Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, em sẽ:
- Nêu được cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực
- Thực hiện được việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực phù hợp
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi
- SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2
- Câu chuyện, bài hát, trò chơi có nội dung gắn với bài học “Kiềm chế cảm xúc tiêu cực”.
- Bộ tranh về nhận thức, quản lí bản thân theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT
- Máy tính, máy chiếu….(nếu có)
- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV kể câu chuyện “Hạt mầm nhút nhát” (Theo hạt giống tâm hồn, First New và Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2014) cho HS nghe.
- GV đặt câu hỏi: Em thích hạt mầm nào? Vì sao?
- GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt HS vào bài học mới, bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực
Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa và cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
Nhiệm vụ 1:
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc tình huống 1 trong sgk, thảo luận với bạn để nhận xét về cách vượt qua sự lo lắng, sợ hãi của Hoa.
- GV quan sát, hỗ trợ khi HS cần
- GV kết luận:
+ Hít thở sâu để giữ tình huống
+ Phân tích nỗi sợ và xác định những lo lắng đó là gì
+ Dũng cảm đối diện với nỗi sợ đó
+ Tâm sự với bạn bè, người thân…
--------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác