Soạn công dân 8 bài 2 trang 6 cực chất

Giải công dân 8 bài 2 trang 6 cực chất. Bài học: Liêm khiết - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn GDCD 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập 1: Theo em những hành vi nào sau đây thể hiện tính không liêm khiết? Tại sao?

  •  Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình.
  •  Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.
  •  Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt được kết quả cao trong công việc.
  •  Sẵn sàng dùng tiền học, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình.
  •  Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.
  •  Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi.
  •  Tính toán cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định một việc gì.

Bài tập 2: Em tán thành hay không tán thành với những việc làm  nào sau đây? Vì sao?

  •  Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm Toán cho mình.
  •  Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Lâm làm giám đốc. Ai mang quà cáp đến biếu, ông Lâm đều không nhận.
  •  Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán.
  •  Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã mang trả lại cho khách.

Bài tập 3: Em hãy kể một câu chuyện nói về tính liêm khiết?

Bài tập 4: Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì?

Bài tập 5: Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập 1: Những hành vi thể hiện tính không liêm khiết:

- Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích. Vì: Nếu làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích thì có thể làm đó gây thiệt hại cho tập thể hoặc một cá nhân một người khác, hoặc việc đó gây hậu quả xấu.

- Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cá biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình. Vì: Đây là hành vì hối lộ, mua chuộc, làm tổn hại đến danh dự bản thân và của cả người nhận quà cáp.

- Chỉ làm việc gì thấy có lợi. Vì: Đó là một hành vi nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ luôn quan đến mình mà không nghĩ cho người khác.

Bài tập 2: Những tình huống em tán thành đó là:

  •  Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Lâm làm giám đốc. Ai mang quà cáp đến biếu, ông Lâm đều không nhận.
  • Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã mang trả lại cho khách.

* Những tình huống em không tán thành là: Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm Toán cho mình. Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán. Vì:  những việc làm đó thể hiện những khía cạnh khác nhau của những người không có đức tính liêm khiết.

Bài tập 3: Kể một câu chuyện nói về tính liêm khiết?

Thầy Anh là giảng viên một trường đại học lớn.Vào mỗi kỳ thi hay xảy ra tình trạng mua điểm để qua được kỳ thi,nhưng thầy luôn lấy tinh thần trách nhiệm,đạo đức nghề nghiệp làm trọng, thầy không nhận quà của bất cứ học sinh nào. Thầy là một tấm gương để chúng tôi học tập,noi theo.

Bài tập 4: Theo em, muốn trở thành  người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính: Trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải…

Bài tập 5:  Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết:

  •  Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư .
  •  Cây ngay bóng thẳng , cây cong bóng vẹo .
  •  Cây ngay ko sợ chết đứng .
  •  Đói cho sạch, rách cho thơm
  • Chớ có bờm xôm, để đời tiếng xấu
  •  Khó mà biết lẽ biết lời

Biết ăn biết ở như người giàu sang.

  • Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười.

  •  Áo rách cốt cách người thương.
  •  Ăn có mời ; làm có khiến.
  •  Mặc đẹp chưa - hẳn đã là sang..!

          Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng.!

          Tư cách trang đài, do biết nghĩ

          Kín đáo, sạch sẽ "Tướng thật sang"

  •  Ban ngày quan lớn như thần

Ban đêm quan lớn tần mần như ma

  •  Của thấy không xin

          Của công giữ gìn

          Của rơi không nhặt

  •  Của mình thì giữ bo bo, của người thì đớp cho no mới về.

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập 1: 

* Những hành vi thể hiện tính không liêm khiết:

1. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.

Bởi vì: Nếu làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích thì có thể làm đó gây thiệt hại cho tập thể hoặc một cá nhân một người khác, hoặc việc đó gây hậu quả xấu.

2. Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cá biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình.

Bởi vì: Đây là hành vì hối lộ, mua chuộc, làm tổn hại đến danh dự bản thân và của cả người nhận quà cáp.

3. Chỉ làm việc gì thấy có lợi.

Bởi vì: Đó là một hành vi nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ luôn quan đến mình mà không nghĩ cho người khác.

Bài tập 2: 

* Những tình huống em tán thành đó là:

1. Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Lâm làm giám đốc. Ai mang quà cáp đến biếu, ông Lâm đều không nhận.

2. Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã mang trả lại cho khách.

* Những tình huống em không tán thành là:

1. Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm Toán cho mình.

2. Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán.

=> Sở dĩ em không tán thành là bởi vì:  những việc làm đó thể hiện những khía cạnh khác nhau của những người không có đức tính liêm khiết.

Bài tập 3: Em hãy kể theo hiểu biết của em dựa vào những câu chuyện em được bố mẹ kể, được nhìn thấy, được xem trên tivi hay đọc trong sách báo, tạp chí.

Ví dụ:

Thầy Anh là giảng viên một trường đại học lớn.Vào mỗi kỳ thi hay xảy ra tình trạng mua điểm để qua được kỳ thi,nhưng thầy luôn lấy tinh thần trách nhiệm,đạo đức nghề nghiệp làm trọng, thầy không nhận quà của bất cứ học sinh nào. Thầy là một tấm gương để chúng tôi học tập,noi theo.

Bài tập 4: Theo em, muốn trở thành  người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính: Trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải…

Bài tập 5: 

* Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết:

  •  Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư .
  •  Cây ngay bóng thẳng , cây cong bóng vẹo .
  •  Cây ngay ko sợ chết đứng .
  •  Đói cho sạch, rách cho thơm

Chớ có bờm xôm, để đời tiếng xấu

  •  Khó mà biết lẽ biết lời

Biết ăn biết ở như người giàu sang.

  •  Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười.

  •  Áo rách cốt cách người thương.
  •  Ăn có mời ; làm có khiến.
  •  Mặc đẹp chưa - hẳn đã là sang..!

          Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng.!

          Tư cách trang đài, do biết nghĩ

          Kín đáo, sạch sẽ "Tướng thật sang"

  • Ban ngày quan lớn như thần

Ban đêm quan lớn tần mần như ma

  •  Của thấy không xin

          Của công giữ gìn

          Của rơi không nhặt

  •  Của mình thì giữ bo bo, của người thì đớp cho no mới về.

 

 

Tìm kiếm google: Giải GDCD 8 bài 2: Liêm khiết; GDCD 8 bài 2: Liêm khiết; bài 2: Liêm khiết;

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com