Soạn mới giáo án Địa lí 7 chân trời sáng tạo bài 23: Thiên nhiên châu nam cực

Soạn mới Giáo án địa lí 7 CTST bài Thiên nhiên châu nam cực. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 23: THIÊN NHIÊN CHÂU NAM CỰC

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực.
  • Mô tả được kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
  • Chủ động hoàn thành nhiệm vụ, biết lắng nghe, đề xuất và phản hồi ý kiến tích cực trong hoạt động chung của nhóm.

- Năng lực địa lí:

  • Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của châu Nam Cực.
  • Trình bày được đặc điểm vị trí của châu Nam Cực.
  • Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.
  1. Phẩm chất: Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ thiên nhiên châu Nam Cực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
  • Bản phóng to các hình ảnh SGK; tranh ảnh, tư liệu, video liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học và đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

  1. Nội dung: GV cho HS xem đoạn trích từ một video giới thiệu về châu Nam Cực để tạo hứng thú khám phá cho HS.
  2. Sản phẩm học tập:

Câu trả lời của HS.

- HS cảm thấy tò mò, hứng thú với nội dung bài học.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu cho HS xem đoạn trích video về châu Nam Cực: https://youtu.be/58wLLbikrQw

- GV đặt câu hỏi cho HS: Em có cảm nhận như thế nào sau khi xem đoạn video về châu Nam cực? Em có muốn đến thăm châu Nam Cực nếu có cơ hội?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS theo dõi video, chuẩn bị tâm thế bước vào bài học mới.

- GV khuyến khích HS thoải mái chia sẻ ý kiến, hiểu biết cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ những cảm nhận ban đầu về thiên nhiên châu Nam Cực.

- GV ghi nhận những ý kiến chia sẻ của HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dựa trên câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài học: Châu Nam Cực là một vùng đất của nhiều điều kì thú: nơi băng phủ trắng gần toàn bộ châu lục; nơi có nhiều gió bão nhất thế giới; nơi chỉ có sự sinh tồn của một số loài tiêu biểu như chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi; nơi không có người dân bản địa và dân cư sinh sống thường xuyên. Thông qua bài học ngày hôm nay – bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về điều kiện tự nhiên của châu lục đặc biệt này nhé.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực

  1. Mục tiêu:

Trình bày được những đặc điểm tự nhiên nổi bật của châu Nam Cực.

- Phân tích được các hình ảnh về châu Nam Cực.

  1. Nội dung:

GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm nghiên cứu nội dung mục 1 (SGK 176 – 179) để tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.

- GV tổ chức cho mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ, sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, phương tiện trực quan để hướng dẫn các nhóm thảo luận, hoàn thành các phiếu học tập.

  1. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của các nhóm.
  2. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN –

HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ 4 – 6 HS, đánh số thứ tự từ 1 đến 4 trong mỗi nhóm (lặp lại số thứ tự nếu số HS trong nhóm lớn hơn 4 HS. Tùy vào số lượng HS để phân công số lượng nhóm thực hiện các nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ 1: Địa hình châu Nam Cực (Phiếu học tập 1)

+ Nhiệm vụ 2: Khí hậu châu Nam Cực (Phiếu học tập 2)

+ Nhiệm vụ 3: Sinh vật châu Nam Cực (Phiếu học tập 3)

+ Nhiệm vụ 4: Khoáng sản châu Nam Cực (Phiếu học tập 4)

(Các phiếu học tập được đính kèm ở phần Hồ sơ học tập)

- GV phóng to các hình ảnh SGK hoặc sử dụng bản đồ treo tường (nếu có) để HS dễ quan sát:

●       Vòng 1: Nhóm chuyên gia

- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin tương ứng với nhiệm vụ được phân công, thảo luận và hoàn thành các phiếu bài tập được giao.

Các thành viên nhóm chuyên gia cần trình bày lại được những nội dung nhóm đã thảo luận.

●       Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép

- GV hình thành 4 nhóm mới từ HS của các nhóm chuyên gia.

- HS ở các nhóm mảnh ghép chia sẻ lần lượt những nội dung đã nghiên cứu ở nhóm chuyên gia và thảo luận. Sau đó, các nhóm mảnh ghép trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thành viên các nhóm chuyên gia nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.

- Các nhóm mảnh ghép thảo luận ghi lại những nội dung chính của các phần, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm mảnh ghép trình bày các nội dung đã thảo luận trước lớp.

- Các nhóm còn lại nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Đặc điểm tự nhiên

a. Địa hình

- Gần như toàn bộ địa hình châu Nam Cực được bao phủ bởi lớp băng dày đặc. Lớp phủ băng làm cho bề mặt châu lục trở nên bằng phẳng, tạo thành các cao nguyên băng rộng lớn, có dạng chiếc khiên khổng lồ. Trung tâm địa hình cao hơn phần bên ngoài.

- Ngoài ra còn có các băng thềm lục địa ở các vịnh biển và các vùng bờ biển nông. Hai băng thềm lớn nhất là: Phin-xne và Rốt.

b. Khí hậu

- Được gọi là hoang mạc lạnh vì khí hậu giá buốt quanh năm. Nhiệt độ thấp không vượt quá 00C và kéo dài suốt năm. Càng vào sâu trong lục địa nhiệt độ càng khắc nghiệt. Biên độ nhiệt lớn.

- Lượng mưa thấp chỉ khoảng 166mm/năm. Mưa chủ yếu vào mùa hè ở các khu vực ven biển và các đảo xung quanh, vùng nội địa gần như không có mưa. Mưa chủ yếu dưới dạng tuyết.

- Là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới.

c. Sinh vật

- Thực vật: không tồn tại

- Động vật: khả năng chịu rét giỏi (chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, báo biển…). Cá voi xanh có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

d. Khoáng sản

- Châu Nam Cực có các tài nguyên khoáng sản như than dá, sắt,...nhiều nhất là than và sắt phân bố ở dãy Xuyên Nam Cực và vùng núi ở phía đông.

- Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu mỏ và khí tự nhiên. Các khoáng sản ở đây đang trong quá trình nghiên cứu và thăm dò.

 

 

 

-------------------------Còn tiếp---------------------------

Soạn mới giáo án Địa lí 7 chân trời sáng tạo bài 23: Thiên nhiên châu nam cực

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 7 chân trời mới, soạn giáo án địa lí 7 mới chân trời bài Thiên nhiên châu nam cực, giáo án soạn mới địa lí 7 chân trời

Soạn mới giáo án Địa lí 7 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay