Soạn công dân 11 bài 2 trang 13 cực chất

Giải công dân 11 bài 2 trang 13 cực chất. Bài học: Hàng hóa – tiền tệ thị trường - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn GDCD 11.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: Hãy cho biết những sản phẩm tiêu dùng nào trong gia đình em là hàng hóa, hoặc không phải là hàng hóa? Vì sao?

Câu 2: Hãy nêu một số ví dụ thể hiện giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật.

Câu 3: Tại sao giá trị hàng hóa không do thời gian lao động cá biệt quyết định, mà do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định?

Câu 4: Trình bày nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ.

Câu 5: Phân tích các chức năng của tiền tệ. Em đã vận dụng được những chức năng nào của tiền tệ trong đời sống?

Câu 6: Trình bày nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ. Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống?

Câu 7: Tại sao nói giá cả là “mệnh lệnh” của thị trường đối với mọi người sản xuất và lưu thông hàng hóa?

Câu 8: Thị trường là gì? Em hãy nêu một số ví dụ về sự phát triển của sản xuất hàng hóa và thị trường ở địa phương mình.

Câu 9: Hãy nêu một số ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường đối với người sản xuất và người tiêu dùng?

Câu 10: Theo em, mỗi công dân cần phải làm gì đối với sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay?

Câu 11: Trong buổi thảo luận nhóm về bài: Hàng hóa – tiền tệ - thị trường, ba bạn Hoàng, Minh và Thành có tranh luận:

  Hoàng cho rằng: Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa.

  Minh lại cho rằng: Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động.

  Thành thì cho rằng: Không phải mọi hàng hóa đều là kết quả của quá trình lao động?

Theo em, ai nói đúng? Vì sao?

Liên hệ tình hình sản xuất hàng hóa của nước ta trong những năm gần đây?

Câu 12: Ví dụ về phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Những sản phẩm tiêu dùng nào trong gia đình là hàng hóa, hoặc không phải là hàng hóa:

  • Hàng hóa: ti vi, tủ lạnh, xe máy, điều hòa, máy giặt, xe đạp….Vì nó có thể được đem ra trao đổi, buôn bán.
  • Không phải là hàng hóa: cơm, nước, thức ăn…Vì không được đem ra trao đổi buôn bán.

Câu 2: Một số ví dụ thể hiện giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật như Qủa dừa từ xa xưa chỉ đơn thuần là một thứ quả để lấy nước uống giải khát mùa hè, nhưng sau này áp dụng phát triển khoa học tạo nên thạch dừa, kẹo dừa, dầu dừa,…

Câu 3: Hàng hóa không do thời gian lao động cá biệt quyết định, mà do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định vì:

  Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và có một cường độ trung bình, trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định => dựa vào thời gian lao động xã hội cần thiết đưa ra được mức giá trị hàng hóa hợp lí, không làm rối loạn thị trường.

Câu 4: Nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ:

  • Nguồn gốc: là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị. Gồm 4 hình thái giá trị: Hình thái đơn giản, Hình thái đầy đủ hay mở rộng, Hình thái chung của giá trị, Hình thái tiền tệ.
  • Bản chất: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, thể hiện chung của giá trị, đồng thời, biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa người sản xuất hàng hóa.

Câu 5: Phân tích chức năng của tiền tệ: 

  • Làm thước đo giá trị => đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
  • Làm phương tiện lưu thông => làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: H – T – H (H –T là quá trình bán, T – H là quá trình mua).
  • Làm phương tiện cất trữ => tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại để khi cần thì đem ra mua hàng.
  • Phương tiện thanh toán => được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán.
  • Tiền tệ thế giới => trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia, tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cả từ nước này sang nước khác.

- Em đã vận dụng được một số chức năng của tiền tệ trong đời sống như phương tiện lưu thông (tự làm những sản phẩm Hanmade sau đó đem bán lấy tiền), phương tiện thanh toán (dùng tiền mua đồ dùng học tập), phương tiện cất trữ (tiền lì xì, tiền thưởng học sinh giỏi, tiền bố mẹ thưởng điểm 10 để bỏ vào con lợn tiết kiệm).

Câu 6: Nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ: là xác định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định.

=> Quy luật này được thể hiện như sau: M = P x Q/V (M: Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông, P: mức giá của đơn vị hàng hóa, Q: số lượng hàng hóa đem ra lưu thông, V: số vòng luận chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ).

- Lạm phát đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống như đời sống nhân dân ngày càng trở nên khốn đốn hơn vì đồng tiền mất giá, giá cả các mặt hàng đều tăng lên.

Câu 7: Nói giá cả là “mệnh lệnh” của thị trường đối với mọi người sản xuất và lưu thông hàng hóa vì sự biến động của cung – cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, khi giá cả một hàng hóa nào đó tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hóa đó nhiều hơn, nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hóa đó bị hạn chế và ngược lại.

Câu 8: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

Ví dụ về sự phát triển của sản xuất hàng hóa ở địa phương em: trước đây việc sản xuất hàng hóa ở địa phương còn nhỏ lẻ, manh mún nhưng được sự hổ trợ của chính quyền, nhiều hộ gia đình đã hăng hái tăng gia sản xuất -> địa phương ngày càng khang trang và phát triển hơn so với trước đó.

Câu 9: Ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường đối với người sản xuất và người tiêu dùng: 

  Hàng hóa ra bán trên thị trường, phù hợp với nhu cầu của thị trường, chất lượng tốt bán được, có lãi, tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh => Chức năng thông tin giúp người bán hàng đưa ra quyết định phù hợp, kịp thời để thu lợi nhuận.

Câu 10: Để thị trường nước ta ngày càng phát triển, mỗi công dân chúng ta đều phải có sự đóng góp như thực hiện phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, mua bán lành mạnh, không buôn bán gian lận, tránh để xảy ra tình trạng lạm phát,…

Câu 11: Hoàng cho rằng: Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa.

Minh lại cho rằng: Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động.

Thành thì cho rằng: Không phải mọi hàng hóa đều là kết quả của quá trình lao động.

=> Người nói đúng chính là Minh vì hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.

- Liên hệ tình hình sản xuất hàng hóa của nước ta trong những năm gần đây: 

  Nhờ những cơ chế, chính sách và pháp luật của Đảng và nhà nước nên tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người sản xuất => số lượng hàng hóa được sản xuất nhiều hơn, mẫu mã đẹp hơn, đa dạng hơn, chất lượng tốt, giá thành đảm hợp lí và có sức cạnh tranh lớn, các nhà sản xuất còn năng động, sáng tạo, người tiêu dùng ngày càng có niềm tin đối với các mặt hàng ở trong nước.

Tuy nhiên, trong nước vẫn còn trốn thuế, sử dụng các chất độc hại để sản xuất hàng hóa thu lợi nhuận cao, chịu nhiều áp lực từ xu thế hội nhập.

Câu 12: Ví dụ về phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa

  Chị Hoa mở công ty dệt vải ở một thi trấn, thuê nhân công ở nông thôn nên giá cả rẻ hơn thị trường, tìm được mối tơ tằm tại một số xưởng ươm ở nông thôn giá cả rất thấp. Vì học ngành thiết kế chị đã tạo ra được rất nhiều tấm vải lụa đẹp và thu hút khách hàng. Vì thế công ty của chị ngày càng làm ăn phát đạt và có xu hướng mở rộng.

=> Điều sản xuất thuận lợi, mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thu được nhiều lãi, giàu lên, tiếp tục mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1: Những sản phẩm tiêu dùng trong gia đình em là hàng hóa, hoặc không phải là hàng hóa là:

- Những sản phẩm trong gia đình em là hàng hóa bao gồm: ti vi, tủ lạnh, xe máy, điều hòa, máy giặt, xe đạp….

=> Sở dĩ những sản phẩm đó được xem là hàng hóa vì nó có thể được đem ra trao đổi, buôn bán.

- Những sản phẩm trong gia đình em không phải là hàng hóa bao gồm: cơm, nước, thức ăn…

=> Sở dĩ những sản phẩm đó không được xem là hàng hóa vì nó không phải là hàng hóa được đem ra trao đổi buôn bán.

Câu 2: Một số ví dụ thể hiện giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật như:

- Quả dừa từ xa xưa chỉ đơn thuần là một thứ quả để lấy nước uống giải khát mùa hè. 

- Tuy nhiên, cùng với những phát triển khoa học, quả dừa đã dần trở thành loại quả được chế biến với nhiều các sản phẩm khác nhau. 

- Ngoài nước dừa, người ta còn biết lấy mu dừa làm thạch, tạo nên các loại kẹo dừa thơm ngon hấp dẫn. 

