Soạn mới giáo án Hóa học 8 kết nối bài 1: Sử dụng một số hoá chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Soạn mới Giáo án hóa học 8 kết nối bài Sử dụng một số hoá chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 1: SỬ DỤNG MỘT SỐ HÓA CHẤT, THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được một số dụng cụ, hóa chất và nêu được quy tắc sử dụng hóa chất an toàn.
  • Nhận biết được các thiết bị điện trong môn khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu, nhận biết được các dụng cụ, hóa chất, thiết bị điện và cách sử dụng chúng an toàn.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được một số dụng cụ, hóa chất, thiết bị điện và nêu được quy tắc sử dụng hóa chất an toàn, cách sử dụng điện an toàn.
  • Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát các nhãn mác trên chai/lọ đựng hóa chất, nêu được các thông tin về hóa chất được chứa đựng. Trình bày được công dụng và cách sử dụng các thiết bị điện an toàn.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hành sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm an toàn, hiệu quả (sử dụng máy đo pH để đo pH của một số mẫu nước).
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học, phiếu học tập.
  • Hình ảnh một số nhãn hóa chất; chai, lọ đựng hóa chất; một số dụng cụ thí nghiệm và thiết bị điện.
  • Hoạt động sử dụng thiết bị đo pH: nước máy, nước mưa, nước ao/hồ), nước chanh, nước cam, nước vôi trong, cốc thủy tinh, thiết bị đo pH.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi về một số hóa chất, thiết bị thí nghiệm đã sử dụng ở lớp 6, lớp 7.
  4. Sản phẩm học tập: Nhóm HS đưa ra đáp án cho các câu hỏi yêu cầu trong trò chơi.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 2 đội và hướng dẫn cách chơi trò chơi “ Bạn tên là gì? ”: GV chiếu hình ảnh một số hóa chất, dụng cụ thí nghiệm đã được sử dụng trong môn khtn 6, 7. Các đội có nhiệm vụ viết tên của chúng vào bảng phụ sau đó nhanh tay treo lên bảng giáo viên. Đội nào đưa ra đáp án chính xác nhất trong thời gian nhanh nhất sẽ chiến thắng. Đội thua nhận hình phạt hát đồng thanh 1 bài hát.

- Hình ảnh một số hóa chất, dụng cụ thí nghiệm trong môn khtn 6, 7:

A)

B)

C)

D)

E)

F)

G)

H)

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận đưa ra đáp án cho trò chơi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS trình bày đáp án vào bảng phụ và treo lên bảng giáo viên một cách nhanh nhất.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Đáp án trò chơi “ Bạn tên là gì” :

A) Kính lúp

B) Kính hiển vi

C) Nhiệt kế

D) Cổng quang điện

E) Đồng hồ đo thời gian hiện số

F) Phễu chiết hình quả lê

G) Sodium chloride ( NaCl_ muối)

H) D_Glucose (C6H12O6_ đường)

 

- GV đánh giá phần chơi trò chơi của hai đội, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: “Lớp chúng ta đã rất xuất sắc nêu được tên một số hóa chất, dụng cụ thí nghiệm trong chương trình khtn 6,7. Trong chương trình khtn lớp 8, các em sẽ được thực hành với nhiều hóa chất, dụng cụ khác. Để biết được tên gọi, công dụng và cách sử dụng chúng an toàn hiệu quả, lớp ta sẽ đến với bài học ngày hôm nay”  – Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. NHẬN BIẾT HÓA CHẤT VÀ QUY TẮC SỬ DỤNG HÓA CHẤT AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM.

Hoạt động 1: Tìm hiểu việc nhận biết các hóa chất.

  1. Mục tiêu: HS nắm bắt được thông tin trên nhãn mác của các chai lọ đựng hóa chất.
  2. Nội dung: GV đưa ra các ví dụ về một số nhãn mác hóa chất thông dụng trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệm và đời sống. HS thảo luận nhóm so sánh những điểm giống, khác nhau trong các loại nhãn mác hóa chất.
  3. Sản phẩm học tập: Những nội dung thông tin trên nhãn mác hóa chất trong phòng thí nghiệm, đáp án câu hỏi sgk trang 6.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu cho HS một số hình ảnh hoặc mẫu các chai lọ đựng hóa chất trong phòng thí nghiệm, công nghiệp và đời sống.

Trong phòng thí nghiệm

  

Trong công nghiệp

    

 

Trong đời sống

  

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4: Hãy nêu đặc điểm nhãn mác về các hóa chất trong phòng thí nghiệm. Chúng có gì giống và khác so với hóa chất trong công nghiệp và đời sống?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi sgk trang 6:

Hãy cho biết thông tin có trên nhãn hóa chất ở hình 1.1.

 

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, câu hỏi SGK trang 6.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, câu hỏi SGK trang 6.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

I. Nhận biết hóa chất và quy tắc sử dụng hóa chất an toàn trong phòng thí nghiệm

1. Nhận biết hóa chất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đáp án câu hỏi thảo luận nhóm:

Các hóa chất trong phòng thí nghiệm đều được đựng trong chai, lọ kín, thường được làm bằng thủy tinh, nhựa,…và có dán nhãn ghi tên, công thức hóa học, trọng lượng hoặc thể tích, độ tinh khiết nhà sản xuất, các kí hiệu cảnh báo, điều kiện bảo quản,…Các dung dịch hóa chất được pha sẵn  có nhãn ghi nồng độ chất tan.

Trong công nghiệp hóa chất thường được chứa trong các thùng, bình kim loại hoặc nhựa có sức chứa lớn. Đối với hóa chất trong đời sống sẽ là các lọ, túi nhựa nhỏ gọn, tiện lợi cho người sử dụng. Tuy nhiên chúng đều có nhãn mác ghi đầy đủ nội dung về hóa chất.

 

- Đáp án câu hỏi sgk trang 6:

+Hình 1.1a là nhãn dán chai, lọ đựng sodium hydroxyde, NaOH, khối lượng mol phân tử là 40,00g/mol, là hóa chất tinh khiết đạt tiêu chuẩn khối lượng, khối lượng 500g, hạn sử dụng 3 năm.

+ Hình 1.1b là chai, lọ đựng hydrochloric, HCl, khối lượng mol phân tử 36,46 g/mol, nồng độ 37% kèm theo các kí hiệu cảnh báo như độc hại, ăn mòn,…

+ Hình 1.1c là nhãn bình đựng khí oxygen, nén trọng lượng là 25 kg, với ảnh báo là chất khí oxy hóa.

Hoạt động 2: Tìm hiểu quy tắc sử dụng hóa chất an toàn

  1. Mục tiêu: Gợi nhớ lại các tình huống HS đã được sử dụng hóa chất ở lớp dưới và cách lấy hóa chất rắn, lỏng.
  2. Nội dung: HS nêu lại một số quy tắc sử dụng hóa chất, cách xử lí tình huống an toàn đã biết ở lớp dưới, GV giới thiệu về cách lấy hóa chất rắn lỏng. HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi trong SGK.
  3. Sản phẩm học tập: Cách sử lý tình huống trong phòng thí nghiệm, quy tắc sử dụng hóa chất, cách lấy hóa chất rắn và lỏng, đáp án câu hỏi 1, 2 sgk trang 7.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV gợi mở HS nhớ lại cách xử lí một số tình huống khi sử dụng hóa chất trong môn khtn 6, 7 bằng cách yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành bảng sau:

Tình huống

Cách xử lý

1. Hóa chất bị đổ/ dính vào người.

 

2. Hóa chất còn thừa sau khi sử dụng.

 

3. Một số lọ hóa chất bị mất nhãn, mờ nhãn, mất chữ.

 

4. 

 

- GV yêu cầu cá nhân HS nhắc lại các quy tắc sử dụng hóa chất an toàn đã được học ở môn khtn 6, 7.

 

 

 

 

 

 

- GV giới thiệu cho HS cách lấy hóa chất ra khỏi chai/lọ đựng và chuyển vào các dụng cụ khác sao cho an toàn, không làm rơi hóa chất hay dính lên trang phục/ cơ thể.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1, 2 sgk trang 7:

1. Đọc tên, công thức của một số hóa chất thông dụng có trong phòng thí nghiệm và cho biết ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trên các nhãn dán hóa chất.

VD:

 2. Trình bày cách lấy hóa chất rắn và lỏng.

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm, hoàn thành các yêu cầu, trả lời các câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và đưa ra kết luận.

2. Quy tắc sử dụng hóa chất an toàn trong phòng thí nghiệm

 

Đáp án cách xử lý một số tình huống khi sử dụng hóa chất:

Tình huống

Cách xử lý

1. Hóa chất bị đổ/ dính vào người.

- Báo cáo ngay với giáo viên để được hướng dẫn xử lý.

2. Hóa chất còn thừa sau khi sử dụng.

- Không được đổ trở lại bình, xử lý theo hướng dẫn của giáo viên.

3. Một số lọ hóa chất bị mất nhãn, mờ nhãn, mất chữ.

- Không sử dụng các lọ hóa chất này cho bất cứ thí nghiệm nào.

4. 

 

- Các quy tắc sử dụng hóa chất an toàn ở môn khtn 6, 7:

+ Đọc kĩ nhãn ghi trên mỗi lọ chứa hóa chất

+ Cẩn thận khi làm thí nghiệm với các hóa chất có tính ăn mòn.

+ Rửa tay kì sau khi xử lý hóa chất.

+ Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định.

 

- Cách lấy hóa chất từ họ/ chai đựng:

+ Không dùng tay trực tiếp lấy hóa chất:

+ Dùng thìa kim loại hoặc nhựa để lấy hóa chất dạng hạt nhỏ hay bột:

+ Dùng panh để lấy hóa chất rắn dạng hạt to, dây, thanh:

+ Không được đặt thìa, panh vào lọ đựng hóa chất sau khi sử dụng.

+ Lấy hóa chất lỏng từ chai miệng nhỏ dùng phễu; cốc, ống đong có mỏ.

+ Lấy hóa chất lỏng lượng nhỏ dùng ống hút nhỏ giọt.

+ Nhãn dánt cần được hướng lên trên khi rót hóa chất lỏng.

 

- Đáp án câu hỏi 1, 2 sgk trang 7:

1. Lọ đựng sulfuric acid, H2SO4, khối lượng mol phân tử 98,08 g.mol, nồng độ 98% kèm theo các cảnh báo như: hóa chất nguy hiểm, chất oxi hóa mạnh, ăn mòn kim loại; gây tử vong nếu hít phải.

2. Thực hiện cẩn thận, không dùng tay trực tiếp lấy hóa chất. Hóa chất rắn ở dạng hạt nhỏ hay bột dùng thìa kim loại hoặc thủy tinh để xúc. Lấy hóa chất rắn ở các dạng hạt to, dây, thanh có thể dùng panh để gắp. Không được đặt lại thìa, panh vào lọ đựng sau khi đã sử dụng. Lấy hóa chất từ chai miệng nhỏ thường rót qua phễu hoặc qua cốc, ống đong có mỏ, lấy lượng nhỏ dung dịch dùng ống hút nhỏ giọt. Rót hóa chất cần hưỡng nhãn hóa chất lên trên tránh làm hỏng nhãn dán.

 

 Kết luận:

- Trong phòng thí nghiệm, cần tuân thủ nội quy, hướng dẫn của giáo viên và đọc kĩ thông tin trên nhãn hóa chất trước khi sử dụng.

- Biết cách lấy hóa chất rắn, lỏng để đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm.

  1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng.

  1. Mục tiêu: HS được làm quen với các dụng cụ thí nghiệm thông dụng trong phòng thí nghiệm, trình bày được chức năng và cách sử dụng ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
  2. Nội dung: GV giới thiệu cho HS một số dụng cụ thí nghiệm thông qua hình ảnh hoặc mẫu vật thật. HS tham khảo SGK đưa ra chức năng và cách sử dụng ống nghiệm và ống hút nhỏ giọt.
  3. Sản phẩm học tập: Một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng; chức năng, cách sử dụng của ống nghiệm và ống hút nhỏ giọt an toàn, hiệu quả.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

 

 

 

GV giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng trong phòng thí nghiệm. ( có thể giới thiệu các dụng cụ có sẵn trong trong phòng thí nghiệm của trường)

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đưa ra công dụng của các dụng cụ thí nghiệm đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng

1. Một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng.

 

- Dụng cụ đo thể tích: ống đong, cốc chia vạch,..

- Dụng cụ chứa hóa chất: ống nghiệm, lọ thủy tinh, bình tam giác,…

- Dụng cụ đun nóng: đèn cồn, bát sứ,..

- Dụng cụ lấy hóa chất: thìa thủy tinh, ống hút nhỏ giọt,..

- Dụng cụ thí nghiệm khác: giá thí nghiệm bằng sắt, kẹp ống nghiệm, giá để ống nghiệm,…

 

------------Còn tiếp------------

Soạn mới giáo án Hóa học 8 kết nối bài 1: Sử dụng một số hoá chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án hóa học 8 kết nối mới, soạn giáo án hóa học 8 kết nối bài Sử dụng một số hoá chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm, giáo án hóa học 8 kết nối

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay