỏi 4. 

Dưới cái nhìn của một nhà Nho phương Đông, y từ hình ảnh đầu tiên người thiếu phụ phương Tây đã hiện lên với đầy sự xinh đẹp, duyên dáng trong bộ váy áo màu trắng phau. Tiếp đến là một loạt các hình ảnh người phụ nữ tựa bên vai chồng mình, thủ thỉ, ríu rít trò chuyện trong đêm trăng thâu, hình ảnh này trong cái nhìn của tác giả hiện lên thật tình cảm, thật đẹp và có khi ước mơ cả đời cũng chẳng có được. Chưa hết hình ảnh người thiếu phụ nũng nịu chồng, đòi chồng đỡ dậy càng làm tác giả ngạc nhiên hơn. Và cũng chính hình ảnh này đã làm cho tác giả càng thấy thương cảm hơn cho số phận của người phụ nữ Phương Đông chẳng biết những điều ấy là gì chỉ biết nhẫn nhịn, sống trong xã hội bảo thủ. Cảm xúc của tác giả được dâng lên cao trào ở câu thơ cuối cùng, ông tự thấy xót xa cho thân phận mình, xa quê, xa gia đình, mơ ước về một gia đình hạnh phúc, ấm êm, đồng thời cũng thể hiện tính nhân văn sâu sắc và tình phóng thoáng của tác giả.

Câu hỏi 5. 

Tâm trạng của nhân vật trữ tình ở câu thơ cuối được đẩy lên đỉnh điểm. Chính tình cảm lứa đôi của người thiếu phụ phương Tây đã gợi lên trong ông nỗi nhớ về quê nhà tha thiết, khao khát về một gia đình hạnh phúc, ấm êm. Câu thơ này như một lời than của tác giả về nỗi nhớ xa quê, xa gia đình. Qua sự than, giãi bày tâm trạng của tác giả ta cũng có thể thấy câu thơ đã thể hiện tính nhân văn, một góc nhìn rất mới rất hiện đại, ông như được mở mang đầu óc sau chuyến đi đó. 

Câu hỏi 6. 

Tác giả có một tư tưởng rất mới, rất hiện đại. Người phụ nữ trong xã hội này cần được yêu thương, chăm sóc, có quyền nũng nịu người chồng của mình chứ không phải như người phụ nữ phương Đông vất vả, khổ cực, muốn chồng san sẻ một chút cũng khó. Qua đó, cũng thể hiện tâm hồn phóng khoáng, đầy nhân văn của tác giả, tác giả cũng mong muốn có một gia đình ấm no, hạnh phúc, tác giả cũng được khai sáng hơn sau chuyến đi này, mở ra một góc nhìn thoáng hơn, mới hơn, hiện đại hơn. 

Xem thêm các môn học

Soạn bài ngữ văn 11 KNTT mới

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"


Copyright @2024 - Designed by baivan.net