Soạn bài tập Ngữ văn 8 chân trời bài 8: Đọc

Hướng dẫn giải bài 8: Cánh cửa mở ra thế giới phân Đọc, sách bài tập Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo tập 2. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

1. Em hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên (đã học ở bài Những bí ẩn của thế giới tự nhiên, Ngữ văn 8, tập một) và văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim.

Hướng dẫn trả lời:

*Giống:

- Đều thuộc loại văn bản thông tin

- Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ

- Có thể có sa-pô hoặc không có sa-pô

*Khác:

Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên:

­-Mục đích: giải thích một hiện tượng tự nhiên

-Cấu trúc:

+ Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về quá trình xảy ra hiện tượng tự nhiên.

+ Phần nội dung: giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng.

+ Phần kết thúc (không bắt buộc): trình bày sự việc cuối của hiện tượng hoặc tóm tắt nội dung giải thích.

Văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim:

-Mục đích: giới thiệu, khuyến khích mọi người đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim.

-Cấu trúc:

+ Phần 1: nêu một số thông tin về cuốn sách/ bộ phim (tên tác phẩm, tên tác giả hoặc đạo diễn, diễn viên, người quay phim,…) và trình bày ấn tượng hoặc nêu nhận xét khái quát của người viết đối với cuốn sách/ bộ phim.

+ Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung cuốn sách/ bộ phim và trình bày nhận xét, đánh giá của người viết về giá trị của cuốn sách/ bộ phim.

+ Phần 3: khẳng định giá trị của cuốn sách/ bộ phim và đề xuất/ khuyến khích mọi người nên đọc/ xem.

2. Có phải tất cả các văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim đều có sa-pô hay không? Mục đích của sa-pô trong văn bản là gì?

Hướng dẫn trả lời:

-Không phải văn bản nào cũng có sa-pô

- Mục đích của sa-pô là trình bày tóm tắt nội dung bài viết và thu hút sự chú ý của người đọc.

3. Tác dụng của việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong kiểu văn bản này là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Tác dụng của việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong kiểu văn bản này là truyền tải thông tin về tác phẩm được giới thiệu một cách sinh động, hấp dẫn người đọc.

4. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CON CHIM XANH BIẾC BAY VỀ - CỔ TÍCH CHO NGƯỜI LỚN

Lê Hồng Lâm

Với tác phẩm mới, Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục chinh phục bạn đọc bằng câu chuyện cổ tích. Dù cổ điển hay hiện đại, tình yêu trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh vẫn sẽ chiến thắng.

1. “Con chim xanh biếc

Đậu hờ trên tay

Yêu anh đến thế

Mà thành mây bay…”.

Từ lâu, Nguyễn Nhật Ánh đã xác lập cho mình một vị trí không thể thay thế ở dòng văn chương dành cho tuổi mới lớn. Cảm xúc trong trẻo, hồn hậu gắn liền với kí ức tuổi thơ ở một vùng quê nghèo miền Trung hay những cảm xúc mưa nắng thất thường của tuổi mới lớn đều được ông nắm bắt tài tình và thể hiện bằng một văn phong giản dị mà thấu hiểu trong truyện dài Con chim xanh biếc bay về.

Từ trường của Nguyễn Nhật Ánh

2. Nguyễn Nhật Ánh được tạo hóa ban cho một cục nam châm “hút” độc giả. “Từ trường” của Nguyễn Nhật Ánh luôn tỏa ra qua các trang sách từ những năm 90 của thế kỉ trước cho đến ngày hôm nay, khiến cho độc giả của 30 năm trước hay của thời đại “mạng xã hội” hiện nay vẫn có thể tìm thấy những đồng điệu về cảm xúc hay tâm hồn khi đọc sách của ông. Con chim xanh biếc bay về, cuốn truyện dài mới nhất của Nguyễn Nhật Ánh, cũng là một tác phẩm như vậy.

3. Cái màu “xanh biếc” ở nhan đề của truyện tưởng như đã gặp ở đâu đó trong các tác phẩm trước đây của Nguyễn Nhật Ánh và luôn chất chứa một nỗi buồn nào đó, như trong Ngồi khóc trên cây hay Mắt biếc. Có lẽ vì thế mà ta có linh cảm cuốn truyện mới này cũng mang đến nhiều nỗi buồn như thế.

4. Khác với hầu hết truyện dài trước đây khi xây dựng nhân vật chính là những đứa trẻ ở vùng quê nghèo hay những cô cậu học trò tuổi mới lớn, Con chim xanh biếc bay về có sự thay đổi đáng kể khi tập trung vào những thanh niên mới ra trường và đang chật vật mưu sinh ở thành phố.

5. Phần đầu của truyện dài có tên là “Quán chợ” được kể bằng lời của một nhân vật trong truyện, nhân vật Khuê, sinh viên mới ra trường. Lời kể dẫn dắt người đọc bước vào hành trình lập nghiệp của những người trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Do chưa tìm được việc làm đúng nghề được đào tạo, Khuê làm việc ở một quán ăn cho ông chủ trẻ tên Sâm. Khuê là cô gái tính tình có vẻ bộc trực, ngẫu hứng, dễ tự ái, hay dỗi hờn, nhưng có tâm hồn đa cảm.

6. Trái ngược với Khuê là Sâm, ông chủ quán ăn, già hơn tuổi, gương mặt có phần khắc khổ, tính cách kĩ lưỡng, cầu toàn, ghét sự cẩu thả và đôi khi hơi nguyên tắc. Tính nguyên tắc của Sâm thể hiện ở chuyện anh ta chỉ lấy hàng ở những mối quen thân thiết, dù đắt hơn nhất quyết bắt Khuê phải trả lại những món quà mà bạn hàng tặng dịp Tết. Điều đó làm nảy sinh không ít mâu thuẫn giữa ông chủ và người làm thuê tà Khuê là người trực tiếp chịu đựng, Nhưng giữa sự khác biệt đó, cả lui vẫn dành sự quan tâm cho nhau. Thậm chỉ, những tình cảm mơ hồ bộc phát hay sự ghen tuông khi Khuê phát hiện ra mình là kẻ thứ ba. “Trong bộ phim tình cảm được đạo diễn bởi bàn tay của thần may rủi đó, hoả ra tôi chỉ là một nhân vật phụ ngớ ngẩn, chết ngay ở cá vấp tả đầu tiên ở cảnh đầu tiên” hoặc “Tôi tự thuyết phục rằng giữa tôi và Sâm không hề lồn lại cuộc tình nào, vì một cuộc tỉnh thực sự thì không thể tạo ra từ một phía, cũng như một nụ hôn không thể được thực hiện chí bởi một người".

7. Ngoài hai nhân vật có vẻ có nhiều duyên nợ mà xung khắc đó, ta còn gặp những nhân vật “đậm chất Nguyễn Nhật Ảnh" khác, như Lương, một cô đồng nghiệp làm chung ở quán ăn, tính tinh hải hước, yêu đời, thích triết lí, thích làm thơ: “Lần trong tình yêu một chút gì tỉnh toán Lần trong vàng một sắc đồng pha lẫn trong thuy chung một hạt mầm phản bội. Trong trăng non người lẫn chút trăng tà”. Huy Tịnh cô bạn cùng quê thuê chung phòng trọ với Khuê, dù xuất thân khá giả vẫn tự lập bằng chính năng lực của mình thay vì dựa dẫm vào bố mẹ. Đó còn là những chị Dân cũ Mười, chị Diệp, đi Hai Anh, đ Ba Được,. những tiểu thương ở chợ với sự chất phác, trong tình nghĩa hay một đổi tình nhân lớn tuổi, bắt đầu mối tình của họ ở quản ăn, nơi Khuê, Lương làm việc.

8. Cho dù độ tuổi của các nhân vật hay bối cảnh câu chuyện có ít nhiều thay đổi, ta vẫn cảm nhận được “từ trưởng” của Nguyễn Nhật Anh toả ra qua từng trang viết, qua cách ông khai thác tâm lí của nhân vật. Hoặc qua những câu văn mang đậm phong cách Nguyễn Nhật Anh "Bọn con trai là vậy, chuyến đi gây tội ác", hay “Tình yêu đâu phải chiến tranh. Tôi chả thêm lên phương án tác chiến nữa, đánh để tới đầu hay lời đó. Yêu mà giống vừa đi vừa do tin thì khổ quá, thì không yêu còn hơn".

Những hoán chuyển của số phận, tình yêu

9. Nếu ở phần một. bối cảnh của Con chim xanh biếc bay và dù có nhiều thay đổi vẫn mang nhưng chất liệu cảm xúc mà Nguyễn Nhật Anh đã tạo dụng thành công thì sang phần hai, khi đối vai kể cho nhân vật xung “tôi" là Sâm, cuốn truyện dẫn dắt người đọc bước vào một câu chuyện nhiều chu buồn, mất mát mà ta dự cảm từ đầu qua từ khoa xanh biếc" ở nhan đề truyện.

10. Sự thay đổi đội nội của cách kể trong phần này khiến là liên tưởng đến những cuốn truyện kiểu Chàng trai đến từ hôm qua với những tình cờ, ngẫu nhiên của số phận và ta từng bắt gặp trong những truyện dài trước đây của Nguyễn Nhật Ánh. Nhum trong sự tỉnh có ngẫu nhiên đó, ta nhận ra những cảm xúc nhiều mất mát hơn là những kỉ ức hồn nhiên, trong trẻo trước đây.

11. Những kí ức tuổi thơ của Sâm dần dần hiện ra trong đám sương mù, đưa người đọc bước vào một câu chuyện với quá nhiều buồn tủi, thậm chí đau thương về sự hoán chuyển của số phận do sự bất cẩn của con người khiến nhiều người thân của anh phải trả giá. Nói như Khuê, Sâm là “một đứa trẻ được sinh ra cho cuộc đời bắt nạt”. Và chỉ khi đọc đến đấy, ta mới hiểu rằng tại sao Sâm lại có những nguyên tắc sống đôi khi hơi cứng nhắc như vậy, điều biệt là anh ghét sự cầu thủ đến vậy: “Đâu phải sai lầm nào trên đời cũng có thể sửa chữa. Trong cuộc sống vẫn có những đổ vỡ, mất mát vô phương tin văn đó thôi”..

12. Trong phần cuối cùng của truyện dài này, hai nhân vật chính liên tục đối vai kể cho nhau, dần dần khai mở hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ở Khuê, những bất ngờ kiểu trên trời rơi xuống khiến cô thấy tránh "giống như một sinh linh bị trù ếm, lử lúc nào đã biến thành một quả lắc bị cuộc sống tha hồ đưa qua đây lại – luôn cảm thấy chóng mặt giữa thực tế và tưởng tượng. giữa chân tình và ngộ nhận, giữa lòng quyết tâm và nội bán khoản giữa khoảnh khắc bình yên và những ngày dậy sóng”. Còn ở Sâm, bất ngờ đó lại là một sự trưởng thành và vị tha mà anh đón nhận từ dầu con người ta tới một lúc nào đó cũng phải trưởng thành. Tất nhiên tuỳ vào hoàn cảnh mà có người trưởng thành một cách hồn nhiên, có người chấp nhận rớm máu dễ lớn lên – như qua một ca phẫu thuật hiểm nghèo".

13. Trong cuốn truyện dài về những hoàn chuyển lạ lùng của số phận huy tình yêu này, Nguyễn Nhật Ánh khai thác một để tải tưởng như rất cũ, thậm chỉ lạc hậu, lỗi thời như chuyện “cha mẹ đặt đầu con ngồi đó", chuyên tui mắt “mai mối”, nhưng với cách kể chuyện dậm màu cổ tích hiện đại của mình, chúng lại trở nên hợp lí vô cùng. Thế mới biết không phải là đề tài gì, mà cách khai thác dễ tài đó như thế nào mới là diễn dáng nói.

14. Bố cục chặt chẽ với ba phần liên tục thay đổi, hoán chuyển người kể chuyện và góc nhìn của người lê chuyện; ở phần cuối, hai góc nhìn đó lại xe kẻ nhau, giúp người đọc soi chiếu được nội tâm của hai nhân vật chính và hóa giải những hiểu lầm giữa họ.

15. Cách viết này giống như cách người ta bốc một củ hành và chỉ đến khi tóc đến lớp trong công, chúng là tuổi hiểu được tại sao họ có nhữnu tinh cách hay hành động như vậy. Phong cách này cũng giống như một bộ phim trinh thám về tình yêu với những củ "twist” (đảo chiều) chóng mặt ở đoạn kết khiến độc giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Có là dù biết bị tác giả "đất Thoi", tôi tin rằng những độc giả của ông vẫn hào hứng chấp nhận với cái kết quá đỗi ngọt ngào.

16. Với Con chim xanh biếc bay về, Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục chinh phục chúng ta bằng một câu chuyện cổ tích thời loạn đại. Chuyện cổ tích đó văn còn tiếp diễn, sau khi những vật như Sâm, như Khuê, như Quyền,… sửa sai và đứng lên bước tiếp sau những mất mặt hiểu lầm mà họ phải trả giá, cho dù đó là những lỗi lầm không phải do chính họ gây ra.

17. Cuối cùng, giống như những câu chuyện cổ tích (dành cho người lớn) khác, dù cổ điển hay hiện đại, tình yêu trong truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh vẫn sẽ chiến thắng “Trái tim trong lồng ngực mỗi người giống như chiếc đồng hồ động đình, thỉnh thoảng là ra một xuôi biếng lườn, nhưng bạn yên làm đi, rồi nó sẽ tích tắc chạy lại một khi thần tình yêu đã lên dãy".

12/11/2020

(Theo “Con chim xanh biếc bay về” - cổ tích cho người lớn, https://amineva, ngày 6/12/2022)

a. Vẽ sơ đồ cấu trúc của văn bản và tóm tắt nội dung từng phần (làm vào vở).

b. Xác định thông tin cơ bản, thông tin chi tiết và vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các chi tiết và thông tin cơ bản của văn bản trên.

c. Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì?

d. Quan sát kĩ hình bìa sách và trả lời câu hỏi: Tác dụng của việc sử dụng hình ảnh bìa sách trong văn bản này là gì?

đ. Đọc lại nội dung văn bản, đối chiếu với nhan đề của văn bản và trả lời câu hỏi: Nhan đề “Con chim xanh biếc bay về” -  cổ tích cho người lớn có thể hiện được nội dung bài viết hay không? Dựa trên cơ sở nào để khẳng định như vậy?

Hướng dẫn trả lời:

a. Tóm tắt nội dung từng phần:

-        Sa-pô: giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết

-        Phần 1 (đoạn 1): cung cấp thông tin và nêu nhận xét khái quát về tác phẩm

-        Phần 2 (đoạn 2 đến đoạn 15): tóm tắt nội dung kết hợp với việc đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

-        Phần 3(đoạn 16 đến đoạn 17): khẳng định ý nghĩa của tác phẩm

b. Gợi ý:

-        Nội dung chính của văn bản: tóm tắt nội dung và trình bày đánh giá của người viết về cuốn sách Con chim xanh biếc bay về

-        Thể hiện qua các chi tiết:

+ Chi tiết về đánh giá của người viết với nội dung cuốn sách: tình yêu trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh vẫn sẽ chiến thắng (sa-pô).

+ Chi tiết về thông tin nội dung của cuốn sách: tên sách, tên tác giả, ấn tượng chung về cuốn sách (đoạn 1).

+ Các chi tiết tiêu biểu về nội dung của cuốn sách (đoạn 2 đến đoạn 13), hình ảnh minh họa cho bìa sách.

+ Chi tiết đánh giá về nghệ thuật của cuốn sách (đoạn 14 – đoạn 15).

+ Chi tiết khẳng định khả năng chinh phục người đọc của cuốn sách (đoạn 16 – đoạn 17).

c. Mục đích của tác giả khi viết văn bản này là giới thiệu cuốn sách và nêu những nhận xét của bản thân khi đọc cuốn sách.

d. Tác dụng của việc sử dụng hình ảnh bìa sách là tăng tính trực quan cho bài giới thiệu sách.

đ. Nhan đề đã thể hiện nội dung bài viết, đồng thời là cảm nhận của người viết về cuốn sách. Bằng chứng là: trong bài viết, nhiều lần tác giả dùng từ “cổ tích” để nhấn mạnh đây là câu chuyện tình yêu đẹp, buồn nhưng kết thúc có hậu.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Ngữ văn 8 chân trời, giải sbt ngữ văn 8 tập 2 CTST bài 8: Đọc

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo

BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

(THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ VÀ THƠ TỨ TUYỆT LUẬT ĐƯỜNG)

BÀI 8. CÁNH CỦA MỞ RA THẾ GIỚI (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (TRUYỆN LỊCH SỬ)

BÀI 10. CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com