Soạn công dân 8 bài 18 trang 50 cực chất

Giải công dân 8 bài 18 trang 50 cực chất. Bài học: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn GDCD 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập 1: T là học sinh chậm tiến, thường xuyên giao du với bọn xấu và bị chúng lôi kéo vào con đường hút chích. Có lần chúng bắt T phải lấy trộm tiền của các bạn cùng lớp để nộp cho chúng. Là bạn học cùng lớp với T, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn ?

Bài tập 2: Khi phát hiện thấy Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chị Bình vượt quá thẩm quyền, ông Ân (hàng xóm nhà chị Bình) có quyền khiếu nại Quyết định trên của Chủ tịch Ưỷ ban nhân dân quận không ? Vì sao ?

Bài tập 3: Hãy nhận xét và phát biểu suy nghĩ của mình về các ý kiến sau :

a) Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

b) Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo không phải là tham gia quản lí nhà nước mà chỉ để bảo vệ lợi ích của bản thân công dân.

Bài tập 4: Nhận xét sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo (người có quyền khiếu nại, tố cáo và mục đích khiếu nại, tố cáo)

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập 1: Trong trường hợp này, để giúp đỡ bạn T, em sẽ: em khuyên nhủ T. Sau đó, em tìm cách báo với thầy cô, cha mẹ T, và các chú công an để kịp thời ngăn chặn những hành động của T và nhóm người xấu, tổ chức cai nghiện cho bạn, giúp bạn trở về con đường lương thiện.

Bài tập 2: Căn cứ vào những quy định khiếu nại và tố cáo của công dân, ông Ân không có quyền khiếu nại quyết định trên của Chủ tịch UBND quận. Vì ông Ân chỉ là người hàng xóm, không có quyền lợi liên quan trực tiếp đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chỉ tịch UBND quận.

Bài tập 3: Cả hai phát biểu trên đều chưa đúng ý và đủ ý.

a) Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và bảo vệ quyền lợi công dân.

b) Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước và bảo vệ lợi ích của bản thân công dân.

Bài tập 4: Nhận xét

* Giống nhau: Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp; Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

* Khác nhau:

a) Đối tượng: Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính./ Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật.

b) Cơ sở: Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm./ Cơ sở của tô cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

c) Mục đích: Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại./ Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập 1: Trong trường hợp này, để giúp đỡ bạn T, em sẽ:

- Đâu tiền, em khuyên nhủ T không nên tiếp tục giao du với bọn người xấu, không lấy cắp tiền của các bạn cùng lớp vì đó là hành vi vi phạm pháp luật.

- Sau đó, em tìm cách báo với thầy cô, cha mẹ T, và các chú công an để kịp thời ngăn chặn những hành động của T và nhóm người xấu, tổ chức cai nghiện cho bạn, giúp bạn trở về con đường lương thiện.

Bài tập 2: 

- Căn cứ vào những quy định khiếu nại và tố cáo của công dân, ông Ân không có quyền khiếu nại quyết định trên của Chủ tịch UBND quận.

- Vì ông Ân chỉ là người hàng xóm, không có quyền lợi liên quan trực tiếp đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chỉ tịch UBND quận.

- Ở đây người có quyền khiếu nại chỉ có chị Bình.

Bài tập 3: 

- Cả hai phát biểu trên đều chưa đúng ý và đủ ý.

- Ở câu a còn thiếu ý, phát biểu đúng phải là:

- Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và bảo vệ quyền lợi công dân.

- Ở câu b, viết chưa đúng ý, phải bỏ đi chữ “không phải, mà chỉ để”, viết lại đúng là:

- Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước và bảo vệ lợi ích của bản thân công dân.

Bài tập 4: Nhận xét:

* Giống nhau:

1. Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp

2. Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

3. Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

* Khác nhau:

1. Đối tượng:

- Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.

- Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

2. Cơ sở:

- Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.

- Cơ sở của tô cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

3. Mục đích:

- Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.

- Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

 

Tìm kiếm google: Giải GDCD 8 bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân; GDCD 8 bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân;bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com