Soạn công dân 8 bài 21 trang 57 cực chất

Giải công dân 8 bài 21 trang 57 cực chất. Bài học: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn GDCD 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập 1: Bình là học sinh chậm tiến, Bình thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Theo em, ai có quyền xử lí những vi phạm của Bình ? Trong các hành vi trên của Bình, hành vi nào là vi phạm pháp luật ?

Bài tập 2: Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có nội quy. Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện ? Nếu không có nội quy thì trường học sẽ ra sao ? Hãy hình dung nhà trường như một xã hội thu nhỏ và thử tưởng tượng một xã hội không có pháp luật thì sẽ như thế nào. Giải thích vì sao mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Bài tập 3: Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em như sau : "Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau ; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con".

Câu hỏi :

a)   Hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.

b)   Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào ? Nếu không thực hiện có bị xử phạt không ? Hình thức phạt là gì ?

c)   Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình thì có bị xử phạt không ? vì sao ?

Bài tập 4: Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành ; tính chất, hình thức thể hiện và các phương thức bảo đảm thực hiện.

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập 1: Nhà trường có quyền xử lí những vi phạm của Bình. Trong các hành vi trên của Bình, hành vi đánh nhau với các bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, căn cứ vào mức độ phạm tội của Bình để cơ quan chức năng có các biện pháp xử phạt thích đáng, đúng pháp luật.

Bài tập 2: 

- Nhà trường như một xã hội thu nhỏ, nếu nhà trường không có nội quy, thì kỉ luật trật tự không được đảm bảo, môi trường học tập không thể tốt được. Một xã hội không có pháp luật xã hội sẽ bất ổn, xã hội sẽ không phát triển được.

- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì đó là trách nhiệm, là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Mọi người phải “sống, lao động và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Bài tập 3: 

a) Ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.

  •  Anh em như chân với tay

  Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

  •  Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em.

b) Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. 

c) Nếu vi phạm Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của pháp luật.

Bài tập 4: So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành ; tính chất, hình thức thể hiện và các phương thức bảo đảm thực hiện.

*Giống nhau: Đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác đièu chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

*Khác nhau:

 

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập 1: 

1. Khi Bình thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường thì ban giám hiệu nhà trường có quyền xử lí những vi phạm của Bình.

2. Trong các hành vi trên của Bình, hành vi đánh nhau với các bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, căn cứ vào mức độ phạm tội của Bình để cơ quan chức năng có các biện pháp xử phạt thích đáng, đúng pháp luật.

Bài tập 2: 

- Nhà trường phải có nội quy nhằm giúp giáo viên học sinh dựa vào đó để thực hiện, nhằm mang lại một môi trường quy củ, có nề nếp… 

- Để đảm bảo cho nội quy được thực hiện, nhà trường cần phải có các biện pháp:

- Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe học sinh.

- Phôi kết hợp giữa các tổ chức trong trường (Đoàn Đội...) phụ huynh học sinh.

- Nhà trường như một xã hội thu nhỏ, nếu nhà trường không có nội quy, thì kỉ luật trật tự không được đảm bảo, môi trường học tập không thể tốt được. Một xã hội không có pháp luật xã hội sẽ bất ổn, xã hội sẽ không phát triển được.

- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì đó là trách nhiệm, là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Mọi người phải “sống, lao động và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Bài tập 3: 

a) Một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.

  •  Anh em như chân với tay

  Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

  •  Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em.

b) Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan Nhà nước xử phạt tuy nhiên sẽ bị dư luận xã hội lên án, người đời cười chê.

c) Nếu vi phạm Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của pháp luật.

Bài tập 4: So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành ; tính chất, hình thức thể hiện và các phương thức bảo đảm thực hiện.

*Giống nhau: Đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác đièu chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

*Khác nhau:

 

 

Tìm kiếm google: Giải GDCD 8 bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; GDCD 8 bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com