- Ngoài ra, dừa còn được sử dụng để chế biến thành một loại mĩ phẩm được nhiều chị em phụ nữ yêu thích đó chính là dầu dừa…. 

Câu 3: Giá trị hàng hóa không do thời gian lao động cá biệt quyết định, mà do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định là bởi vì:

- Giá trị của hàng hóa do thời gian lao động xã hội cần thiết để tạo ra hàng hóa đó quyết định.

- Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và có một cường độ trung bình, trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. 

=> Dưa vào thời gian lđ xã hội cần thiết thì ta sẽ đưa ra được mức giá trị hàng hóa hợp lí, không làm rối loạn thị trường.

- Nếu như giá trị hàng hóa được thời gian lao động cá biệt quyết định, thi` một loại hàng hóa sẽ có nhiều mệnh giá khác nhau.

VD: cũng làm một đôi dép nhưng người A làm trong 1 giờ, người B làm trong 2 giờ , người C làm trong 3 giờ -> mức giá cả do mỗi người sản xuất A, B ,C đó sẽ đưa ra khác nhau theo thời gian mà họ làm ra đôi dép ấy...

Câu 4: Nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ:

* Nguồn gốc

- Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển  lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.

- Có 4 hình thái giá trị:

  • Hình thái giá trị đơn giản: xuất hiện khi xã hội Công xã nguyên thủy tan rã, sự trao đổi mang tính ngẫu nhiên.
  • Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: Khi sản xuất hàng hóa phát triển hơn, số lượng hàng hóa được đem ra trao đổi nhiều hơn, một hàng hóa có thể trao đổi được với nhiều hàng hóa khác.
  • Hình thái chung của giá trị: giá trị của hàng hóa thể hiện ở một hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung. Người ta mang hàng hóa của mình đổi lấy vật ngang giá chung, rồi dùng vật ngang giá chung đổi lấy thứ hàng hóa mình cần. Các địa phương, vùng khác nhau thì hàng hóa làm vật ngang giá chung cũng khác nhau.
  • Hình thái tiền tệ: Có nhiều vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương khó khăn, đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất. Ban đầu, vật ngang giá chung cố định là vàng và bạc, hình thái của giá trị xuất hiện. Những vàng có ưu thế hơn bạc nên cuối cùng hình thái tiền tệ được cố định ở vàng.

* Bản chất

- Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa.

- Tiền tệ sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời, tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa người sản xuất hàng hóa.

Câu 5: Phân tích các chức năng của tiền tệ và vận dụng được những chức năng:

* Phân tích chức năng của tiền tệ:

- Chức năng làm thước đo giá trị: 

  • Được thể hiện khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa. 
  • Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa. 
  • Giả cả hàng hóa được quyết định bởi các yếu tố khác nhau, do đó trên thị trường giá cả có thể bằng, thấp hơn hoặc cao hơn giá trị. 
  • Nếu các điều kiện khác không thay đổi, gía trị của hàng hóa cao thì giá cả của nó cao và ngược lại.

- Chức năng làm phương tiện lưu thông: 

  • Được thể hiện khi tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: H – T – H. Trong đó H –T là quá trình bán, T – H là quá trình mua. 
  • Người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần.

- Chức năng làm phương tiện cất trữ: 

  • Được thể hiện khi tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại ddể khi cần thì đem ra mua hàng. 
  • Sở dĩ tiền tệ làm được chức năng này là vì tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất trữ cuả cải. 
  • Nhưng để làm được chức năng phương tiện cất trữ thì tiền phải đủ giá trị, tức là tiền đúc bằng vàng hoặc những của cải bằng vàng.

- Chức năng phương tiện thanh toán: 

  • Được thể hiện khi tiền tệ được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán như: trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế,... 
  • Chức năng này làm cho quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng làm cho những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.

- Chức năng tiền tệ thế giới: 

  • Thể hiện khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia, tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cả từ nước này sang nước khác, nên đó phải là tiền vàng hoặc tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế. 
  • Việc trao đổi tiền của nước này theo tiền cuả nước khác được tiến hành theo tỉ giá hối đối. Tỉ giá hối đoái là gía cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền nước khác.

* Em đã vận dụng được một số chức năng của tiền tệ trong đời sống. Cụ thể là:

- Làm phương tiện lưu thông: Em đã tự làm những sản phẩm Hanmade sau đó đem bán cho các bạn để lấy tiền. Em tiếp tục dùng số tiền đó để mua một số vật liệu còn thiếu để làm hàng và bán cho các bạn.

