Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
+ So sánh được tốc độ một số phản ứng hóa học;
+ Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng;
+ Nêu được khái niệm về chất xúc tác.
Năng lực chung:
Năng lực khoa học tự nhiên:
+ So sánh được tốc độ một số phản ứng hóa học;
+ Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng;
+ Nêu được khái niệm về chất xúc tác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra một số hình ảnh và đặt vấn đề:
“Có những phản ứng xảy ra nhanh, quan sát được ngay như phản ứng cháy, nổ,..”
“Và cũng có nhưng phản ứng xảy ra chậm sau một khoảng thời gian mới quan sát được như phản ứng tạo gỉ sắt, tinh bột lên men rượu,..”
“Vậy dùng đại lượng nào để đặc trưng cho sự nhanh, châm của một phản ứng? Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự nhanh, chậm này?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra đại lượng đặc trưng cho sự nhanh chậm của phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
- GV chưa yêu cầu tính đúng sai cho các câu trả lời của HS.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được chính xác đại lượng nào để đặc trưng cho sự nhanh, chậm của một phản ứng, yếu tố nào ảnh hưởng đến sự nhanh chậm đó, chúng ta tìm hiểu thông qua - Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tốc độ phản ứng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: + Quan sát hình 7.1 và 7.2 sgk trang 31 và trả lời câu hỏi: Phản ứng sắt bị gỉ xảy ra nhanh hơn hay chậm hơn đốt cháy cồn? + Đọc nội dung phần I, hãy đưa ra khái niệm tốc độ phản ứng. Hình 7.1. Sắt bị gỉ Hình 7.2. Đốt cháy cồn - GV nhấn mạnh để HS thấy: cùng là phản ứng với oxygen không khí nhưng phản ứng khi sắt bị gỉ chậm hơn nhiều so với phản ứng khi đốt chấy cồn. - GV yêu cầu nhóm đôi HS thảo luận trả lời câu hỏi mục I sgk trang 32: Một học sing thực hiện thí nghiệm và ghi lại hiện tượng như sau: Cho cùng một lượng hydrochloric acid vào hai ống nghiệm đựng cùng một lượng đá vôi ở dạng bột (ống nghiệm (1)) và dạng viên (ống nghiệm (2)). Quan sát hiện tượng thấy rằng ở ống nghiệm (1) bọt khí xuất hiện nhiều hơn và đá vôi tan hết trước. Phản ứng giữa hydrochloric acid với đá vôi dạng viên?
- GV đưa ra nhận xét. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Nhóm HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi, yêu cầu GV đưa ra. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức | I. Khái niệm tốc độ phản ứng. - Đáp án câu hỏi hoạt động nhóm đôi: + Phản ứng sắt bị gỉ xảy ra chậm hơn đốt cháy cồn. + Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho nhanh, chậm của phản ứng hóa học.
- Đáp án câu hỏi mục I sgk trang 32: Phản ứng giữa hydrochloric acid với đá vôi dạng bột xảy ra nhanh hơn phản ứng giữa hydrochloric acid với đá vôi dạng viên.
Nhận xét: Trong một phản ứng, để xác định tốc độ của phản ứng, ta có thể đo sự thay đổi của thể tích chất khí, khối lượng chất hoặc nồng độ chất tan trong một khoảng thời gian. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia lớp thành 4 nhóm tổ chức dạy học theo trạm. Ở mỗi trạm bố trí 1 thí nghiệm trong sgk trang 32-33 và các câu hỏi: Trạm 1: Thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.
| II. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. - Đáp án câu hỏi 1: Phản ứng ở ống nghiệm (2) có bọt khí thoát ra nhiều hơn ống nghiệm (1) nên xảy ra nhanh hơn. Nhận xét: Khi tăng nống độ của chất tham gia phản ứng, tốc độ phản ứng tăng lên.
|
------------Còn tiếp------------
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: