1. Trình bày một số cách để phản hồi, góp ý cho bạn/ nhóm bạn sau khi em nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của bạn/ nhóm bạn.
Hướng dẫn trả lời:
- Lắng nghe bài thuyết trình của bạn/ nhóm bạn một cách tập trung, nghiêm túc.
- Đặt câu hỏi sau khi bạn/ nhóm bạn kết thúc bài thuyết trình ở những nội dung em chưa hiểu hoặc chưa ghi kịp thông tin.
- Sử dụng bảng kiểm trong sách giáo khoa để đánh giá bài thuyết trình của bạn/ nhóm bạn.
2. Thực hiện đề bài sau:
Đề bài: Trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Văn học sắp tới, lớp em sẽ tổ chức giới thiệu, thuyết trình về một tác phẩm văn học yêu thích. Với những tác phẩm đã đọc (trong sách giáo khoa và sách bài tập), em hãy:
a. Trong vai trò người nói, xây dựng nội dung bài thuyết trình của mình dựa trên sản phẩm phần Viết hoặc dựa trên dàn ý hướng dẫn trong phần Viết.
b. Trong vai trò người nghe, hãy lắng nghe, ghi chép và tóm tắt ngắn gọn nội dung bài thuyết trình tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất.
Hướng dẫn trả lời:
a. Trong vai trò người nói:
Em có thể dựa vào nội dung bài viết về truyện Tí bụi hoặc chọn một tác phẩm yêu thích khác để thực hiện bài nói của mình. Tuy nhiên, em cần thực hiện một số điều chỉnh sau để chuyển bài viết sang bài nói:
- Chọn lọc một số luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong bài viết để chia sẻ với các bạn, không nhất thiết phải trình bày hết nội dung đã viết.
- Sử dụng công cụ hỗ trợ để bài nói của em gây ấn tượng, thu hút người nghe hơn như: sơ đồ tư duy, đồ vật liên quan đến nội dung bài nói, các thẻ từ khóa dán lên bảng trong quá trình nói nhằm nhấn mạnh nội dung từ khóa.
- Thiết kế thành bài trình chiếu Powerpoint, chèn thêm hình ảnh, videp clip, bài nhạc liên quan đến nội dung bài nói.
- Thực hành nói trước khi lên lớp, kiểm soát thời gian, tốc độ nói, học cách nhấn mạnh ở những từ khóa quan trọng và phối hợp phần nói với ngôn ngữ cơ thể (động tác tay, ánh mắt kết nối với người nghe, mỉm cười khi bắt đầu và kết thúc).
b. Trong vai trò người nghe:
- Ghi chép những nội dung thuyết trình vào phiếu
- Phản hồi, góp ý cho các bạn sau khi nghe