Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: DỪNG BÓNG
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS giãn cơ, làm nóng cơ thể, tăng khả năng phản xạ, tạo hứng thú để tiếp nhận nội dung bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS thực hiện xoay các khớp, sau đó căng cơ giúp các em làm nóng cơ thể theo nhạc. Xoay các khớp: GV cho HS xếp thành hàng ngang để thực hiện động tác xoay các khớp kết hợp với nhịp đếm theo thứ tự: xoay cổ, xoay vai, xoay cánh tay, xoay khuỷu tay, xoay cổ tay, xoay hông, xoay cổ chân. · Căng cơ: GV cho HS tại chỗ thực hiện động tác căng cơ toàn thân, căng lườn, căng cơ bụng, căng cơ đùi, ép dẻo dọc, ép dẻo ngang - GV tổ chức trò chơi "Nhanh tay lẹ mắt": - GV chuẩn bị và hướng dẫn HS cách chơi: + GV chia lớp thành 2 đội đều nhau. + Trên sân tập để các marker nằm ngửa và úp (có số lượng bằng nhau). + Khi có hiệu lệnh, hai thành viên đầu tiên ở mỗi đội chạy lên và cố gắng đối sang ngửa và úp (tùy theo lựa chọn ban đầu ở từng nhóm). + Đội có số lượng marker nhiều hơn là đội thắng cuộc. Mỗi học sinh chỉ được thực hiện 1 lần thay đổi marker, nhưng có thể dùng 2 tay để thực hiện. + Tuy nhiên, nếu marker bị lật ngược lại thi học sinh đó không được thay đổi. - GV làm mẫu với một nhóm nhỏ. - GV tổ chức cho HS tham gia. - GV dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Trò chơi "Nhanh tay lẹ mắt" bước đầu đã giúp các em làm quen với các động tác khởi động. Để biết và thực hiện các bài tập với bóng, chúng ta cùng tìm hiểu bài học – Bài 2: Dừng bóng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Động tác dừng bóng bằng đùi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác dừng bóng bằng đùi. b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát tranh ảnh, video cách thực hiện động tác dừng bóng bằng đùi. - GV làm mẫu động tác dừng bóng bằng đùi. - GV đặt câu hỏi: + Động tác thầy/cô/các bạn trong tranh thực hiện là gì? Đó là hoạt động của cổ hay chân, vị trí như thế nào? + Trong động tác thầy/cô vừa thực hiện, em thích động tác nào nhất? Em hãy thử thực hiện động tác đó. - GV mô tả động tác, phân tích và hướng dẫn cách thực hiện động tác (GV hô nhịp thật chậm để HS quan sát): + TTCB: Đứng chân trước – chân sau, khuỷu hai gối, hai tay co tự nhiên, mắt quan sát hưởng bóng đến. + Động tác: Khi bóng đến, chân sau nâng đùi lên tiếp xúc với bóng, sau đó hạ chân xuống để bóng rơi trước mặt. - GV lưu ý HS khi thực hiện động tác cần giữ thẳng người khi thực hiện động tác để tránh mất thăng bằng. - GV gọi 2, 3 bạn HS xung phong tập động tác theo mẫu. - GV hô chậm và tập cùng cả lớp, chú ý quan sát sửa sai cho HS. - GV vừa hướng dẫn vừa cho HS tập với tần số nhịp nhanh hơn cho tới khi các em tập cơ bản đúng. - GV cũng HS nhận xét, đánh giá và có hình thức động viên, cổ vũ phù hợp đối với bạn tập theo mẫu giống nhất.
|
- HS thực hiện vận động.
- HS tích cực tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS quan sát GV làm mẫu. - HS tham gia trò chơi. - HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- HS quan sát GV làm mẫu. - HS trả lời: + Động tác thầy cô thực hiện là động tác dừng bóng bằng đùi.
+ Đó là hoạt động của đùi.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS lắng nghe, lưu ý.
- HS thực hiện theo mẫu.
- Cả lớp tập động tác. - HS tập luyện.
- HS lắng nghe và vỗ tay.
- HS quan sát tranh.
- HS quan sát GV làm mẫu. - HS trả lời: + Động tác thầy cô thực hiện là động tác dừng bóng lăn sệt bằng chân. + Đó là hoạt động của bàn chân. - HS lắng nghe và quan sát.
- HS lắng nghe, lưu ý.
- HS thực hiện theo mẫu.
- Cả lớp tập động tác.
- HS tập luyện.
- HS lắng nghe và vỗ tay.
- Cả lớp tập động tác.
- HS tập luyện.
- HS lắng nghe và vỗ tay. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác