Soạn công dân 12 bài 8 trang 83 cực chất

Giải công dân 12 bài 8 trang 83 cực chất. Bài học: Luật pháp với sự phát triển của công dân - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn GDCD 12.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập 1: Bằng ví dụ minh họa, hãy chứng minh rằng quyền học tập của công dân Việt Nam hiện nay đang được thực hiện tốt.

Bài tập 2: Tại sao nói quyền học tập của công dân Việt Nam thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta?

Bài tập 3: Theo em, tại sao Hiến pháp và Luật Giáo dục nước ra quy định công dân có quyền học tập bằng các hình thức khác nhau và ở các loại hình trường, lớp khác nhau?

Câu 4: Em hãy nêu ví dụ chứng minh rằng công dân có quyền sáng tạo và phát triển

Bài tập 5: Bằng kiến thức đã học và qua những hiểu biết của mình từ thực tiễn, hãy chứng minh rằng Nhà nước ta luôn quan tâm đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

Bài tập 6: Linh và Lan là học sinh lớp 12 Trường Trung học phổ thông X.M. Trong cuộc sống hàng ngày, hai bạn thường hay tâm sự với nhau, thường kể cho nhau nghe về những suy nghĩ, tình cảm của mình. Điều làm Linh băn khoăn mãi là liệu học sinh Trung học phổ thông có quyền viết bài để đăng báo hay không?

Em hãy giúp Linh giải quyết nỗi băn khoăn này và cho biết đây là quyền gì của công dân.

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:

Quyền được phát triển của công dân có nghĩa là:

a. Mọi công dân đều có đời sống vật chất đầy đủ.

b. Mọi công dân đều có quyền được hưởng sự chăm sóc y tế.

c. Mọi công dân đều được hưởng sự ưu đãi trong học tập để phát triển năng khiếu.

d. Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển tài năng.

Câu 1: Theo em, nhà nước ta đã làm gì để công dân được thực hiện quyền học tập của mình?

Bài tập 2: Dựa vào sự hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số công trình sáng tạo của học sinh, sinh viên Việt Nam được đánh giá cao?

Bài tập 3: Hãy nêu trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân?

Bài tập 4: Thành bị liệt hai chân từ khi lên ba. Đến nay, Thành đã lên tám những vẫn không được đi học vì mẹ Thành cho rằng Thành học cũng không có ích gì. Em có tán thành với ý kiến mẹ Thành hay không? Nếu em là bạn thành, hãy lấy một vài dẫn chứng về người tàn tật vươn lên để thuyết phục mẹ Thành cho Thành đi học?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập 1: Hiện nay, nước ta đang thực hiện tốt quyền học tập của công dân. Điều đó được thể hiện:

- Tất cả các trẻ em trong độ tuổi đến trường đều có quyền được đến trường, được học tập được lựa chọn môi trường học tập của mình phù hợp .

- Hiện nay, nhà nước đang có chính sách phổ cập giáo dục đến cấp trung học cơ sở. Tức là tất cả các em sinh ra và lớn lên ít nhất phải học hết cấp 2. Tiến tới, nhà nước ta đang có chính sách nâng cấp lên thành phổ cập THPT.

Bài tập 2: Không phải ở chế độ xã hội nào trẻ em cũng được quyền học tập. Quay lại lịch sử thời xã hội phong kiến, tỉ lệ biết chữ của nhân dân ta rất ít, chỉ có con của giai cấp bóc lột mới được biết chữ.

Bài tập 3: Ở mỗi vùng miền, địa phương có những hoàn cảnh khác nhau. Do đó, không phải ai cũng có được những điều kiện tốt nhất để cho con em mình đi học. Chính điều đó dẫn đến sự ra đời của nhiều loại hình trường lớp khác nhau. Sự đa dang đó giúp những mỗi người có thể lựa chon được những môi trường phù hợp với hoàn cảnh của gia đình…

Câu 4: Ví dụ chứng minh rằng công dân có quyền sáng tạo và phát triển

Ngày nay, khi đất nước phát triển thì sự sáng tạo (nhất là của giới trẻ) ngày càng bùng nổ mạnh mẽ. Nhiều phát minh mới được ra đời, phục vụ cho cuộc sống của người dân. Điển hình mới đây, Anh Trịnh Quốc Tuấn ở Bình Dương đã sáng chế ra chiếc máy ấp trứng cho gia cầm từ phế thải, giá thành rẻ, hiệu quả cao, áp dụng hiệu quả trong thực tiễn. Năm 2010, anh đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao tặng giải thưởng Sáng tạo trẻ….

Bài tập 5: Bằng kiến thức đã học và qua những hiểu biết của mình từ thực tiễn, hãy chứng minh rằng Nhà nước ta luôn quan tâm đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

Muốn cho đất nước phát triển thì nền giáo dục nước đó phải phát triển. Vì vậy, nước ta luôn chú trọng đến mảng giáo dục, luôn quan tâm và đảm bảo đến quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

Trước hết, nhà nước thư Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Bên cạnh đó, nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, có chính sách chăm lo điều kiện làm việc, lợi ích vật chất và tinh thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học, công nghệ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật và các tác phẩm, công trình khoa học.

Bài tập 6: Linh có quyền viết bài để đăng báo.

Câu 7: Đáp án đúng là: b; d

Câu 1:Để giúp công dân thực hiện tốt quyền học tập của mình, Đảng và nhà nước đã cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để công dân được học tập, được mở mang 

Bài tập 2: Môt số công trình sáng tạo của học sinh, sinh viên Việt Nam được đánh giá cao: Đặng Thị Ngọc Ánh làm giấy từ lá cây; Đặng Thu Hiền chế tạo xe lăn cho người không tay

Bài tập 3: 

Trách nhiệm của Nhà nước: Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân; Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học; Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

  •  Trách nhiệm của công dân: Có ý thức học tập tốt, xác định mục đích học là học cho mình, phục vụ cho gia đình và xã hội; Có ý chí vươn lên, luôn tìm tòi và phát huy tính sáng tạo, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất; Có ý thức góp phần nâng cao dân trí của công dân Việt Nam, làm cho đất nước ta trở thành một nước phát triển, văn minh.

Bài tập 4: Em không tán thành với ý kiến của mẹ Thành vì người lành lặn hay người khuyết tật đều có cơ hội học tập như nhau. Ai cũng có nhu cầu học tập.

Nếu em là bạn của Thành, em sẽ giới thiệu cho Bác biết về tấm gương của Linh Chi.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập 1: Hiện nay, nước ta đang thực hiện tốt quyền học tập của công dân. Điều đó được thể hiện:

- Tất cả các trẻ em trong độ tuổi đến trường đều có quyền được đến trường, được học tập được lựa chọn môi trường học tập của mình phù hợp .

- Hiện nay, nhà nước đang có chính sách phổ cập giáo dục đến cấp trung học cơ sở. Tức là tất cả các em sinh ra và lớn lên ít nhất phải học hết cấp 2. Tiến tới, nhà nước ta đang có chính sách nâng cấp lên thành phổ cập THPT.

- Nhà nước ngày càng đầu tư mạnh về trang thiết bị học tập, các chế độ hỗ trợ học phí cho những học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa để khuyến khích các em được đến lớp.

- Bên cạnh hệ thống trường lớp công lập, Nhà nước còn khuyến khích mọi đối tượng tham gia công tác xã hội hóa giáo dục (mở thêm nhiều loại hình trường lớp ngoài công lập) để tạo điều kiện tối đa cho các em trong độ tuổi đến trường được đi học.

- Ngoài ra các đối tượng khác cũng được khuyến khích và tạo mọi điều kiện để được học tập nâng cao trình độ, được bồi dưỡng kiến thức không ngừng.

- Cơ hội học tập ngày càng nhiều hơn, quyền được học và được tự do chọn lựa trường học, ngành học, thời gian học được khẳng định rõ trong luật giáo dục, luật dạy nghề... 

Bài tập 2: 

- Không phải ở chế độ xã hội nào trẻ em cũng được quyền học tập. Quay lại lịch sử thời xã hội phong kiến, tỉ lệ biết chữ của nhân dân ta rất ít, chỉ có con của giai cấp bóc lột mới được biết chữ.

- Ngày nay, khi đất nước đã dần phát triển thì nền giáo dục từ đó cũng được phát triển theo. Tính đến thời điểm hiện nay, chúng ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, đang từng bước phổ cập trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đây là một bước tiến vượt bậc của đất nước, thể hiện chủ trương, quan điểm của đảng tất cả vì con người, thực hiện điều mong muốn của Bác Hồ “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đây chính là tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta.

Bài tập 3: 

- Ở mỗi vùng miền, địa phương có những hoàn cảnh khác nhau. Do đó, không phải ai cũng có được những điều kiện tốt nhất để cho con em mình đi học. Chính điều đó dẫn đến sự ra đời của nhiều loại hình trường lớp khác nhau (công lập, tư thục, bán công…). Sự đa dang đó giúp những mỗi người có thể lựa chon được những môi trường phù hợp với hoàn cảnh của gia đình…

- Chính vì vậu mà Hiến pháp và Luật Giáo dục nước ra quy định công dân có quyền học tập bằng các hình thức khác nhau và ở các loại hình trường, lớp khác nhau.

Câu 4:

- Mỗi công dân sinh ra và lớn lên đều có quyền sáng tạo và phát triển. Miễn sao sự sáng tạo và phát triển đó không vi phạm đến pháp luật.

- Ngày nay, khi đất nước phát triển thì sự sáng tạo (nhất là của giới trẻ) ngày càng bùng nổ mạnh mẽ. Nhiều phát minh mới được ra đời, phục vụ cho cuộc sống của người dân. Điển hình mới đây, Anh Trịnh Quốc Tuấn ở Bình Dương đã sáng chế ra chiếc máy ấp trứng cho gia cầm từ phế thải, giá thành rẻ, hiệu quả cao, áp dụng hiệu quả trong thực tiễn. Năm 2010, anh đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao tặng giải thưởng Sáng tạo trẻ….

Bài tập 5: 

- Muốn cho đất nước phát triển thì nền giáo dục nước đó phải phát triển. Vì vậy, nước ta luôn chú trọng đến mảng giáo dục, luôn quan tâm và đảm bảo đến quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

- Trước hết, nhà nước thư Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước có chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh là con em liệt sĩ, thương binh, trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

- Bên cạnh đó, nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, có chính sách chăm lo điều kiện làm việc, lợi ích vật chất và tinh thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học, công nghệ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật và các tác phẩm, công trình khoa học.

- Ngoài ra, nhà nước cũng đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển,...

Bài tập 6: 

- Không chỉ học sinh phổ thông mà học sinh tiểu học hay học sinh trung học cơ sở cũng đều có thể viết bài đăng báo.

- Do đó, bạn Linh hoàn toàn có thể viết bài, sáng tạo tác phẩm để có thể gửi đăng các báo mà mình muốn.

- Đây là điều được Nhà nước rất khuyến khích, thể hiện quyền sáng tạo của công dân. 

=> Có 1 điều lưu ý đó là: Linh có thể viết bài và gửi các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, bài viết của Linh có được đăng lên hay không còn phụ thuộc vào cơ quan mà Linh gửi có phê duyệt hay không. Nếu phê duyệt thì bài của Linh mới được đăng, nếu không phê duyệt thì bài của Linh không được đăng.

Tóm lại: Linh có quyền viết bài để đăng báo.

Câu 7: Đáp án đúng là:

Quyền được phát triển của công dân có nghĩa là:

b.Mọi công dân đều có quyền được hưởng sự chăm sóc y tế.

d.Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển tài năng.

Câu 1: Theo em, nhà nước ta đã làm gì để công dân được thực hiện quyền học tập của mình?

- Học tập là công việc tồn tại lâu nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Chỉ có khi còn người bước sang môt thế giới mới thì khi đó việc học mới thực sự chấm dứt. Vì vậy, học tập có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người, mỗi gia đình và cả toàn xã hội.

- Để giúp công dân thực hiện tốt quyền học tập của mình, Đảng và nhà nước đã cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để công dân được học tập, được mở mang kiến thức, mở mang tầm nhìn.

- Theo đó, nhà nước quy định mọi công dân có quyền học từ thấp lên cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.

- Ngày nay, nhà nước luôn khuyến khích việc học đối với mọi người. Nhà nước cũng chú trọng đầu tư xây dựng nhiều ngôi trường mới khang trang, sạch sẽ với thiết bị giảng dạy hiện đại. Mở các lớp học để xóa mù chữ cho người không biết chữ, khuyến khích thầy cô giáo lên vùng sâu vùng xa dạy chữ cho các em ở miền núi…Ngoài ra, nhà nước cũng khuyến khích nhân dân học cách nâng cao chất lượng trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả cao trong công nghiệp, dịch vụ….

- Tóm lại, nhà nước luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để toàn dân luôn được học tập cái đẹp, cái hay, cái chưa biết để nâng cao trình độ và phát triển kinh tế cho đất nước.

Bài tập 2: Môt số công trình sáng tạo của học sinh, sinh viên Việt Nam được đánh giá cao:

1. Đặng Thị Ngọc Ánh làm giấy từ lá cây

Bạn Đặng Thị Ngọc Ánh là nữ sinh của lớp 12A2 trường THPT Tam Giang, huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) đã chế tạo ra giấy từ lá cây.

Ngọc Ánh tâm sự, khi thấy các bác lao công vất vả gom lá cây rụng đầy ngoài đường em đã nghĩ phải làm cái gì đó có lợi từ những thứ rác này, và giấy từ lá cây đã ra đời sau nhiều tháng nghiên cứu của cô học sinh. Để làm được giấy, bạn sử dụng công thức: Lá chuối tươi (30%), lá khô (30%), thân tre (38%), các nguyên liệu phụ như hồ dán, nước vôi trong (2%). Sản phẩm “giấy xanh” được làm từ lá và vỏ cây của Ánh đã được đánh giá rất cao tại cuộc thi Khoa học và kĩ thuật INTEL ISEF 2011-2012.

2. Đặng Thu Hiền chế tạo xe lăn cho người không tay

Đặng Thu Hiền, Khoa Mỹ thuật Công nghiệp, trường ĐH Kiến trúc TP.HCM thiết kế chiếc xe lăn không gắn động cơ mà điều khiển bằng việc đạp và chuyển động của cơ thể. Nguyên lý hoạt động của xe vô cùng thuận tiện cho người sử dụng.

Chiếc xe dành cho người bị khuyết tật tay, họ dùng chân để di chuyển. Đồng thời phương thức bẻ lái dựa trên quán tính nghiêng người của người lái. Khi muốn rẽ trái chỉ cần xoay người sang trái, làm ngược lại khi muốn rẽ phải. Hệ thống đề giúp xe chạy phù hợp với mọi địa hình và tiện ích cho người sử dụng. Xe có thể dùng cho những người bị liệt tay, cụt tay, thậm chí là cụt cả hai tay….

Bài tập 3: 

1. Trách nhiệm của Nhà nước:

- Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân

- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục

- Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học

- Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

2. Trách nhiệm của công dân:

- Có ý thức học tập tốt, xác định mục đích học là học cho mình, phục vụ cho gia đình và xã hội.

- Có ý chí vươn lên, luôn tìm tòi và phát huy tính sáng tạo, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất.

- Có ý thức góp phần nâng cao dân trí của công dân Việt Nam, làm cho đất nước ta trở thành một nước phát triển, văn minh.

Bài tập 4: 

- Em không tán thành với ý kiến của mẹ Thành vì người lành lặn hay người khuyết tật đều có cơ hội học tập như nhau. Ai cũng có nhu cầu học tập.

- Nếu em là bạn của Thành, em sẽ giới thiệu cho Bác biết về tấm gương của Linh Chi.

- Linh Chi ở tỉnh Yên Bái là đứa trẻ không tay, không chân. Vượt qua bao nghiệt ngã của số phận, Linh Chi đã tập đi trên hai ống inox và được đến trường, em đã biết đọc và tập viết chữ bằng cách kẹp bút vào cằm. Vừa qua, em đã nhận được học bổng đặc biệt vì trở thành tấm gương tiêu biểu về nghị lực sống và tinh thần hiếu học. Đây cũng chính là cô bé đã khóc thét khi được gặp Nick Vujicic (một nhân vật bị khuyết tật nổi tiếng thế giới về nghị lực sống) trên sân khấu.

 

Tìm kiếm google: Giải GDCD 12 bài 8: Luật pháp với sự phát triển của công dân; GDCD 12 bài 8: Luật pháp với sự phát triển của công dân;bài 8: Luật pháp với sự phát triển của công dân

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net