Soạn công dân 12 bài 7 trang 68 cực chất

Giải công dân 12 bài 7 trang 68 cực chất. Bài học: Công dân với các quyền dân chủ - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn GDCD 12.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập 1: Sử dụng hiểu biết về các quyền đã học trong bài, em hãy phân tích những ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

Câu 2: Là học sinh lớp 12, em và các bạn có thể tham gia vào việc xây dựng và quản lí trường, lớp bằng những hình thức dân chủ nào?

Bài tập 3: Sau ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các bạn lớp 12 đến trường với niềm tự hào lớn trước các em lớp dưới vì đã lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân. H hãnh diện khoe: “Tớ không chỉ có một phiếu đâu nhé. Cả bà và mẹ đều “tín nhiệm cao” giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng phiếu luôn”.

Em có chia sẻ với H niềm tự hào đó không? Vì sao?

Bài tập 4: Em hãy phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo bằng cách ghi ý kiến của em vào bảng dưới đây.

 

Bài tập 5: Một cán bộ xã nghi một học sinh lớp 8 lấy cắp xe đạp của con mình nên đã bắt em về trụ sở xã, nhốt vào phòng làm việc cả ngày và mắng nhiếc, xoắn tai, dọa dẫm, ép em phải nhận tội. Thực ra, chiếc xe đó bị một bạn khác trong lớp mượn mà không hỏi. Cuối ngày, sau khi chiếc xe đã được trả lại, ông cán bộ xã mới thả cho em học sinh về trong trạng thái tinh thần hoảng loạn. Mẹ em học sinh đó do bị cán bộ xã khống chế, dọa nạt nên không dám nói năng gì.

Em và các bạn có thể làm gì để giúp bạn học sinh trong trường hợp này và cũng để phòng ngừa những việc tương tự có thể xảy ra đối với em và các bạn khác trong trường?

Bài tập 6: Em hãy dùng kiến thức trong bài để trình bày quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại của người dân đối với hành vi hành chính của một cán bộ xã (không phải là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã) vì cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân đó.

Bài tập 1: Theo em, quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại, quy trình tố cào và giải quyết tố cáo gồm những bước nào?

Bài tập 2: Hãy làm rõ quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

Bài tập 3: Chị Hà bị giám đốc công ty kỉ luật với hình thức “chuyển công tác khác”. Vì cho rằng quyết định kỉ luật của giám đốc với chị là sai pháp luật cho nên chị đã làm đơn khiếu nại và trực tiếp gửi đơn tới Ủy ban nhân dân tỉnh, ngươi cán bộ văn phòng Ủy ban nhân dan tỉnh không nhận hồ sơ và giải thích đơn của chị gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh là không đúng pháp luật. Chị Hà ấm ức lắm, vì cho rằng trong trường hợp này chị gửi đơn khiếu nại như vậy là không đúng.

Câu hỏi:

a. Theo em, trong trường hợp này, chị Hà làm đơn gửi tới Ủy ban nhân dân tỉnh là đúng hay sai pháp luật?

b. Theo pháp luật khiếu nại và tố cáo, chị Hà phải làm gì để thực hiện quyền công dân của mình?

Bài tập 4: Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo của người giải quyết tố cáo?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập 1: Phân tích những ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

 

 

 

 

Câu 2: Là học sinh lớp 12, để tham gia vào việc xây dựng và quản lí trường, lớp, em và các bạn đã thực hiện cả hình thức dân chủ trực tiếp lẫn hình thức dân chủ gián tiếp

Bài tập 3: Việc H hào hứng và tự hào vì lần đầu tiên được đi bỏ phiếu là chính đáng và đáng khen gợi. 

Bài tập 4: Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo bằng cách ghi ý kiến của em vào bảng dưới đây.

 

Bài tập 5: 

- Trong trường hợp này, ông cán bộ xã đã vi phạm pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác.

- Để phòng ngừa những việc tương tự có thể xảy ra đối với em và các bạn khác trong trường, em sẽ:  Em có thể tự mình sử dụng quyền tố cáo của mình để đưa sự việc lên cơ quan có thẩm quyền;  Giải thích cho gia đình bạn đó hiểu;   Nhờ Ban giám hiệu, các thầy cô giáo can thiệp; Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin mình biết 

Bài tập 6: Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

- Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân .

Bài tập 1: 

Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

o Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan , tổ chức ,cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

o Bước 2 : Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định.

o Bước 3 : Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.

o Bước 4 : Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.

  •  Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau:

o Bước 1 : Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

o Bước 2 : Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo.

o Bước 3 : Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.

o Bước 4 : Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định.

Bài tập 2:  Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân là một trong những quyền cơ bản của công dân tham gia thảo luận vài các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong phạm vi cả nước và từng địa phương.

Bài tập 3: 

a. Theo em, trong trường hợp này, chị Hà làm đơn gửi tới Ủy ban nhân dân tỉnh là sai với pháp luật quy định.

b. Trong trường hợp này, chị Hà cần gửi đơn khiếu nại đến chính người Giám đốc công ty đã ra quyết định kỉ luật chị. Chỉ khi nào mà chị Hà không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của giám đốcthì chị mới gửi đơn khiếu nại đến người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của giám đốc cơ quan chị.

Bài tập 4: Các biện pháp để bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo được Điều 12 Nghị định 76/2012/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

- Khi tiếp nhận tố cáo, thụ lý giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải nghiên cứu, xác định nội dung vụ việc, những thông tin nếu tiết lộ sẽ gây bất lợi cho người tố cáo để áp dụng biện pháp phù hợp nhằm giữ bí mật thông tin cho người tố cáo. Trường hợp cần thiết có thể lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời lưu trữ và quản lý thông tin về người tố cáo theo chế độ thông tin mật.

- Trong quá trình giải quyết tố cáo, nếu có yêu cầu làm việc trực tiếp với người tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, người giải quyết tố cáo phải bố trí thời gian, địa điểm và lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo.

- Trường hợp phát hiện người không có thẩm quyền có hành vi thu thập thông tin về người tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc xử lý đối với người có hành vi vi phạm.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập 1: Sử dụng hiểu biết về các quyền đã học trong bài, em hãy phân tích những ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

 

 

 

Câu 2: Là học sinh lớp 12, để tham gia vào việc xây dựng và quản lí trường, lớp, em và các bạn đã thực hiện cả hình thức dân chủ trực tiếp lẫn hình thức dân chủ gián tiếp

Cụ thể là:

- Hình thức dân chỉ trực tiếp là tập thể học sinh bàn bạc, đề xuất và đưa ra các quy định chung về tổ chức các hình thức, nội dung học tập và sinh hoạt tập thể, các hoạt động nhân đạo tình nghĩa của lớp, trường trong phạm vi nội quy, điều lệ trường cho phép.

- Dân chủ gián tiếp là bầu ra ban cán sự lớp thay mặt tập thể học sinh của lớp làm việc với ban giám hiệu với các thầy cô, giáo viên chủ nhiệm trong quá trình điều hành để duy trì trật tự, kỉ cương học tập, sinh hoạt tại trường, lớp.

Bài tập 3: 

- Việc H hào hứng và tự hào vì lần đầu tiên được đi bỏ phiếu là chính đáng và đáng khen gợi. Tuy nhiên, việc H hãnh diện khoe bỏ phiếu cho bà và mẹ là điều cần phê phán. Ở đây, phê phán H một phần nhưng đáng phê phán hơn là mẹ và bà của H.

- Bởi vì: Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi mỗi công dân phải tự mình lựa chọn các đại biểu xứng đáng mà mình tin cậy, tự mình thể hiện sự tính nhiệm đó trên lá phiếu và tự mình bỏ phiếu vào thùng phiếu.

- Để đảm bảo nguyên tắc này được thực thi, ngày bầu cử ở nước ta thường được tổ chức vào ngày chủ nhật để mọi người dân đều có điều kiện trực tiếp bỏ phiếu. Đối với những người tàn tật, những người ốm nặng không đến được địa điểm bỏ phiếu, Tổ bầu củ phải cử người mang hòm phiếu đến tận nơi để giúp họ trực tiếp thực hiện quyền công dân của mình.

- Như vậy, trong trường hợp này, bà và mẹ của H chưa thực hiện quyền dân chủ của mình. H thay bà và mẹ bỏ phiếu cũng vi phạm luật bầu cử.

Bài tập 4: 

 

Bài tập 5: 

- Trong trường hợp này, ông cán bộ xã đã vi phạm pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác.

- Để phòng ngừa những việc tương tự có thể xảy ra đối với em và các bạn khác trong trường, em sẽ:

+ Em có thể tự mình sử dụng quyền tố cáo của mình để đưa sự việc lên cơ quan có thẩm quyền; 

+ Giải thích cho gia đình bạn đó hiểu về quyền, trách nhiệm của họ trong việc khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền lợi của con mình;  

+ Nhờ Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong trường can thiệp;

+ Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin mình biết cho cơ quan chức năng để làm rõ trách nhiệm của ông cán bộ xã về hành vi sai phạm của ông ta, ...

Bài tập 6: 

- Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân .

- Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại gồm có 4 bước như sau:

Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại lên chủ tịch UBND xã

Bước 2 : Chủ tịch UNND xã xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định.

Bước 3 : Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của chủ tịch UBND xã có hiệu lực thi hành. Trong trường hợp, chủ tịch UBND xã  chưa giải quyết thỏa đáng thì người khiếu nại có thể tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên UBND huyện.

Bước 4 : Chủ tịch UBND huyện xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại. Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần thứ hai thì trong thời hạn do luật định, có quyền khởi kiện ra Tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân.

Bài tập 1: 

1. Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

- Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan , tổ chức ,cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

- Bước 2 : Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định.

- Bước 3 : Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.

- Bước 4 : Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.

2. Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau:

- Bước 1 : Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

- Bước 2 : Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo.

- Bước 3 : Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.

- Bước 4 : Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định.

Bài tập 2: 

  • Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân là một trong những quyền cơ bản của công dân tham gia thảo luận vài các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong phạm vi cả nước và từng địa phương.
  • Ở từng phạm vi, công dân có những hình thức quản lí nhà nước và xã hội khác nhau.
  • Ở phạm vi cả nước, công dân có quyền tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng... Ngoài ra, còn có thể thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
  • Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Có nghĩa là làm việc gì cũng phải thông báo cho dân biết, những việc lớn cần phải để dân bàn bạc, thảo luận và đưa ra biểu quyết trước khi chính quyền xã quyết định. Và khi thực hiện, nhân dân sẽ là người giám sát, kiểm tra.
  • Có thể thấy, thông qua quyền tham gia quản lí nhà nước nhân dân có thể tham gia tích cực mọi lĩnh vực của quản lý xã hội, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình, góp phần làm cho đất nước ngày cành phát triển thịnh vượng và văn minh.

Bài tập 3: 

a. Theo em, trong trường hợp này, chị Hà làm đơn gửi tới Ủy ban nhân dân tỉnh là sai với pháp luật quy định.

b. Theo quy định của pháp luật, chị Hà phải gửi cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền quản lí người bị tố cáo. Trong trường hợp này, chị Hà cần gửi đơn khiếu nại đến chính người Giám đốc công ty đã ra quyết định kỉ luật chị. Chỉ khi nào mà chị Hà không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của giám đốcthì chị mới gửi đơn khiếu nại đến người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của giám đốc cơ quan chị.

Bài tập 4: 

Điều 36 Luật tố cáo năm 2011 quy định rằng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận tố cáo, giải quyết tố cáo, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp có trách nhiệm giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo; đồng thời phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có biện pháp cần thiết để giữ bí mật thông tin và bảo vệ cho người tố cáo.

Các biện pháp để bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo được Điều 12 Nghị định 76/2012/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Khi tiếp nhận tố cáo, thụ lý giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải nghiên cứu, xác định nội dung vụ việc, những thông tin nếu tiết lộ sẽ gây bất lợi cho người tố cáo để áp dụng biện pháp phù hợp nhằm giữ bí mật thông tin cho người tố cáo. Trường hợp cần thiết có thể lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời lưu trữ và quản lý thông tin về người tố cáo theo chế độ thông tin mật.

Trong quá trình giải quyết tố cáo, nếu có yêu cầu làm việc trực tiếp với người tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, người giải quyết tố cáo phải bố trí thời gian, địa điểm và lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo.

Trường hợp phát hiện người không có thẩm quyền có hành vi thu thập thông tin về người tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc xử lý đối với người có hành vi vi phạm.

 

Tìm kiếm google: Giải GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ ; GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ ; bài 7: Công dân với các quyền dân chủ ;

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com