Soạn bài tập Ngữ văn 8 chân trời bài 9: Tiếng việt

Hướng dẫn giải bài 9: Âm vang của lịch sử phân Tiếng việt, sách bài tập Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo tập 2. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

1. Tìm các câu kế, câu hỏi, câu cảm, câu khiến được dùng trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng (trích Chương XVIII); chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết các kiểu câu đó.

Hướng dẫn trả lời:

- Câu kể: Người mẹ ứa nước mắt vì sung sướng.

­Dấu hiệu: kết thúc bằng dấu chấm, nội dung kể.

- Câu hỏi: Từ đây lên tới Thăng Long còn bao lâu nữa?

Dấu hiệu: từ ngữ thường dùng trong câu hỏi (bao lâu), kết thúc bằng dấu chấm hỏi, nội dung hỏi.

- Câu cảm: Đến gần lắm rồi! Chữ đẹp mà người thêu cũng khéo.

Dấu hiệu: từ ngữ thường dùng trong câu cảm (lắm), thường kết thúc bằng dấu chấm than, nội dung biểu cảm.

- Câu khiến: Khoan đã. Hãy xem Nguyễn Khoái bắn Toa Đô đây này.

Dấu hiệu: từ ngữ thường dùng trong câu khiến (hãy), nội dung cầu khiến.

2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.

Người tướng già nói:

- Vương tử đùng lắng đẳng vì tôi nữa. Đi mà đuổi Toa Đô không nó chạy mất.

Hoài Văn nói:

– Ta nhờ ông dạy dỗ nên mới có ngày nay, lại chính nhờ có ông mà hôm nay ta thoát chết, ta bỏ ông đây sao được?

– Vương tử không nên theo thói thường tình. Đi đi, mặc tôi ở đây. Toa Đô nó chạy mất kia kìa. Vương tử mà cứ dùng dằng mãi thì con dao đây, tôi xin kết liễu đời tôi cho rảnh...

Hoài Văn giằng lấy con đạo. Người tưởng già nói:

– Để một anh em trông nom tôi. Còn vương tử phải đi mới được. Đi mà lấy đầu Toa Đô!

(Nguyễn Huy Tưởng, Lá cờ thêu sáu chữ vàng)

a. Trong đoạn trích trên có cuộc thoại giữa ai với ai?

b. Nhận xét về tỉ lệ mỗi kiểu câu được sử dụng trong cuộc thoại và giải thích tác dụng của cách sử dụng lời thoại như vậy.

Hướng dẫn trả lời:

a. Trong đoạn trích có cuộc thoại giữa “người tướng già” và Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản.

b. Trong cuộc thoại, kiểu câu khiến chiếm tỉ lệ sử dụng nhiều hơn các kiểu câu khác.

Ví dụ:

(1)  Vương tử đừng lắng đắng vì tôi nữa.

(2)  Đi mà đuổi Toa Đô không nó chạy mất.

(3)  Vương tử không nên theo thói thường tình.

(4)  Đi đi, mặc tôi ở đây.

(5)  Đi mà lấy đầu Toa Đô!

Lí do: Tình huống chiến đấu cấp bách, cơ hội “phá cường địch báo hoàng ân” hiếm có đối với đội quân của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đòi hỏi người tướng già phải liên tục giục giã.

Tác dụng: Các lượt thoại thể hiện lời cầu khẩn thiết tha, đồng thời cũng là mệnh lệnh chiến đấu khẩn cấp đối với Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản; làm nổi bật tình huống và tính cách của các nhân vật (tình nghĩa/ can đảm quên mình).

3. Cho câu sau:

Hoài đọc truyện "Lá cờ thêu sáu chữ vàng".

Hãy thêm bớt từ ngữ cho câu trên để tạo thành câu hỏi, câu cảm, câu khiến.

Hướng dẫn trả lời:

- Câu hỏi: Hoài đọc truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” rồi phải không?

- Câu cảm: Hoài thích đọc truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” lắm!

- Câu khiến: Hoài hãy đọc truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” đi!

4. Cho đoạn văn sau:

Người mẹ tra nước mắt vì vui sướng. Nhưng lòng người mẹ thổn thức. Người mẹ không nói nên lời. Phu nhân chỉ thấy loa loa một lá cờ đỏ. Và phụ nhân cổ chạy theo bà con để đến gần là cờ mà xem cho rõ. Nhưng là cờ đã rẽ đi đường khác. Người mẹ chạy đến đứt hơi mà không sao đuổi kịp được lá cờ. Mệt quá, người mẹ ngồi bệt xuống bờ đê.

(Nguyễn Huy Tưởng, Lá cờ thêu sáu chữ vàng)

a. Xác định câu khẳng định, câu phủ định được dùng trong đoạn văn trên.

b. Nêu tác dụng của câu khẳng định và câu phủ định trong đoạn văn trên.

Hướng dẫn trả lời:

a. - Câu khẳng định: Phu nhân chỉ thấy loa lóa một lá cờ đỏ.

Dấu hiệu nhận biết: Nội dung khẳng định; không có sự xuất hiện của các từ ngữ phủ định.

- Câu phủ định: Người mẹ không nói nên lời; Người mẹ chạy đến đứt hơi mà không sao đuổi kịp được lá cờ.

Dấu hiệu nhận biết: Nội dung phủ định; từ ngữ thường dùng trong câu phủ định (không, không sao).

b. Tác dụng: Câu khẳng định được sử dụng kết hợp với câu phủ định trong đoạn văn giúp thể hiện đúng trạng thái tinh thần choáng ngợp của phu nhân (mẹ của Hoài Văn Hầu) khi bất ngờ được trông thấy đoàn quân chiến thắng của con mình, nhưng chỉ trong chốc lát, họ đã đi xa, tiếp tục tìm giặc mà đánh.

5. Dùng danh từ “Hoài Văn Hầu” hoặc “Toa Đô” để đặt câu dưới hai hình thức: câu khẳng định và câu phủ định.

Hướng dẫn trả lời:

-        Hoài Văn Hầu tin rằng chàng nhất định lập được những chiến công vang dội (câu khẳng định).

-        Toa Đô đã không thể chạy thoát thân (câu phủ định)

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Ngữ văn 8 chân trời, giải sbt ngữ văn 8 tập 2 CTST bài 9: Tiếng việt,

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo

BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

(THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ VÀ THƠ TỨ TUYỆT LUẬT ĐƯỜNG)

BÀI 8. CÁNH CỦA MỞ RA THẾ GIỚI (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (TRUYỆN LỊCH SỬ)

BÀI 10. CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net