- Làm phương tiện thanh toán: Em dùng số tiền của mình để mua những hàng hóa, đồ dùng học tập hàng ngày…

- Làm phương tiện cất trữ: em đã dùng những đồng tiền mà mình có được như tiền lì xì, tiền thưởng học sinh giỏi, tiền bố mẹ thưởng điểm 10 để bỏ vào con lợn tiết kiệm.

Câu 6: Nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ:

- Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hóa, phục vụ cho sự lưu thông hàng hóa. Vì vậy, lưu thông tiền tệ do lưu thông hàng hóa quyết định.

- Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ là xác định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định.

=> Quy luật này được thể hiện như sau: M = P x Q/V

   -  Trong đó:

     M: Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông

     P: mức giá của đơn vị hàng hóa

     Q: số lượng hàng hóa đem ra lưu thông

     V: số vòng luận chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.

- Như vậy, lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với tổng số giá cả của hàng hóa đem ra lưu thông và tỉ lệ nghịch với số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.

=> Đây là quy luật chung của lưu thông tiền tệ.

* Lạm phát đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống.

- Chúng ta chỉ cần hiểu đơn giản là lạm phát thì đồng nghĩa với việc đồng tiền mất giá, giá cả các mặt hàng đều tăng lên. 

=> Đời sống nhân dân (nhất là những người nông thôn và người nghèo) ngày càng trở nên khốn đốn hơn.

- Ví dụ: trước đây bạn muốn mua một hộp màu chỉ có 5 nghìn đồng nhưng khi lạm phát hộp màu đó không còn là 5 nghìn nữa mà nó thậm chí lên 10 nghìn hoặc 15 nghìn.

Câu 7: Nói giá cả là “mệnh lệnh” của thị trường đối với mọi người sản xuất và lưu thông hàng hóa vì 

- Sự biến động của cung – cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác.

  • Khi giá cả một hàng hóa nào đó tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hóa đó nhiều hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hóa đó bị hạn chế.
  • Ngược lại, khi giá cả một hàng hóa giảm xuống sẽ kích thích tiêu dùng và hạn chế việc sản xuất hàng hóa đó.

Câu 8: Khái niệm thị trường:

- Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. 

- Thị trường xuất hiện, phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

* Ví dụ về sự phát triển của sản xuất hàng hóa ở địa phương em:

  Trước đây, việc sản xuất hàng hóa ở địa phương em còn nhỏ lẻ, manh mún và không có nhiều. Chủ yếu là mọi người học xong đều lên thành phố lập nghiệp.

  Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, nhờ sự chỉ đạo của cấp trên cũng như các chính sách hỗ trợ, nhiều hộ gia đình đã hăng hái tăng gia sản xuất. 

=> Kết quả:

- Một số gia đình làm nghề trồng hoa tươi, một số gia đình trồng cây rau củ sạch, một số gia đình thì chăn nuôi, làm các mô hình vườn – ao – chuồng. 

- Phần lớn gia đình thì theo nghề làm gồm và đóng gạch….

- Mỗi gia đình đều có một ngành riêng và tất cả đều cố gắng làm ăn. 

-> Điều đó làm cho địa phương ngày càng khang trang và phát triển hơn so với trước đó.

Câu 9: Một số ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường đối với người sản xuất và người tiêu dùng:

- Khi một người mang hàng hóa ra bán trên thị trường, hàng hóa nào phù hợp với nhu cầu của thị trường, chất lượng tốt khiến người mua hài lòng thì bán được, người bán có lãi, tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Chức năng thông tin giúp người bán hàng đưa ra quyết định phù hợp, kịp thời để thu lợi nhuận.

- Người mua cũng căn cứ vào chất lượng, nhu cầu của bản thân và những thông tin trên thị trường để mua có lợi nhất.

Câu 10: Theo em, để thị trường nước ta ngày càng phát triển, mỗi công dân chúng ta đều phải có sự đóng góp của mình dù ít hay nhỏ. Ví dụ như:

- Thực hiện phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tăng cường dùng hàng trong nước để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, tái đầu tư sản xuất.

- Khi tham gia vào thị trường cần mua bán lành mạnh, không buôn bán gian lận để tạo một thị trường đảm bảo, có uy tín được người mua tin tưởng.

- Tránh để xảy ra tình trạng lạm phát. Bởi xảy ra lạm phát rất dễ nhưng giải quyết được lạm phát rất khó.

- Học tập tốt, rèn luyện tốt ban thân để có thể trở thành một công dân tố, người lao động tốt có kiến thức để đóng góp cho đất nước.

Câu 11: Trong buổi thảo luận nhóm về bài: Hàng hóa – tiền tệ - thị trường, ba bạn Hoàng, Minh và Thành có tranh luận:

   Hoàng cho rằng: Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa.

   Minh lại cho rằng: Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động.

   Thành thì cho rằng: Không phải mọi hàng hóa đều là kết quả của quá trình lao động.

=> Theo em, người nói đúng chính là Minh vì: Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.

- Sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ ba điều kiện:

  • Do lao động tạo ra
  • Có công nhất định để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
  • Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua – bán.

=> Như vậy, mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động.

* Liên hệ với tình hình sản xuất hàng hóa của nước ta trong những năm gần đây:

- Trong những năm gần đây, nhờ những cơ chế, chính sách và pháp luật của Đảng và nhà nước nên tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người sản xuất.  

=> Hàng năm, số lượng hàng hóa ở nước ta được sản xuất nhiều hơn, mẫu mã đẹp hơn, đa dạng hơn, chất lượng tốt, giá thành đảm hợp lí và có sức cạnh tranh lớn như một số mặt hàng như dệt may, gạo, dày da,…

- Ngoài ra, các nhà sản xuất còn năng động, sáng tạo…để tạo ra nhiều loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, làm cho người tiêu dùng ngày càng có niềm tin đối với các mặt hàng ở trong nước.

- Tuy nhiên, trong nước vẫn còn nhiều hiện tượng trốn thuế, một bộ phận sử dụng các chất độc hại để sản xuất hàng hóa thu lợi nhuận cao…gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người tiêu dùng.

- Ngoài ra, các mặt hàng ở nước ta còn chịu nhiều áp lực từ  xu thế hội nhập, bởi sản phẩm còn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường bên ngoài.

=> Để giúp hàng hóa ngày càng phát triển và có chỗ đứng trên thị trường, chúng ta cần phải lên án, tố cáo những hành vi sai trái trong sản xuất hàng hóa, biết vận dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và giá thành cao…

Câu 12: Ví dụ về phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa:

- Trong kinh tế hàng hóa, những người sản xuất hàng hóa có điều kiện sản xuất thuận lợi

-> mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thường xuyên thắng thế trong cạnh tranh sẽ thu được nhiều lãi

-> giàu lên và có thể tiếp tục mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thuê lao động và ngày càng có, trở thành ông chủ.

Ví dụ: Chị Hoa mở công ty dệt vải ở một thi trấn, chị thuê nhân công ở nông thôn nên giá cả rẻ hơn thị trường. Bên cạnh đó, chị tìm được mối tơ tằm tại một số xưởng ươm ở nông thôn nên giá cả rất thấp. Vốn học ngành thiết kế, chị đã tạo ra được rất nhiều tấm vải lụa đẹp và thu hút khách hàng. Vì thế công ty của chị ngày càng làm ăn phát đạt và có xu hướng mở rộng.

- Ngược lại những người sản xuất hoàng hóa không có điều kiện sản xuất thuận lợi, lại gặp rủi ro nên hao phí lao động cá biệt hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết 

-> Khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản, trở nên nghèo khó, phải đi làm thuê.

Ví dụ: Anh Ba đầu tư xưởng dệt may ở một địa điểm gần trung tâm thành phố nên giá thành cao, nhân công của công ty anh chủ yếu là con cháu của bà con anh em họ hàng nhờ gửi nên mức lương khá cao thấp quá anh Ba sợ khó ăn nói. Nguồn nguyên liệu anh chủ yếu phải nhập từ các vùng nông thôn lại thêm tiền vận chuyển. Công ty anh chủ yếu làm những loại vải bình thường trên thị trường nên có sức cạnh tranh rất mạnh. Do đó, làm được một thời gian, công ty anh Ba đã bị phá sản do thiếu vốn, anh Ba phải đi làm thuê cho một công ty khác.

=> Như vậy, cùng là sản xuất hàng hóa, xã hội đã phân hóa giàu nghèo.

Tìm kiếm google: soan cong dan 11 bai 2 cuc chat

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com